Tỉnh thành VN > Thừa Thiên Huế > Thành phố Huế > Đường Hàn Mặc Tử

Đường Hàn Mặc Tử, Thành phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế

Thông tin tổng quan về Hàn Mặc Tử, Huế, Thừa Thiên Huế

Vị trí con đường

Đường Hàn Mặc Tử nằm trên địa bàn phường Vĩ Dạ, về phía Nam sông Hương, khởi đầu từ đường Nguyễn Sinh Cung (giáp Đập Đá, làng Hô Lâu), men theo bên trái sông Thọ Lộc, lòn qua cầu Vĩ Dạ (thường gọi cầu Chợ Cống) kéo xuống xóm Dương Bình, dài 2000m. Đường lưu thông hai chiều.

Lịch sử con đường

Nguyên xưa là con đường đất rất nhỏ, có từ khoảng giữa thế kỷ 19, thuộc đất huyện Phú Vang. Tháng 9/1981, đường này sát nhập vào thành phố, mới được đổ nhựa nâng cấp mở rộng. Tháng 5/1996, UBND thành phố Huế ra quyết định đặt tên mới là đường Hàn Mặc Tử.

Tiểu sử nhân vật lịch sử gắn liền với con đường

Hàn Mặc Tử (Nhâm Tý 1912 - Canh Thìn 1940) Hàn Mặc Tử là nhà thơ, tên thật là Nguyễn Trọng Trí có thêm các bút hiệu: Phong Trần, Lệ Thanh, Minh Duệ Thị, tổ tiên gốc ở Thanh Hóa, nguyên họ Phạm, ông cố là Phạm Chương, ông nội là Phạm Bồi tham gia Cần Vương nên bị quy "liên quan quốc sự", sau vào ngụ tại phủ Thừa Thiên. Thân sinh Hàn Mặc Tử tên là Phạm Toản, lúc còn nhỏ tuổi được người quen bên mẹ giúp cho vào học ở Tiểu Chủng viện Huế, sau mới đổi ra họ Nguyễn theo họ mẹ - Phạm Toản thành Nguyễn Văn Toản. Ông Toản làm công chức Pháp thuộc (trước làm ở Tòa sứ Huế, sau đổi qua Sở Thương chánh nên thường đi lại nhiều vùng, có thời gian làm việc ở Quảng Bình). Hàn Mặc Tử là bút danh (bút danh Hàn Mặc Tử này sau được xem như tên gọi chính), mang tên thánh Phanxicô (Francois), sinh ngày 22 tháng 9 năm 1912 tại Lệ Mỹ, thị xã Đồng Hới, Quảng Bình. Ông là một nhà thơ lãng mạn xuất sắc nửa đầu thế kỷ XX, một nhà thơ tài hoa, năm 15 tuổi đã có bài thơ Đường luật "Gởi chim nhạn" khá hay và có nhiều bài thơ nổi tiếng ngay từ khi mới công bố. Ông có nhiều bài thơ viết về xứ Huế mộng mơ được mọi lứa tuổi ngưỡng mộ và thuộc nằm lòng, chẳng hạn như bài "Đây thôn Vĩ Dạ": "Sao anh không về chơi thôn Vĩ? Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên, Vườn ai mướt quá, xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền. Gió theo lối gió, mây đường mây, Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay; Thuyền ai đậu bến sông Trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay? Mơ khách đường xa, khách đường xa áo em trắng quá nhìn không ra ở đây sương khói mờ nhân ảnh Ai biết tình ai có đậm đà?" Trong "Cảm nhận thơ Hàn Mặc Tử", Nhà giáo Mai Văn Hoan đã viết: "Thơ Tử vừa thực vừa hư, vừa say vừa tỉnh, vừa đạo vừa đời, vừa tục lụy vừa siêu thoát. Thơ Hàn Mặc Tử hết sức độc đáo". Tiếc rằng ông bị bệnh phong mà mất sớm, qua đời lúc 11giờ ngày 11/11/1940 tại nhà thương Quy Hòa, Quy Nhơn tỉnh Bình Định, lúc mới hai mươi tám tuổi, mộ táng tại Gềnh Ráng, Quy Nhơn. Ông để lại mấy tập thơ xuất sắc: Gái quê, Thơ Hàn Mặc và bài văn Tấm linh hồn tinh khiết, ông đề cao thiên thần trên trời và các mẹ đồng trinh. Đình Hô Lâu, Tống Phước tộc từ đường, Đình An Tân, Phủ thờ Tăng Duệ (tức Anh Duệ Hoàng Thái tử Nguyễn Phúc Cảnh), Nhà thờ họ Lương nằm trên đường này.
Đường phố cùng tên Hàn Mặc Tử:

Hình ảnh về Hàn Mặc Tử, Huế, Thừa Thiên Huế


Đường Hàn Mặc Tử

Dự án bất động sản tại Đường Hàn Mặc Tử, Huế - Thừa Thiên Huế

Hiện chưa có dự án nào tại Đường Hàn Mặc Tử, Huế - Thừa Thiên Huế

Đường Hàn Mặc Tử gần với đường phố nào?

Vị trí Hàn Mặc Tử

Ghi chú về Hàn Mặc Tử

Thông tin về Đường Hàn Mặc Tử, Thành phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Đường Hàn Mặc Tử, Thành phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Hàn Mặc Tử, Huế, Thừa Thiên Huế