Xã Thanh Liệt, Huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội
Mục lục:
Thông tin tổng quan về Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội
Thanh Liệt là 1 xã của huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Vị trí địa lý
Xã Thanh Liệt nằm ở phía tây bắc huyện Thanh Trì. Ranh giới hành chính như sau:
- Phía đông giáp phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai;
- Phía nam giáp các xã Tam Hiệp và Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì;
- Phía tây giáp với xã Tân Triều, huyện Thanh Trì;
- Phía bắc giáp phường Đại Kim, quận Hoàng Mai.
Lịch sử
Thanh Liệt là một làng cổ, chạy dọc sông Tô Lịch trên chiều dài chừng hơn 1 km, bên sông này có chiếc cầu Quang Bình bắc qua, nối làng với làng Bằng Liệt; lại có Cầu Tó bắc song song trên đường 70 Văn Điển - Hà Đông, không chỉ thuận tiện cho đi lại mà còn tạo ra cảnh quan đẹp. Theo bia "Quang Bình kiều bi ký" thì vào năm Long Đức thứ ba (1734), cầu bị hỏng, mẹ chúa Trịnh Doanh đã bỏ ra 200 quan tiền để sửa cầu; em chúa Trịnh Doanh cũng góp 5 quan.
Đầu thế kỷ 19, làng Thanh Liệt là một xã có tên là Quang Liệt, thuộc tổng Quang Liệt, huyện Thanh Trì, phủ Ứng Thiên, trấn Sơn Nam Thượng (từ năm Minh Mạng thứ 12 - 1831 là tỉnh Hà Nội, năm 1902 là tỉnh Cầu Đơ, năm 1904 đổi thành tỉnh Hà Đông). Năm Thiệu Trị thứ tư (1844), tên làng và tên tổng lại đổi là "Thanh Liệt".
Ngày 20/4/1961, kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá II thông qua Nghị quyết phê chuẩn mở rộng thành phố Hà Nội. Trong đó xã Thanh Liệt thuộc huyện Thanh Trì cùng với một số xã khác được chuyển từ tỉnh Hà Đông về thành phố Hà Nội.
Thanh Liệt là vùng đất cổ, sớm được người Việt đến tụ cư, khai phá. Năm 1926, làng có đến 2091 nhân khẩu. Cư dân sống bằng nông nghiệp, làm vườn, trồng nhiều loại cây mang tính đặc sản như vải và nhãn lồng. Vải của Thanh Liệt được Nguyễn Trãi nhắc đến trong sách Dư địa chí; còn nhãn lồng được ví ngang ổi làng Định Công ("ổi Định Công, nhãn lồng Kẻ Quang"). Làng có chợ Quang Liệt họp đầu cầu khá sầm uất.
Trước đây xã Thanh Liệt có 9 xóm: Thượng, Chùa Nhĩ, Bơ, Nội, Cầu, Giữa, Tràng, Vực, Văn; nay gồm các thôn: thôn Thượng, thôn Nội, thôn Tràng, thôn Vực, thôn Văn.
Danh nhân và khoa cử
Thế kỷ thứ VI, làng Thanh Liệt sản sinh một người con trở thành vị tướng tài là Phạm Tu (476 - 545).Ông có công lớn giúp Lý Bí (Lý Nam Đế) đánh đuổi giặc Lương, lập ra nước Vạn Xuân độc lập (năm 544), sau lại đánh đuổi giặc Chiêm Thành giữ yên bờ cõi đất nước. Về sau ông hy sinh trong khi đánh nhau với tướng giặc là Trần Bá Tiên ở cửa sông Tô Lịch. Dân làng lập đền thờ ông ở cánh đồng thôn Trung, gọi là Đình Ngoài.
Làng Thanh Liệt nổi tiếng về truyền thống học hành thành đạt. Đây là quê hương của Chu Văn An (1292 - 1370) - vị Nho thần nổi tiếng cương trực, đào tạo được nhiều học trò giỏi cho đất nước vào cuối thời Trần, trở thành vị "Thánh sư" cho nền giáo dục Nho học Việt Nam. Dân làng đã tôn ông làm Thành hoàng, thờ ông tại ngôi đình nằm trên trục đường chính ngay bên bờ sông Tô và hồ Thủy đình, gọi là Đình Trong. Cháu bốn đời của Chu Văn An là Chu Đình Báo đỗ Tiến sĩ khoa Giáp Thìn niên hiệu Hồng Đức đời Vua Lê Thánh Tông (1484). Theo bia "Hoàng triều Ất Sửu" do Tiến sĩ Hoàng Đình Chuyên (1812 - ?) - người làng Linh Đàm (nay thuộc quận Hoàng Mai soạn thì làng còn có một vị Tiến sĩ nữa là Trần Thản, song các sách Đăng khoa lục không chép vị Tiến sĩ này.
Ghi tạc công lao của Chu Văn An và để khích lệ tinh thần học tập của người làng, dân làng đã dựng Văn chỉ tại thôn Trung vào năm Cảnh Hưng thứ 26 (1765). Lúc đầu Văn chỉ ở cánh đồng xứ Đầm Tròn. Đến năm Giáp Tý đời Tự Đức (1864), Tú tài Vũ Huy Diệu cho chuyển lên khu đất cao. Văn chỉ gồm 3 gian chính cung lợp ngói, có Tả vu, Hữu vu.
Đầu thế kỷ XX, làng Thanh Liệt có ông Vũ Hoành (1873 - 1946) tham gia phong trào Đông Kinh nghĩa thục và vụ Hà Thành đầu độc, bị đày ra Côn Đảo. Về sau, bị đưa về an trí tại Sa Đéc, ông thể hiện tính khẳng khái: không nhận trợ cấp của Pháp mà tự sống bằng nghề làm thuốc chữa bệnh cho nhân dân và dạy học cho con em trong vùng. Khi giặc Pháp trở lại gây hấn, ông vào Bưng biền tham gia chiến đấu và hy sinh ngày 29 - 11 - 1946.
Di tích lịch sử, văn hóa
- Làng Thanh Liệt có chùa Quang Ân ở thôn Trung (nay là thôn Tràng), theo bia "Quang Ân thạch trụ thạch kiều quán bi ký " thì cầu có từ lâu, đến năm Đinh Mùi niên hiệu Bảo Thái (1727), Nhà sư Tịnh Tuyên trụ trì chùa đứng ra quyên tiền để dựng hậu đường, tháp đá; lại cho xây cầu đá và 3 gian quán bằng đá để dân đi lại thuận tiện.
- Khu tưởng niệm Chu Văn An hiện đang được quy hoạch để xây dựng với diện tích gần 50 Ha. Khu tưởng niệm sẽ nằm trên cánh đồng Thanh Liệt trước đây từ khu sân bóng bộ công an tới khu chùa Quang Ân.
Vị trí địa lý
Xã Thanh Liệt nằm ở phía tây bắc huyện Thanh Trì. Ranh giới hành chính như sau:
- Phía đông giáp phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai;
- Phía nam giáp các xã Tam Hiệp và Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì;
- Phía tây giáp với xã Tân Triều, huyện Thanh Trì;
- Phía bắc giáp phường Đại Kim, quận Hoàng Mai.
Lịch sử
Thanh Liệt là một làng cổ, chạy dọc sông Tô Lịch trên chiều dài chừng hơn 1 km, bên sông này có chiếc cầu Quang Bình bắc qua, nối làng với làng Bằng Liệt; lại có Cầu Tó bắc song song trên đường 70 Văn Điển - Hà Đông, không chỉ thuận tiện cho đi lại mà còn tạo ra cảnh quan đẹp. Theo bia "Quang Bình kiều bi ký" thì vào năm Long Đức thứ ba (1734), cầu bị hỏng, mẹ chúa Trịnh Doanh đã bỏ ra 200 quan tiền để sửa cầu; em chúa Trịnh Doanh cũng góp 5 quan.
Đầu thế kỷ 19, làng Thanh Liệt là một xã có tên là Quang Liệt, thuộc tổng Quang Liệt, huyện Thanh Trì, phủ Ứng Thiên, trấn Sơn Nam Thượng (từ năm Minh Mạng thứ 12 - 1831 là tỉnh Hà Nội, năm 1902 là tỉnh Cầu Đơ, năm 1904 đổi thành tỉnh Hà Đông). Năm Thiệu Trị thứ tư (1844), tên làng và tên tổng lại đổi là "Thanh Liệt".
Ngày 20/4/1961, kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá II thông qua Nghị quyết phê chuẩn mở rộng thành phố Hà Nội. Trong đó xã Thanh Liệt thuộc huyện Thanh Trì cùng với một số xã khác được chuyển từ tỉnh Hà Đông về thành phố Hà Nội.
Thanh Liệt là vùng đất cổ, sớm được người Việt đến tụ cư, khai phá. Năm 1926, làng có đến 2091 nhân khẩu. Cư dân sống bằng nông nghiệp, làm vườn, trồng nhiều loại cây mang tính đặc sản như vải và nhãn lồng. Vải của Thanh Liệt được Nguyễn Trãi nhắc đến trong sách Dư địa chí; còn nhãn lồng được ví ngang ổi làng Định Công ("ổi Định Công, nhãn lồng Kẻ Quang"). Làng có chợ Quang Liệt họp đầu cầu khá sầm uất.
Trước đây xã Thanh Liệt có 9 xóm: Thượng, Chùa Nhĩ, Bơ, Nội, Cầu, Giữa, Tràng, Vực, Văn; nay gồm các thôn: thôn Thượng, thôn Nội, thôn Tràng, thôn Vực, thôn Văn.
Danh nhân và khoa cử
Thế kỷ thứ VI, làng Thanh Liệt sản sinh một người con trở thành vị tướng tài là Phạm Tu (476 - 545).Ông có công lớn giúp Lý Bí (Lý Nam Đế) đánh đuổi giặc Lương, lập ra nước Vạn Xuân độc lập (năm 544), sau lại đánh đuổi giặc Chiêm Thành giữ yên bờ cõi đất nước. Về sau ông hy sinh trong khi đánh nhau với tướng giặc là Trần Bá Tiên ở cửa sông Tô Lịch. Dân làng lập đền thờ ông ở cánh đồng thôn Trung, gọi là Đình Ngoài.
Làng Thanh Liệt nổi tiếng về truyền thống học hành thành đạt. Đây là quê hương của Chu Văn An (1292 - 1370) - vị Nho thần nổi tiếng cương trực, đào tạo được nhiều học trò giỏi cho đất nước vào cuối thời Trần, trở thành vị "Thánh sư" cho nền giáo dục Nho học Việt Nam. Dân làng đã tôn ông làm Thành hoàng, thờ ông tại ngôi đình nằm trên trục đường chính ngay bên bờ sông Tô và hồ Thủy đình, gọi là Đình Trong. Cháu bốn đời của Chu Văn An là Chu Đình Báo đỗ Tiến sĩ khoa Giáp Thìn niên hiệu Hồng Đức đời Vua Lê Thánh Tông (1484). Theo bia "Hoàng triều Ất Sửu" do Tiến sĩ Hoàng Đình Chuyên (1812 - ?) - người làng Linh Đàm (nay thuộc quận Hoàng Mai soạn thì làng còn có một vị Tiến sĩ nữa là Trần Thản, song các sách Đăng khoa lục không chép vị Tiến sĩ này.
Ghi tạc công lao của Chu Văn An và để khích lệ tinh thần học tập của người làng, dân làng đã dựng Văn chỉ tại thôn Trung vào năm Cảnh Hưng thứ 26 (1765). Lúc đầu Văn chỉ ở cánh đồng xứ Đầm Tròn. Đến năm Giáp Tý đời Tự Đức (1864), Tú tài Vũ Huy Diệu cho chuyển lên khu đất cao. Văn chỉ gồm 3 gian chính cung lợp ngói, có Tả vu, Hữu vu.
Đầu thế kỷ XX, làng Thanh Liệt có ông Vũ Hoành (1873 - 1946) tham gia phong trào Đông Kinh nghĩa thục và vụ Hà Thành đầu độc, bị đày ra Côn Đảo. Về sau, bị đưa về an trí tại Sa Đéc, ông thể hiện tính khẳng khái: không nhận trợ cấp của Pháp mà tự sống bằng nghề làm thuốc chữa bệnh cho nhân dân và dạy học cho con em trong vùng. Khi giặc Pháp trở lại gây hấn, ông vào Bưng biền tham gia chiến đấu và hy sinh ngày 29 - 11 - 1946.
Di tích lịch sử, văn hóa
- Làng Thanh Liệt có chùa Quang Ân ở thôn Trung (nay là thôn Tràng), theo bia "Quang Ân thạch trụ thạch kiều quán bi ký " thì cầu có từ lâu, đến năm Đinh Mùi niên hiệu Bảo Thái (1727), Nhà sư Tịnh Tuyên trụ trì chùa đứng ra quyên tiền để dựng hậu đường, tháp đá; lại cho xây cầu đá và 3 gian quán bằng đá để dân đi lại thuận tiện.
- Khu tưởng niệm Chu Văn An hiện đang được quy hoạch để xây dựng với diện tích gần 50 Ha. Khu tưởng niệm sẽ nằm trên cánh đồng Thanh Liệt trước đây từ khu sân bóng bộ công an tới khu chùa Quang Ân.
Xem thêm:
Hình ảnh về Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội
Trường THCS Thanh Liệt
Dự án bất động sản tại Xã Thanh Liệt, Thanh Trì - Hà Nội
HDB Plaza
Xã Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội
Galaxy Tower Nguyễn Xiển
Địa chỉ: Thôn Thượng, Xã Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội
The Eden Rose
Địa chỉ: Xã Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội.
Khu nhà ở thấp tầng Hải Ngân
Địa chỉ: Đường Thanh Liệt, Xã Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội.
Xã Thanh Liệt gần với xã, phường nào?
Bản đồ vị trí Thanh Liệt
Các trường THPT, CĐ, ĐH tại Xã Thanh Liệt - Huyện Thanh Trì - Hà Nội
STT | Loại | Tên trường | Địa chỉ |
---|---|---|---|
1 | THPT | Tt GDTX Thanh Trì | Xã Thanh Liệt-Thanh Trì |
Chi nhánh / cây ATM tại Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội
Chi nhánh/ PGD ngân hàng ở Xã Thanh Liệt - Huyện Thanh Trì - Hà Nội
STT | Ngân hàng | Tên CN/ PGD | Địa chỉ |
---|---|---|---|
1 | Agribank | Phòng giao dịch Linh Đàm - Thanh Trì | Đường Cầu Dậu, Xã Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội |
2 | MBBank | Phòng giao dịch Tân Triều | Nghiêm Xuân Yêm, xã Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội |
Cây ATM ngân hàng ở Xã Thanh Liệt - Huyện Thanh Trì - Hà Nội
STT | Ngân hàng | Tên cây ATM | Địa chỉ |
---|---|---|---|
1 | BIDV | Bệnh viện Nam Học | Số 431, đường Tam Trinh (Lô số 01 - 8A cụm tiểu thủ công nghiệp Hai Bà Trưng), - Thanh Liệt- Huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội |
Ghi chú về Thanh Liệt
Thông tin về Xã Thanh Liệt, Huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Xã Thanh Liệt, Huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội
Từ khóa tìm kiếm:
Xã Thanh Liệt, Huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội