Tỉnh thành VN > Thừa Thiên Huế > Thành phố Huế > Đường Trần Phú

Đường Trần Phú, Thành phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế

Thông tin tổng quan về Trần Phú, Huế, Thừa Thiên Huế

1. Vị trí con đường

Đường Trần Phú nằm trên địa bàn phường Phước Vĩnh, về phía Nam Kinh thành Huế, khởi đầu từ đường Lý Thường Kiệt (điểm tiếp giáp cầu Kho Rèn), chạy qua ngã ba các đường Duy Tân, Hàm Nghi, Đoàn Hữu Trưng đến đường Phan Bội Châu, dài 1647m. Một số đoạn trên tuyến đường này lưu thông một chiều.

2. Lịch sử con đường

Đường được hình thành từ cuối thế kỷ 19, cùng thời với việc người Pháp xây dựng Tòa Khâm sứ. Nguyên đường này thuộc địa phận huyện Hương Thủy, đoạn từ cầu Kho Rèn đến đường xe lửa sát nhập vào thành phố từ năm 1908, đoạn còn lại sát nhập năm 1981. Trước năm 1955 có tên là đường de Cimetière (Rue de Cimetière - đường Nghĩa trang); dân gian thường gọi là đường Kho Rèn, có khi gọi là đường Mả Tây. Sau năm 1956 đặt lại là đường Hàm Nghi. Tháng 1/1977, UBND tỉnh Bình Trị Thiên ra quyết định đặt tên mới là đường Trần Phú.

3. Tiểu sử nhân vật lịch sử gắn liền với con đường

Trần Phú (Giáp Thìn 1904 - Tân Mùi 1931): Liệt sĩ, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông Dương, quê ở làng Tùng ảnh, nay là xã Đức Sơn, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, nhưng sinh ra tại huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi vì cha của ông được phân bổ làm Tri huyện tại đó.
Ông là người thông minh, học giỏi ngay từ lúc còn nhỏ ở Đức Phổ, sau ra Huế học tiếp.
Năm 1922, ông đỗ bằng Thành chung được điều về dạy tại Trường Tiểu học Vinh,
Năm 1925, ông tham gia lập Hội Phục Việt, rồi gia nhập Việt Nam cách mạng đảng (sau tổ chức này đổi thành Tân Việt).
Năm 1926, ông sang Trung Quốc, liên lạc với Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Tại đây ông được kết nạp vào Cộng sản đoàn rồi được lãnh tụ Nguyễn ái Quốc cử về nước hoạt động với tư cách Người chiến sĩ Cộng sản.
Năm 1927, ông được Đảng cử sang Liên Xô học tại Trường Đại học Phương Đông Mátcơva, ông được cử làm Bí thư chi bộ nhà trường dưới cái tên Likiv.
Tháng 4 năm 1930 ông về nước, được cử vào BCH T.Ư lâm thời của Đảng. Thời gian này ông khởi thảo bản Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương tại ngôi nhà số 90 phố Thợ Nhuộm, Hà Nội. Tháng 10 năm 1930, tại Hồng Kông, Đảng họp Hội nghị lần thứ Nhất, ông được bầu làm Tổng bí thư của Đảng. Sau đó, ông về nước hoạt động tại Sài Gòn, đến ngày 19/4/1931, do tên Ngô Đức Trì phản bội ông bị mật thám Pháp bắt. Trong tù ông bị tra tấn dã man, rồi lâm bệnh nặng, mất tại Bệnh viện Chợ Quán ngày 6/9/1931, hưởng dương 27 tuổi. Trước khi mất, ông dặn lại các đồng chí của mình: "Hãy giữ vững chí khí chiến đấu". Ông là người Cộng sản kiên cường, một bậc thầy của giai cấp vô sản Việt Nam. Công ty Môi trường đô thị, Ban quản lý các dự án xây dựng thành phố, Khuôn hội Phật giáo Xuân An, Hội dòng Mến Thánh giá, Chợ Phước Vĩnh (chợ Xép cũ), Khách sạn Ngự Bình, Công an phường, UBND phường Phước Vĩnh, Công ty thiết bị y tế, Trường Đại học dân lập Phú Xuân (cơ sở chính) nằm trên đường này.
Đường phố cùng tên Trần Phú:

Hình ảnh về Trần Phú, Huế, Thừa Thiên Huế


Một đoạn đường Trần Phú

Dự án bất động sản tại Đường Trần Phú, Huế - Thừa Thiên Huế

Hiện chưa có dự án nào tại Đường Trần Phú, Huế - Thừa Thiên Huế

Đường Trần Phú gần với đường phố nào?

Vị trí Trần Phú

Chi nhánh / cây ATM tại Trần Phú, Huế, Thừa Thiên Huế

Cây ATM ngân hàng ở Đường Trần Phú - Thành phố Huế - Thừa Thiên Huế

STTNgân hàngTên cây ATMĐịa chỉ
1BIDV46 Trần Phú46 Trần Phú - Phước Vĩnh- Thành phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế

Ghi chú về Trần Phú

Thông tin về Đường Trần Phú, Thành phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Đường Trần Phú, Thành phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Trần Phú, Huế, Thừa Thiên Huế