Tỉnh thành VN > Thừa Thiên Huế > Thành phố Huế > Đường Hồ Xuân Hương

Đường Hồ Xuân Hương, Thành phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế

Thông tin tổng quan về Hồ Xuân Hương, Huế, Thừa Thiên Huế

Vị trí con đường

Đường Hồ Xuân Hương nằm trên địa bàn phường Phú Hiệp, về phía Đông Kinh thành Huế, khởi đầu từ đường Chi Lăng đến đường Nguyễn Chí Thanh, dài 362m. Đường lưu thông hai chiều.

Lịch sử con đường

Nguyên là lối mòn nhỏ, được hình thành vào khoảng giữa thế kỷ 19, cùng thời với việc triều đình cắt đất lập phủ cho các hoàng tử. Đầu thế kỷ 20 sát nhập vào thành phố và được mở rộng, người Pháp đặt tên đường là états Unis (Rue des états Unis - đường mang tên Hợp chủng quốc Hoa Kỳ). Năm 1956, đổi tên là đường Chùa Bà. Sau năm 1960, đổi đặt lại tên lần nữa là đường Hồ Xuân Hương tồn tại cho đến ngày nay. Dân gian Huế vẫn quen gọi là đường Chùa Bà.

Tiểu sử nhân vật lịch sử gắn liền với con đường

Hồ Xuân Hương (Nhâm Thìn 1772 - Nhâm Ngọ 1822) là Nữ sĩ tài hoa, bà chúa thơ Nôm quái kiệt đầu thế kỷ XIX của nước ta. Bà là con ông Hồ Phi Diễn, quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, mẹ bà là người Hải Dương, nên thuở nhỏ bà sống chủ yếu tại phường Khán Xuân, vùng Hồ Tây, Hà Nội, và thường rong ruổi theo cha đi dạy học ở các tỉnh phía Bắc, thi thoảng mới về thăm quê nội. Bà kém nhan sắc, nhưng có cái duyên mặn mà, lại thêm tài hoa văn chương nên rất nhiều bậc mày râu ngấp nghé. Song đường chồng con lại lận đận, sau bà làm lẽ ông Tri phủ Vĩnh Tường, rồi lại làm thiếp ông Cai tổng Cóc, cả hai ông đều mệnh bạc. Cuối đời, bà trở lại phường Khán Xuân, dựng một ngôi nhà nhỏ trông ra Hồ Tây, lấy đó làm nơi ngâm thơ, vịnh nguyệt gọi là Cổ Nguyệt Đường. Thơ bà hầu hết chua chát, khinh mạn mọi cấp mọi giới và thường dùng toàn những vần hiểm hóc nên ít người có tài họa lại. Chẳng hạn như bài "Bánh trôi": "Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non. Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son". Tương truyền bà để lại khá nhiều tập thơ, nhưng hiện chỉ có tập "Lưu hưng ký" gồm 28 bài thơ Nôm, 6 bài chữ Hán và một số văn chữ Hán. Thơ bà được công chúng đón nhận, nên hiện tượng dân gian hóa càng nhiều làm cho thơ bà tăng lên về số lượng mà đa phần đều gán cho bà là tác giả. Ngôn ngữ thơ của bà như được đẽo gọt, vừa có thanh vừa có tục làm sang lên ý tứ và cũng sắc góc cạnh hơn trong cách ví von. Bà mất năm 1822, hưởng dương 50 tuổi, mộ táng ở nghĩa địa làng ven Tây Hồ. Khuôn hội Phật giáo An Lạc, Xí nghiệp sản xuất sơn Chuông Vàng, Trung tâm dạy nghề thành phố và nhiều khu nhà vườn cổ nằm trên đường này.
Đường phố cùng tên Hồ Xuân Hương:

Hình ảnh về Hồ Xuân Hương, Huế, Thừa Thiên Huế

 
Hình ảnh về Hồ Xuân Hương đang được cập nhật!

Dự án bất động sản tại Đường Hồ Xuân Hương, Huế - Thừa Thiên Huế

Hiện chưa có dự án nào tại Đường Hồ Xuân Hương, Huế - Thừa Thiên Huế

Đường Hồ Xuân Hương gần với đường phố nào?

Vị trí Hồ Xuân Hương

Ghi chú về Hồ Xuân Hương

Thông tin về Đường Hồ Xuân Hương, Thành phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Đường Hồ Xuân Hương, Thành phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Hồ Xuân Hương, Huế, Thừa Thiên Huế