Tỉnh thành VN > Thừa Thiên Huế > Thành phố Huế > Đường Trần Quang Khải

Đường Trần Quang Khải, Thành phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế

Thông tin tổng quan về Trần Quang Khải, Huế, Thừa Thiên Huế

1. Vị trí con đường

Đường Trần Quang Khải nằm trên địa bàn phường Phú Hội, về phía Nam sông Hương, khởi đầu từ đường Bến Nghé đến đường Nguyễn Thái Học, dài 700m. Đường lưu thông hai chiều, cấm xe tải nặng.

2. Lịch sử con đường

Đường này hình thành vào những năm 1930, cùng thời với việc xây dựng sân vận động Tự Do. Từ năm 1955 trở về trước là đường Dayot (Rue Dayot). Dân gian thường gọi là đường Xóm Chuối, có khi gọi là đường Đất Mới. Sau năm 1956 đặt tên lại là đường Trần Văn Nhung. Tháng 1/1977, UBND tỉnh Bình Trị Thiên ra quyết định đổi, đặt tên mới là đường Trần Quang Khải.

3. Tiểu sử nhân vật lịch sử gắn liền với con đường

Trần Quang Khải (Tân Sửu 1241 - Giáp Ngọ 1294): danh tướng đời Trần, con thứ ba của vua Trần Thái Tông, lấy biệt hiệu là Lạc Đạo, quê làng Tức Mặc, tỉnh Nam Định. Ông là em ruột vua Trần Thánh Tông, học rộng biết nhiều, tài kiêm văn võ, giỏi việc cầm quân đánh giặc. Ngay lúc mới chưa đầy 20 tuổi ông đã được phong tước Chiêu Minh Vương. Năm 1271, giữ chức Tướng quốc Thái úy, tước Đại Vương, được giao nhiệm vụ xây dựng lực lượng tại Nghệ An, rồi thăng đến Thượng tướng Thái sư vào triều Nhân Tông (1279 - 1293). Gia đình ông có mâu thuẫn lớn với gia đình Trần Quốc Tuấn, nhưng ông đã biết dẹp bỏ định kiến cùng Trần Quốc Tuấn nếm mật nằm gai cứu nguy xã tắc. Trong cuộc kháng chiến đánh Nguyên Mông xâm lược, ông cùng Trần Quốc Tuấn và các tướng sĩ lập được nhiều chiến công vang dội. Khi ông tham dự chiến trận, vua Trần Thánh Tông đã tặng lá cờ với hai câu thơ: "Nhất đại công danh thiên hạ hữu. Lưỡng triều trung hiếu thế gian vô" (Công danh trọn một đời, thiên hạ còn có người như ông. Tấm lòng trung hiếu đối với hai triều vua thì thế gian không ai có). Sau đại thắng quân Nguyên Mông, từ chiến trường trở về Kinh đô ông cảm khái viết bài thơ "Tụng giá hoàn Kinh đô", bài thơ như một bản anh hùng ca của dân tộc: "Chương Dương cướp giáo giặc, Hàm Tử bắt quân thù. Thái bình nên gắng sức, Non nước ấy ngàn thu". Ông mất năm 1294, hưởng thọ 53 tuổi, tước Chiêu Minh Đại Vương. Ông để lại tập thơ Lạc Đạo lưu truyền trong dân gian. Trường Trung cấp Nghiệp vụ Du lịch, Phòng Cảnh sát giao thông, Phòng khám bệnh từ thiện, Chợ xép Phú Hội (chợ xép Xóm Chuối cũ), Khuôn hội Phật giáo Thường Lạc, Di tích Trường tư thục Thuận Hoá (nơi đây cụ Tôn Quang Phiệt, cụ Cao Xuân Huy, nhà văn Nguyễn Văn Bổng, Tế Hanh, Hoài Thanh, hoạ sỹ Tôn Thất Đào, Nguyễn Đỗ Cung, từng dạy học), Phòng Cảnh sát bảo vệ nằm trên đường này.
Đường phố cùng tên Trần Quang Khải:

Hình ảnh về Trần Quang Khải, Huế, Thừa Thiên Huế

 
Hình ảnh về Trần Quang Khải đang được cập nhật!

Dự án bất động sản tại Đường Trần Quang Khải, Huế - Thừa Thiên Huế

Hiện chưa có dự án nào tại Đường Trần Quang Khải, Huế - Thừa Thiên Huế

Đường Trần Quang Khải gần với đường phố nào?

Bản đồ vị trí Trần Quang Khải

Các trường THPT, CĐ, ĐH tại Đường Trần Quang Khải - Thành phố Huế - Thừa Thiên Huế

STTLoạiTên trườngĐịa chỉ
1Cao đẳng/TCHệ Trung Cấp Trường Cao Đẳng Nghề Du Lịch Huế04 Trần Quang Khải, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế
2Cao đẳng/TCHệ Trung Cấp Trường Cao Đẳng Nghề Du Lịch HuếSố 04 Trần Quang Khải, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế

Ghi chú về Trần Quang Khải

Thông tin về Đường Trần Quang Khải, Thành phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Đường Trần Quang Khải, Thành phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Trần Quang Khải, Huế, Thừa Thiên Huế