Xã Phù Ủng, Huyện Ân Thi, Tỉnh Hưng Yên
Thông tin tổng quan về Phù Ủng, Ân Thi, Hưng Yên
Phù Ủng là 1 xã của huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên, nước Việt Nam.
Bưu điện xã Đào Dương Ân Thi: +84 321 3835 604
UBND Tỉnh Hưng Yên: (0221) 3863823 - 3862750
BVĐK Huyện Ân Thi: +84 321 3830 206
Taxi Ân Thi: +84 321 3636 363
Khách sạn Phố Hiến Hưng Yên: 84 321 3862 909
NH nông nghiệp và phát triển nông thôn: 063 3828364
Phòng vé hàng không VN: 063 3825413
Tổng số dân: 7.677 người (1999)
Xã Phù Ủng nằm ở cực bắc của huyện Ân Thi. Phía bắc giáp với xã Ngọc Lâm, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên (ranh giới tự nhiên là sông đào Bắc Hưng Hải) và xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Phía đông giáp với xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương (ranh giới tự nhiên là sông Kẻ Sặt). Phía nam giáp Bãi Sậy, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên. Phía tây giáp với xã Bắc Sơn, huyện Ân Thi và xã Ngọc Lâm, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên.
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm có bốn mùa rõ rệt, mùa đông khí hậu khô hanh, cuối mùa ẩm ướt, mùa hạ nóng ẩm nhiều mưa. Lượng mưa trung bình từ 1.400 - 1.500mm, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lạnh và thường có mưa phùn.
Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng bộ và nhân dân Phù Ủng luôn nỗ lực xây dựng và bảo vệ chính quyền vững mạnh, phát huy thành quả cách mạng. Xã có nhiều biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động, đào tạo đội ngũ cán bộ, cải cách thủ tục hành chính, thực hiện quy chế dân chủ, khai thác các tiềm năng, lợi thế phát triển KT - XH. Vì vậy, nhiều năm qua, xã được huyện uỷ, UBND huyện công nhận Đảng bộ, chính quyền đạt danh hiệu “trong sạch vững mạnh”. Năm 2011, chính quyền xã đạt danh hiệu “trong sạch vững mạnh”; được UBND tỉnh tặng cờ đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua khối xã, thị trấn.
Đền Phù Ủng:
Phạm Ngũ Lão là một danh tướng xuất sắc của nhà Trần. Ông sinh ra và lớn lên tại làng Phù Ủng. Từ một người dân thường, ông nuôi chí lớn tham gia chống giặc Nguyên Mông. Ông được Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn phát hiện và tiến cử. Sau này ông trở thành một vị tướng lừng danh, được sử sách ca ngợi và được nhân dân các thế hệ tôn thờ như một biểu tượng về tinh thần và khí phách dân tộc.
Để tưởng nhớ vị tướng tài danh, người dân làng Phù Ủng, huyện Ân Thi đã lập đền thờ Phạm Ngũ Lão ngay trên nền nhà cũ của gia đình ông. Hằng năm, nhân dân địa phương lại tổ chức lễ hội truyền thống nhằm tưởng nhớ công lao của vị tướng tài ba đã góp phần cùng triều đình nhà Trần 2 lần đánh thắng quân xâm lược Nguyên Mông, qua đó khơi dậy niềm tự hào về mảnh đất, con người quê hương Ân Thi anh hùng.
Hội đền Phù Ủng được diễn ra từ ngày 11 – 13 tháng Giêng âm lịch. Trong những ngày diễn ra lễ hội, bên cạnh lễ dâng hương tưởng niệm, cầu chúc thiên thời địa lợi nhân hòa còn có các trò chơi dân gian truyền thống như: múa rối, hát chầu văn, hát trống quân, hát giao duyên, chơi chọi gà, cờ tướng, đấu vật… Đến với lễ hội, du khách sẽ được hòa mình vào không khí trang nghiêm của những nghi lễ truyền thống, biết thêm được lịch sử dân tộc và những cống hiến, đóng góp của vị danh tướng đời Trần
Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt gần 13% (riêng lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại tăng 18%), thu nhập bình quân 1 ha đất canh tác đạt 106 triệu đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt 24,5 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo năm 2011 của xã giảm xuống dưới 10%. Trong sản xuất nông nghiệp, xã đưa 60% diện tích vào gieo cấy các giống lúa chất lượng cao; xây dựng 20 mô hình kinh tế trang trại, vườn trại tập trung, trong đó có 8 trang trại đại tiêu chí cấp tỉnh. Với vị trí gần quốc lộ 5A, giao thông thuận lợi cả đường bộ và đường thuỷ, xã có nhiều lợi thế phát triển kinh tế công nghiệp và thương mại dịch vụ. Xã được UBND tỉnh phê duyệt cụm công nghiệp với diện tích 40 ha; Chính phủ phê duyệt khu công nghiệp Bãi Sậy 300 ha, trong đó xã có 200 ha. Công tác tuyên truyền về chủ trương, cơ chế, chính sách phát triển kinh tế của tỉnh, huyện và địa phương được thực hiện tốt tạo đồng thuận giữa chính quyền với nhân dân trong thu hút các dự án đầu tư. Đến nay, cụm công nghiệp của xã thu hút 5 doanh nghiệp vào đầu tư, trong đó có 3 doanh nghiệp đi vào hoạt động, tạo việc làm cho 1.000 lao động. Làng nghề chạm bạc Huệ Lai có hơn 200 hộ, tạo việc làm thường xuyên cho 430 lao động là người địa phương với mức thu nhập ổn định từ 2 – 2,5 triệu đồng/tháng.
Với những chủ trương phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế địa phương cũng như truyền thống lao động cần cù, sáng tạo của người dân đã đem lai sự đổi thay nhanh chóng. Từ một vùng quê thuần nông, đến nay Phù Ủng đã thực sự chuyển mình vươn lên, kinh tế phát triển bền vững. Những con đường giao thông nông thôn nhỏ bé, lầy lội trước đây được thay bằng những tuyến đường lớn, ngày ngày xe cộ qua lại ngược xuôi, kinh doanh buôn bán sầm uất. Các công trình phúc lợi được xã quan tâm đầu tư phát triển. Trong thời gian không xa, khi đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng hoàn thành và đưa vào sử dụng sẽ tạo thêm những lợi thế mới để xã đẩy mạnh phát triển KT – XH, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp và dịch vụ.
Dự án nuôi cá rô đồng đầu vuông được triển khai từ đầu năm 2011 tại 2 huyện Ân Thi, Yên Mỹ với quy mô 1 ha (0,5 ha/huyện). Tại huyện Ân Thi, Dự án được triển khai tại 2 hộ gia đình thuộc xã Phù Ủng. Cá rô đồng đầu vuông được biết đến là loại cá dễ nuôi, phàm ăn, ăn tạp, có thể sử dụng nguồn thức ăn tự chế để nuôi cá, nuôi 2 lứa/năm. Cá sinh trưởng, phát triển nhanh, ít mắc dịch bệnh và có khả năng chịu được nguồn nước bị ô nhiễm cao hơn các loại cá khác. Tham gia dự án, các hộ nuôi được hỗ trợ 100% tiền giống, 30% tiền thức ăn và 30% tiền thuốc phòng và chữa bệnh cho cá. Đến thời điểm này, cá tại ao nuôi đã được 80 ngày tuổi với trọng lượng trung bình đạt 100g/con. Theo dự kiến cá nuôi sau khoảng 4 tháng sẽ cho thu hoạch với trọng lượng trung bình ước đạt 120 – 150g/con, sản lượng đạt 15,3 tấn/ha. Theo tính toán ban đầu thì sau 4 tháng nuôi, tổng chi phí đầu tư để nuôi 0,5 ha cá rô đồng đầu vuông là trên 242 triệu đồng, và dự kiến trung bình sau 1 lứa nuôi 4 tháng lãi ròng đạt trên 200 triệu đồng/ha.
Dự án đã đạt những kết quả khả quan, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh dự kiến sẽ tiếp tục hỗ trợ để mở rộng diện tích nuôi cá rô đồng đầu vuông trên phạm vi toàn tỉnh trong những năm tiếp theo. Vấn đề mà ngành chuyên môn và nông dân cần chú ý hiện nay là tìm nguồn cung ứng giống ổn định và bảo đảm chất lượng (do chưa thể tự tạo giống, phải mua giống từ bên ngoài); chú trọng đầu tư chuyển giao quy trình kỹ thuật cho các hộ nuôi nhằm bảo đảm đạt năng suất, chất lượng cá cũng như hiệu quả kinh tế. Ngoài ra, để mở rộng diện tích, sản xuất hàng hóa cần xây dựng kênh tiêu thụ và thị trường tiêu thụ ổn định…
Toàn xã Phù Ủng, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên có khoảng 20 mô hình phát triển kinh tế của hội viên CCB có mức thu nhập khá, trong đó tập trung vào một số loại hình như làm chạm bạc, sản xuất đồ gỗ, phát triển trang trại VAC… Mức thu lãi trung bình của mỗi mô hình đạt từ 70-80 triệu đồng/năm.
Nhiều mô hình trang trại có mức thu từ 200 triệu đồng/năm trở lên. Tiêu biểu trong số đó là: mô hình chạm bạc của ông Đỗ Xuân Chuyển, xưởng đồ gỗ của ông Hoàng Văn Cư, trang trại của ông Phạm Văn Khanh, Đặng Đình Sáu…
Có được kết quả đó là do hội đã tích cực tuyên truyền, chuyển giao KHKT; tổ chức tọa đàm, tham quan học tập các mô hình cho hội viên… Bên cạnh đó, Hội đã đứng ra tín chấp với ngân hàng CSXH cho hội viên vay vốn phát triển sản xuất, cho hội viên vay nguồn quỹ của hội với lãi suất thấp, hội viên khá giúp đỡ hội viên có hoàn cảnh khó khăn về giống, vốn. Đến nay tổng nguồn vốn của hội là gần 200 triệu đồng trong đó nguồn vốn giải quyết việc làm là 50 triệu.
Làng nghề trạm vàng bạc thôn Huệ Lai Phù Ủng
Xã Phù Ủng có quốc lộ 38 và tỉnh lộ 199 chạy qua.
Một số lễ hội văn hóa: Lễ hội đền Phù Ủng, Đền Ủng - Lễ hội Đền Ủng
Đã thành thông lệ, cứ mỗi độ tết đến, xuân về, người dân trong và ngoài tỉnh Hưng Yên lại nô nức về dự lễ hội truyền thống đền Phù Ủng (huyện Ân Thi) để tưởng nhớ Phạm Ngũ Lão, vị tướng tài danh đời Trần.
Đền thờ danh tướng đời Trần của Trần Hưng Đạo, là Phạm Ngũ Lão – người có công lớn, giúp Trần Hưng Đạo trong kháng chiến chống quân Nguyên Mông, và Ai Lao.
Trong các ngày chính hội có các nghi lễ như: đại lễ, tế nội tán, ngoại tán. Lễ hội được tổ chức sôi động với nghi thức rước cung phi Tĩnh Huệ (con gái Phạm Ngũ Lão) từ phủ chúa về lăng Phạm Tiên Công để trình ông và rước về đền Phạm Ngũ Lão để trình cha.
Một nét đặc sắc ở lễ hội đền Phù Ủng là khi rước, nhân dân chen nhau chui qua gầm kiệu với ý nghĩa thực hiện được những điều mong muốn.
Trong những ngày diễn ra lễ hội còn có các trò chơi dân gian tương truyền hồi trẻ tướng quân Phạm Ngũ Lão đã chơi để rèn luyện sức khoẻ như: thi vật và múa rối, hát trống quân, hát chèo, hát quan họ.
Các hoạt động thể thao, văn nghệ lành mạnh cũng được tổ chức nhằm tạo không khí vui tươi trong lễ hội. Lễ hội đền Phù Ủng đã thu hút hàng nghìn lượt khách đến dâng hương, trẩy hội.
Một số đặc sản của thành phố Hưng Yên
Nhãn lồng, mật ong, long nhãn, Cá mòi, hạt sen, bún thang lươn, gà Đông Tảo, Tương Bần, bánh giày, chả gà tiêu quán, ếch om Phượng Toàn...
Các số điện thoại quan trọng
Bưu điện xã Đào Dương Ân Thi: +84 321 3835 604
UBND Tỉnh Hưng Yên: (0221) 3863823 - 3862750
BVĐK Huyện Ân Thi: +84 321 3830 206
Taxi Ân Thi: +84 321 3636 363
Khách sạn Phố Hiến Hưng Yên: 84 321 3862 909
NH nông nghiệp và phát triển nông thôn: 063 3828364
Phòng vé hàng không VN: 063 3825413
Địa lý thời tiết
Diện Tích: 8,28 km²Tổng số dân: 7.677 người (1999)
Xã Phù Ủng nằm ở cực bắc của huyện Ân Thi. Phía bắc giáp với xã Ngọc Lâm, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên (ranh giới tự nhiên là sông đào Bắc Hưng Hải) và xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Phía đông giáp với xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương (ranh giới tự nhiên là sông Kẻ Sặt). Phía nam giáp Bãi Sậy, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên. Phía tây giáp với xã Bắc Sơn, huyện Ân Thi và xã Ngọc Lâm, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên.
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm có bốn mùa rõ rệt, mùa đông khí hậu khô hanh, cuối mùa ẩm ướt, mùa hạ nóng ẩm nhiều mưa. Lượng mưa trung bình từ 1.400 - 1.500mm, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lạnh và thường có mưa phùn.
lịch sử
Cách đây 67 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân xã Phù Ủng (Ân Thi, Hưng Yên) đồng lòng chung sức với nhân dân cả nước vùng lên khởi nghĩa giành chính quyền, đập tan ách cai trị của thực dân pháp. Trải qua các thời kỳ cách mạng, nhân dân trong xã thuỷ chung son sắt với Đảng, ngoan cường cùng nhân dân cả nước chiến đấu chống chủ nghĩa thực dân và đế quốc để thống nhất đất nước.Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng bộ và nhân dân Phù Ủng luôn nỗ lực xây dựng và bảo vệ chính quyền vững mạnh, phát huy thành quả cách mạng. Xã có nhiều biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động, đào tạo đội ngũ cán bộ, cải cách thủ tục hành chính, thực hiện quy chế dân chủ, khai thác các tiềm năng, lợi thế phát triển KT - XH. Vì vậy, nhiều năm qua, xã được huyện uỷ, UBND huyện công nhận Đảng bộ, chính quyền đạt danh hiệu “trong sạch vững mạnh”. Năm 2011, chính quyền xã đạt danh hiệu “trong sạch vững mạnh”; được UBND tỉnh tặng cờ đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua khối xã, thị trấn.
Đền Phù Ủng:
Phạm Ngũ Lão là một danh tướng xuất sắc của nhà Trần. Ông sinh ra và lớn lên tại làng Phù Ủng. Từ một người dân thường, ông nuôi chí lớn tham gia chống giặc Nguyên Mông. Ông được Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn phát hiện và tiến cử. Sau này ông trở thành một vị tướng lừng danh, được sử sách ca ngợi và được nhân dân các thế hệ tôn thờ như một biểu tượng về tinh thần và khí phách dân tộc.
Để tưởng nhớ vị tướng tài danh, người dân làng Phù Ủng, huyện Ân Thi đã lập đền thờ Phạm Ngũ Lão ngay trên nền nhà cũ của gia đình ông. Hằng năm, nhân dân địa phương lại tổ chức lễ hội truyền thống nhằm tưởng nhớ công lao của vị tướng tài ba đã góp phần cùng triều đình nhà Trần 2 lần đánh thắng quân xâm lược Nguyên Mông, qua đó khơi dậy niềm tự hào về mảnh đất, con người quê hương Ân Thi anh hùng.
Hội đền Phù Ủng được diễn ra từ ngày 11 – 13 tháng Giêng âm lịch. Trong những ngày diễn ra lễ hội, bên cạnh lễ dâng hương tưởng niệm, cầu chúc thiên thời địa lợi nhân hòa còn có các trò chơi dân gian truyền thống như: múa rối, hát chầu văn, hát trống quân, hát giao duyên, chơi chọi gà, cờ tướng, đấu vật… Đến với lễ hội, du khách sẽ được hòa mình vào không khí trang nghiêm của những nghi lễ truyền thống, biết thêm được lịch sử dân tộc và những cống hiến, đóng góp của vị danh tướng đời Trần
Kinh tế
Kinh tế nông nghiệp là chủ yếu: mía, đay, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm: lợn, cá. Ngoài ra còn có các ngành cơ khí sửa chữa.Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt gần 13% (riêng lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại tăng 18%), thu nhập bình quân 1 ha đất canh tác đạt 106 triệu đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt 24,5 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo năm 2011 của xã giảm xuống dưới 10%. Trong sản xuất nông nghiệp, xã đưa 60% diện tích vào gieo cấy các giống lúa chất lượng cao; xây dựng 20 mô hình kinh tế trang trại, vườn trại tập trung, trong đó có 8 trang trại đại tiêu chí cấp tỉnh. Với vị trí gần quốc lộ 5A, giao thông thuận lợi cả đường bộ và đường thuỷ, xã có nhiều lợi thế phát triển kinh tế công nghiệp và thương mại dịch vụ. Xã được UBND tỉnh phê duyệt cụm công nghiệp với diện tích 40 ha; Chính phủ phê duyệt khu công nghiệp Bãi Sậy 300 ha, trong đó xã có 200 ha. Công tác tuyên truyền về chủ trương, cơ chế, chính sách phát triển kinh tế của tỉnh, huyện và địa phương được thực hiện tốt tạo đồng thuận giữa chính quyền với nhân dân trong thu hút các dự án đầu tư. Đến nay, cụm công nghiệp của xã thu hút 5 doanh nghiệp vào đầu tư, trong đó có 3 doanh nghiệp đi vào hoạt động, tạo việc làm cho 1.000 lao động. Làng nghề chạm bạc Huệ Lai có hơn 200 hộ, tạo việc làm thường xuyên cho 430 lao động là người địa phương với mức thu nhập ổn định từ 2 – 2,5 triệu đồng/tháng.
Với những chủ trương phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế địa phương cũng như truyền thống lao động cần cù, sáng tạo của người dân đã đem lai sự đổi thay nhanh chóng. Từ một vùng quê thuần nông, đến nay Phù Ủng đã thực sự chuyển mình vươn lên, kinh tế phát triển bền vững. Những con đường giao thông nông thôn nhỏ bé, lầy lội trước đây được thay bằng những tuyến đường lớn, ngày ngày xe cộ qua lại ngược xuôi, kinh doanh buôn bán sầm uất. Các công trình phúc lợi được xã quan tâm đầu tư phát triển. Trong thời gian không xa, khi đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng hoàn thành và đưa vào sử dụng sẽ tạo thêm những lợi thế mới để xã đẩy mạnh phát triển KT – XH, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp và dịch vụ.
Dự án nuôi cá rô đồng đầu vuông được triển khai từ đầu năm 2011 tại 2 huyện Ân Thi, Yên Mỹ với quy mô 1 ha (0,5 ha/huyện). Tại huyện Ân Thi, Dự án được triển khai tại 2 hộ gia đình thuộc xã Phù Ủng. Cá rô đồng đầu vuông được biết đến là loại cá dễ nuôi, phàm ăn, ăn tạp, có thể sử dụng nguồn thức ăn tự chế để nuôi cá, nuôi 2 lứa/năm. Cá sinh trưởng, phát triển nhanh, ít mắc dịch bệnh và có khả năng chịu được nguồn nước bị ô nhiễm cao hơn các loại cá khác. Tham gia dự án, các hộ nuôi được hỗ trợ 100% tiền giống, 30% tiền thức ăn và 30% tiền thuốc phòng và chữa bệnh cho cá. Đến thời điểm này, cá tại ao nuôi đã được 80 ngày tuổi với trọng lượng trung bình đạt 100g/con. Theo dự kiến cá nuôi sau khoảng 4 tháng sẽ cho thu hoạch với trọng lượng trung bình ước đạt 120 – 150g/con, sản lượng đạt 15,3 tấn/ha. Theo tính toán ban đầu thì sau 4 tháng nuôi, tổng chi phí đầu tư để nuôi 0,5 ha cá rô đồng đầu vuông là trên 242 triệu đồng, và dự kiến trung bình sau 1 lứa nuôi 4 tháng lãi ròng đạt trên 200 triệu đồng/ha.
Dự án đã đạt những kết quả khả quan, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh dự kiến sẽ tiếp tục hỗ trợ để mở rộng diện tích nuôi cá rô đồng đầu vuông trên phạm vi toàn tỉnh trong những năm tiếp theo. Vấn đề mà ngành chuyên môn và nông dân cần chú ý hiện nay là tìm nguồn cung ứng giống ổn định và bảo đảm chất lượng (do chưa thể tự tạo giống, phải mua giống từ bên ngoài); chú trọng đầu tư chuyển giao quy trình kỹ thuật cho các hộ nuôi nhằm bảo đảm đạt năng suất, chất lượng cá cũng như hiệu quả kinh tế. Ngoài ra, để mở rộng diện tích, sản xuất hàng hóa cần xây dựng kênh tiêu thụ và thị trường tiêu thụ ổn định…
Toàn xã Phù Ủng, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên có khoảng 20 mô hình phát triển kinh tế của hội viên CCB có mức thu nhập khá, trong đó tập trung vào một số loại hình như làm chạm bạc, sản xuất đồ gỗ, phát triển trang trại VAC… Mức thu lãi trung bình của mỗi mô hình đạt từ 70-80 triệu đồng/năm.
Nhiều mô hình trang trại có mức thu từ 200 triệu đồng/năm trở lên. Tiêu biểu trong số đó là: mô hình chạm bạc của ông Đỗ Xuân Chuyển, xưởng đồ gỗ của ông Hoàng Văn Cư, trang trại của ông Phạm Văn Khanh, Đặng Đình Sáu…
Có được kết quả đó là do hội đã tích cực tuyên truyền, chuyển giao KHKT; tổ chức tọa đàm, tham quan học tập các mô hình cho hội viên… Bên cạnh đó, Hội đã đứng ra tín chấp với ngân hàng CSXH cho hội viên vay vốn phát triển sản xuất, cho hội viên vay nguồn quỹ của hội với lãi suất thấp, hội viên khá giúp đỡ hội viên có hoàn cảnh khó khăn về giống, vốn. Đến nay tổng nguồn vốn của hội là gần 200 triệu đồng trong đó nguồn vốn giải quyết việc làm là 50 triệu.
Làng nghề trạm vàng bạc thôn Huệ Lai Phù Ủng
Xã Phù Ủng có quốc lộ 38 và tỉnh lộ 199 chạy qua.
Văn hóa Du lịch
Quần thể di tích Đền Phù Ủng, nơi thờ tướng quân Phạm Ngũ Lão hàng năm được tổ chức từ ngày 11 đến 15 tháng giêng đã thu hút đông đảo khách thập phương đến dâng hương, tham quan.Một số lễ hội văn hóa: Lễ hội đền Phù Ủng, Đền Ủng - Lễ hội Đền Ủng
Đã thành thông lệ, cứ mỗi độ tết đến, xuân về, người dân trong và ngoài tỉnh Hưng Yên lại nô nức về dự lễ hội truyền thống đền Phù Ủng (huyện Ân Thi) để tưởng nhớ Phạm Ngũ Lão, vị tướng tài danh đời Trần.
Đền thờ danh tướng đời Trần của Trần Hưng Đạo, là Phạm Ngũ Lão – người có công lớn, giúp Trần Hưng Đạo trong kháng chiến chống quân Nguyên Mông, và Ai Lao.
Trong các ngày chính hội có các nghi lễ như: đại lễ, tế nội tán, ngoại tán. Lễ hội được tổ chức sôi động với nghi thức rước cung phi Tĩnh Huệ (con gái Phạm Ngũ Lão) từ phủ chúa về lăng Phạm Tiên Công để trình ông và rước về đền Phạm Ngũ Lão để trình cha.
Một nét đặc sắc ở lễ hội đền Phù Ủng là khi rước, nhân dân chen nhau chui qua gầm kiệu với ý nghĩa thực hiện được những điều mong muốn.
Trong những ngày diễn ra lễ hội còn có các trò chơi dân gian tương truyền hồi trẻ tướng quân Phạm Ngũ Lão đã chơi để rèn luyện sức khoẻ như: thi vật và múa rối, hát trống quân, hát chèo, hát quan họ.
Các hoạt động thể thao, văn nghệ lành mạnh cũng được tổ chức nhằm tạo không khí vui tươi trong lễ hội. Lễ hội đền Phù Ủng đã thu hút hàng nghìn lượt khách đến dâng hương, trẩy hội.
Một số đặc sản của thành phố Hưng Yên
Nhãn lồng, mật ong, long nhãn, Cá mòi, hạt sen, bún thang lươn, gà Đông Tảo, Tương Bần, bánh giày, chả gà tiêu quán, ếch om Phượng Toàn...
Xem thêm:
Hình ảnh về Phù Ủng, Ân Thi, Hưng Yên
Đền Phù Ủng- Ân Thi- Hưng Yên
Lễ hội Phù Ủng- Ân Thi- Hưng Yên
Tham gia trò chơi tại lễ hội Phù Ủng- Ân Thi- Hưng Yên
Dự án bất động sản tại Xã Phù Ủng, Ân Thi - Hưng Yên
Hiện chưa có dự án nào tại Xã Phù Ủng, Ân Thi - Hưng Yên
Xã Phù Ủng gần với xã, phường nào?
Vị trí Phù Ủng
Chi nhánh / cây ATM tại Phù Ủng, Ân Thi, Hưng Yên
Cây ATM ngân hàng ở Xã Phù Ủng - Huyện Ân Thi - Hưng Yên
STT | Ngân hàng | Tên cây ATM | Địa chỉ |
---|---|---|---|
1 | Techcombank | Công ty may Xuất khẩu Myung Ji | Phù Ủng, Huyện Ân Thi, Tỉnh Hưng Yên |
Ghi chú về Phù Ủng
Thông tin về Xã Phù Ủng, Huyện Ân Thi, Tỉnh Hưng Yên liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Xã Phù Ủng, Huyện Ân Thi, Tỉnh Hưng Yên: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Phù Ủng, Ân Thi, Hưng Yên
Từ khóa tìm kiếm:
Xã Phù Ủng, Huyện Ân Thi, Tỉnh Hưng Yên: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Phù Ủng, Ân Thi, Hưng Yên