Tỉnh thành VN > Lạng Sơn > Huyện Chi Lăng

Huyện Chi Lăng, Tỉnh Lạng Sơn

Thông tin tổng quan về Chi Lăng, Lạng Sơn

Chi Lăng là huyện nằm ở phía nam tỉnh Lạng Sơn
Diện tích: 703 km²
Dân số: 73.887 người (2009)
Huyện Chi Lăng gồm các xã: Bằng Mạc, Bắc Thủy, Bằng Hữu, Chiến Thắng, Chi Lăng, Gia Lộc,Hữu Kiên, Hòa Bình, Lâm Sơn, Nhân Lý, Quang Lang, Liên Sơn, Mai Sao, Thượng Cường, Quan Sơn, Vân An, Vạn Linh, Vân Thủy, Y Tịch.

Sdt quan trọng

UBND Chi Lăng: 025 820 464
BVĐK Chi Lăng: 025.820511
Khách sạn Xuân Hòa: 025 6266123
NH nông nghiệp và phát triển nông thôn: 063 3828364
Phòng vé hàng không VN: 063 3825413
Bến xe Lạng Sơn: 84 25 3873 283

Địa hình thời tiết

Huyện Chi Lăng Có vị trí 20°27'-22°19' vĩ Bắc và 106°06'-107°21' kinh Đông. Phía bắc giáp tỉnh Cao Bằng: 55 km, Phía đông bắc giáp Trung Quốc: 253 km, Phía nam giáp tỉnh Bắc Giang: 148 km, Phía đông nam giáp tỉnh Quảng Ninh: 48 km, Phía tây giáp tỉnh Bắc Kạn: 73 km, Phía tây nam giáp tỉnh Thái Nguyên: 60 km
Đồi núi chiếm hơn 80% diện tích cả tỉnh. Dạng địa hình phổ biến ở Lạng Sơn là núi thấp và đồi, độ cao trung bình 252 m so với mặt nước biển. Nơi thấp nhất là 20 m ở phía nam huyện Hữu Lũng và nơi cao nhất là núi Mẫu Sơn 1541 m.
Chi lăng nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa tiểu vùng khí hậu ẩm và mưa nhiều ở phía tây, tiểu vùng lạnh và mưa ít ở phía đông, chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng núi phía bắc. Nhiệt độ trung bình năm 22,7oC lượng mưa trung bình năm 1.379mm.

Lịch sử

Thực hiện Quyết định của Hội đồng Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, cuối năm 1964,8 xã thuộc huyện Bằng Mạc đã sáp nhập với huyện Ôn Châu thành huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn.
Thời phong kiến, Chi Lăng là địa điểm nổi tiếng tiêu diệt giặc ngoại xâm phương bắc tràn xuống xâm lược nước ta. Chiến thắng Chi Lăng-Xương Giang tháng 10/1427 do người anh hùng Đại Huề chỉ huy đạo quân cùng với nghĩa quân Lam Sơn góp phần làm nên chiến công hiển hách của quân dân cả nước quét sạch giặc Minh ra khỏi bờ cõi.
Chi Lăng một lần nữa trở thành địa phương tiêu biểu cho ý chí kiên cường chống quân xâm lược khi thực dân Pháp xâm lược nước ta.Nổi bật nhất là cuộc khởi nghĩa của nhân dân các dân tộc Chi Lăng và các vùng lân cận do Hoàng Đình Kinh lãnh đạo. Năm 1945, nhân dân các dân tộc Chi Lăng dưới sự lãnh đạo của Đảng đã đứng lên giành chính quyền về tay nhân dân. Tháng 4/1946, Tỉnh uỷ Lạng Sơn đã kết nạp các đồng chí Hồ Đức Tường, Bích và Minh vào Đảng. Đến tháng 6/1946, Chi bộ Đảng đầu tiên ở Bằng Mạc đã được thành lập. Ngày 5/6/1946, ở Ôn Châu, các đồng chí Vi Quốc Hùng, Vi Văn Sẳn đã được kết nạp vào Đảng. Đến tháng 8/1946, Chi bộ Đảng đầu tiên ở Ôn Châu đã được thành lập.
Kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Chi Lăng là một trong những đầu mối giao thông quan trọng, một trọng điểm bắn phá của giặc Mỹ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân các dân tộc Chi Lăng vẫn kiên cường bám trụ, tổ chức chiến đấu và phục vụ chiến đấu tại chỗ.
Năm 1979 trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới, Chi Lăng trở thành một trong những hậu cứ quan trọng của tỉnh, các cơ quan của tỉnh đều chuyển về làm việc tại Chi Lăng.
Với những đóng góp to lớn trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Chi Lăng đã vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý. Trong đó có:
1) Cá nhân: 2 danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho Hoàng Văn Quyết và La Văn Tiến danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc cho Hoàng Quế Huệ; bảy Bà mẹ Việt Nam Anh hùng: Vi Thị Dong, Lê Thị Vượng, Nông Thị ý, Nguyễn Thị Dung, La Thị Hiệu, Chu Thị Nghiêm, Giáp Thị ón; Huân chương cá nhân các loại có 3.805 chiếc.
2) Tập thể: Nhà nước đã phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang cho nhân dân và lực lượng vũ trang huyện Chi Lăng, Huân chương Lao động hạng Nhì cho Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Chi Lăng; Đảng bộ, quân và dân xã Quang Lang vinh dự nhận nhiều huân, huy chương các loại,...
Từ mạch nguồn lịch sử truyền thống đó, bước vào thời kỳ đổi mới và hội nhập, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Đảng bộ và nhân dân trên quê hương Chi Lăng kiên cường sẽ phát huy mạnh mẽ hơn bao giờ hết tinh thần yêu nước, ý chí cách mạng, vượt qua khó khăn, quyết tâm phấn đấu, góp phần cùng nhân dân các dân tộc trong tỉnh Lạng Sơn từng bước đưa sự nghiệp đổi mới, phát triển toàn diện đi tới thắng lợi.

Giao thông-kinh tế

Tài nguyên đất. Tổng diện tích đất tự nhiên của Chi lăng là 70.310ha, chiếm 8,46% tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh, chủ yếu là đất feralít có nguồn gốc đá mẹ là trầm tích, sa thạch xen lẫn, và nhóm đất dốc tụ phù sa sông suối với tổng dện tích 55.948ha chia làm 4 nhóm chính.
- Nguồn nước: Chi lăng có sông thương chảy qua theo hướng đông bắc- tây nam, công rất hẹo, độ rộng bình quân 6m, độ cao trung bình 176m, độ rốc lưu vực 12,5%, dòng chảy năm là 6,46m3/s lưu lượng vào mùa lũ chiếm 67,6-74,9% còn mùa cạn là 25,1-32,45. Nhờ tác động của đập dâng Cấm sơn, nên mùa cạn sông cẫn có độ sâi 5-6m. Sông thuơng là nguồn nước chủ yếu cung cấp cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt khu.vực nông thôn. ngoài sông Thương, Chi lăng còn có hệ thống các suối, hồ ao, các mạch ngầm chẩy lộ thiên... cung cấo nước sinh hoạt và phục vụ sản xuất.
Tài nguyên rừng: Các loại thực vật ở rừng Chi lăng tương đối đa dạng, phong phú cả ở rừng núi đá vôi và núi đất..Rừng núi đất có chẹo, sau, sám, gỉe ... Diện tích rừng trồng có 5.13,04ha, chủ yếu là rừng nọ tập trung nhiều ở cụm đường sắt 2.579,6ha được trồng theo các dự án 327.
- Tài nguyên khoáng sản: Theo số liệu điều tra địa chất cho thấy tài nguyên khoán sản ở Chi lăng không nhiều, chữ lượng nhỏ, chủ yếu là nguồn đá vôi với hàm lượng CaO cao (55%) là nguyên liệu đẩ sản xuất xi măng, đá xây dựng, tập chung nhiều ở các xã Bằng hữu, Bằng mạc, Gia lộc, Chi lăng, Sao mai.. ngoài ra còn có cuộn sỏi, cát, có mỏ sắt chữ lượng khoảng 2 triệu tấn.
3. Kết cấu hạ tầng.
- Cấp điện: Hệ thống lưới điện quốc gia ngày càng mở rộng đến trung tâm xã, thôn bản.
- Cấp nước: 85% dân số đô thị và 60% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh.
Hệ thống các công trình thuỷ lợi đã được đầu tư nâng cấp, sửa chữa và phát triển. Hiện nay, có 8 trrạm bơm điện, 8 hồ và 74 đập lớn nhỏ với năng lực tưới thiết kế là 1.480 ha,...Tuy nhiên, phần lớn các công trình đã được đầu tư xây dựng lâu, xuống cấp, hệ thống mương chủ yếu là mương đất nên mới huy động được 70% công suất thiết kế.
- Giao thông: hệ thống đường giao thông trên địa bàn huyện khá thuận lợi, có trục đường QL 1A chạy qua địa bàn huyện 32 km, QL 279 là 25 km và tuyến đường sắt liên vận quốc tế Hà Nội-Đồng Đăng đi qua, 27 km đường liên huyện, 79 km đường liên xã và 82 km đường liên thôn.
- Thông tin liên lạc: trong những năm qua, hệ thống bưu chính-viễn thông trên địa bàn huyện ngày càng phát triển và mở rộng.

Văn hóa du lịch

Chi Lăng là điểm dừng chân đối với khách du lịch bởi truyền thống lịch sử lâu đời, hệ thống các di tích lịch sử được xây dựng qua các triều đại vẫn được lưu giữ tại đây như khu chiến tích ải Chi Lăng, hàng Dơi, hàng gió, khu di tích đập Cấm Sơn...Chi Lăng còn nổi tiếng với các lễ hội truyền thống như: Hội Lồng Tồng ở Háng Ví, Nhân Vĩ, hội chợ ĐỒng Mỏ, Bắc Thuỷ...
Đặc sản
Lợn sữa quay mắc mật, Vịt quay Lạng Sơn, Phở chua Lạng Sơn, Bánh cuốn trứng, Bánh Cao Sằng, Bánh Áp chao, Khâu nhục, Măng ớt ngâm, Rau bò khai, Rau sau sau, Cải ngồng, Bánh Coóng phù, Xôi tím, bánh chưng đen, xôi cẩm, lạp xường, thịt tái (ướp đỏ)…
Lợn quay, vịt quay,bánh giầy, khâu nhục, bánh chưng dài...Đặc biệt trong các món quay không thể thiếu là Mắc Mật, bánh dày, Bánh ngải, Cốc mò, Bánh gio, Bánh xì tải, Khẩu sli, Bánh khảo, Chè lam, ống cơm lam, Bánh phồng (Pẻng khô), Xôi ba màu, Thịt trâu khô, Rượu chuối, rượu nếp, rượu tầm gửi nghiến, na Chi Lăng, mứt hồng Chi Lăng...

Hình ảnh về Chi Lăng, Lạng Sơn

Hình ảnh Chi Lăng, Lạng Sơn
Ải Chi Lăng- Chi Lăng- Lạng Sơn
Hình ảnh Chi Lăng, Lạng Sơn
Lễ hộ Lồng Tồng- Chi Lăng- Lạng Sơn
Hình ảnh Chi Lăng, Lạng Sơn
Na Chi Lăng- Chi Lăng- Lạng Sơn

Dự án bất động sản tại Huyện Chi Lăng, Lạng Sơn

Hiện chưa có dự án nào tại Huyện Chi Lăng, Lạng Sơn

Huyện Chi Lăng có bao nhiêu xã, phường và thị trấn?

Bản đồ vị trí Chi Lăng

Các trường THPT, CĐ, ĐH tại Huyện Chi LăngLạng Sơn

STTLoạiTên trườngĐịa chỉ
1THPTThpt Chi LăngThị trấn Đồng Mỏ, H Chi Lăng
2THPTThpt Hoà BìnhXã Hoà Bình, H Chi Lăng
3THPTTt GDTX Chi LăngThị trấn Đồng Mỏ H Chi Lăng

Chi nhánh / cây ATM tại Chi Lăng, Lạng Sơn

Chi nhánh/ PGD ngân hàng ở Huyện Chi Lăng - Lạng Sơn

STTNgân hàngTên CN/ PGDĐịa chỉ
1AgribankChi nhánh Chi LăngSố 118, Khu Chính, Thị Trấn Đồng Mỏ, Chi Lăng, Lạng Sơn
2LienVietPostBankPhòng giao dịch Bưu điện Cửa ĐôngThôn Pha Lác, Thị trấn Chi Lăng, Chi Lăng, Lạng Sơn
3LienVietPostBankPhòng giao dịch Bưu điện Đồng BànhSố 45 khu Chính, thị trấn Đồng Mỏ, Chi Lăng, Lạng Sơn
4LienVietPostBankPhòng giao dịch Chi LăngSố 162, đường Đại Huề, khu Chính, thị trấn Đồng Mô, Chi Lăng, Lạng Sơn
5AgribankPhòng giao dịch Đồng BànhThôn Pha Lác, Thị Trấn Chi Lăng, Chi Lăng, Lạng Sơn

Cây ATM ngân hàng ở Huyện Chi Lăng - Lạng Sơn

STTNgân hàngTên cây ATMĐịa chỉ
1AgribankPha Lác - Chi LăngThôn Pha Lác, Thị trấn Chi Lăng, Chi Lăng, Lạng Sơn
2AgribankSố 138 - Đại Huề138 đường Đại Huề, Thị trấn Đồng Mỏ, Chi Lăng, Lạng Sơn

Ghi chú về Chi Lăng

Thông tin về Huyện Chi Lăng, Tỉnh Lạng Sơn liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Huyện Chi Lăng, Tỉnh Lạng Sơn: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Chi Lăng, Lạng Sơn