Thị trấn Tam Sơn, Huyện Sông Lô, Tỉnh Vĩnh Phúc
Mục lục:
Thông tin tổng quan về Tam Sơn, Sông Lô, Vĩnh Phúc
Tam Sơn là một thị trấn thuộc huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc, nước Việt Nam.
Phía Đông giáp với xã Nhạo Sơn,
Phía tây giáp huyện Phù Ninh - Tỉnh Phú Thọ,
Phía Nam giáp với xã Như Thuỵ,
Phía bắc giáp với xã Đồng Quế, Phương Khoan.
Hơn một nghìn hộ dân và 7.655 nhân khẩu.
Theo tài liệu lịch sử văn hoá Việt Nam, trong cuốn Làng xã đất tổ Hùng Vương của tác giả Vũ Kim Biên, dưới thời Pháp thuộc thị trấn Tam Sơn ngày nay thuộc tổng Đạo Kỷ, huyện Lập Thạch, gồm có 2 làng: Làng Gành (Tên chữ gọi là Thạch Rinh) và làng Then và thôn Mộc Cụ (Gọi là Ao Gỗ). Làng Gành và làng Then thờ hai vị Thành Hoàng tên gọi Minh Lang. Đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX làng Then lập đình riêng nhưng vẫn thờ chung huý. Đình Bình Sơn trước đây có 2 bản Thần Phả và 1 đạo sắc phong. Thôn Mộc Cụ thờ 3 vị Thành Hoàng là Thần Điền, Thần Thái, Thần Ất. Cũng trong thời gian đó xã Tam Sơn có thêm thôn Cầu (Tức TDP Lạc Kiều ngày nay do một số hộ ở Nhạo Sơn và làng Gành vào lập làng, làm ruộng mà thành). Sau cách mạng tháng 8 thành công năm 1946 Tam Sơn có tên là xã Liên Sơn bao gồm 08 làng nhỏ: Bình Sơn, Bình Lạc, Lạc Kiều. Sơn Cầu, Cẩm Bình, Cầu Gạo, Nhạo Sơn, Đồng Đạo.
Tháp được xây dựng từ thời Hậu Lý, kiến trúc bằng đất nung lâu đời nhất hiện còn ở Việt Nam, có thể khẳng định toà bảo tháp này đã thành biểu tượng thiêng liêng của Tam Sơn nói riêng và huyện Sông Lô và tỉnh nhà cũng như cả nước nói chung.
Theo truyền thuyết khu vực Tháp Bình Sơn còn có một toà Tháp xanh do bị thiên tai ngập lụt nên đã đổ sập. Cạnh Tháp có một Giếng cổ tuy không sâu lắm nhưng chẳng bao giờ cạn với dòng nước mát lành. Tương truyền Tháp là ngọn bút, giếng, là nghiên mực thể hiện lòng hiếu học của người dân địa phương.
Chợ Then là trung tâm giao lưu, trao đổi hàng hoá của cả vùng. Từ xa xưa đã nổi tiếng cùng truyền thuyết huyền thoại ông Nguỵ đồ chiêm văn hùng võ lược, chiêu binh mộ mã, xây đồi lập luỹ trên vùng núi Sáng.
Phường / Xã / Thị trấn cùng tên Tam Sơn:
Vị trí địa lý
Tam Sơn là một thị trấn mới được thành lập nằm ở trung tâm huyện Sông Lô,Phía Đông giáp với xã Nhạo Sơn,
Phía tây giáp huyện Phù Ninh - Tỉnh Phú Thọ,
Phía Nam giáp với xã Như Thuỵ,
Phía bắc giáp với xã Đồng Quế, Phương Khoan.
Diện tích - Dân số
Tổng diện tích tự nhiên là 376ha.Hơn một nghìn hộ dân và 7.655 nhân khẩu.
Lịch sử hình thành
Là một thị trấn trung du nằm bên dòng sông Lô thơ mộng, với địa hình tự nhiên khá đa dạng, phong phú. Xen kẽ giữa đồi gò là những cánh đồng 4 mùa tươi tốt. Dựa vào đặc điểm tự nhiên và các di vật cổ tìm được ở khu vực Tháp Bình Sơn và các thôn làng, khu phố. Căn cứ vào các tài liệu nghiên cứu khoa học và những truyền thuyết, truyện kể được các bậc cao niên nơi đây truyền lại thì thị trấn Tam Sơn hôm nay được hình thành cách đây khoảng 2.000 năm, bắt đầu từ những điểm quần tụ dân cư nhỏ bé nằm ở ven bờ Sông Lô. Trải qua một quá trình phát triển lâu dài, đến nay thị trấn Tam Sơn đã hình thành nên 7 Tổ dân phố.Theo tài liệu lịch sử văn hoá Việt Nam, trong cuốn Làng xã đất tổ Hùng Vương của tác giả Vũ Kim Biên, dưới thời Pháp thuộc thị trấn Tam Sơn ngày nay thuộc tổng Đạo Kỷ, huyện Lập Thạch, gồm có 2 làng: Làng Gành (Tên chữ gọi là Thạch Rinh) và làng Then và thôn Mộc Cụ (Gọi là Ao Gỗ). Làng Gành và làng Then thờ hai vị Thành Hoàng tên gọi Minh Lang. Đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX làng Then lập đình riêng nhưng vẫn thờ chung huý. Đình Bình Sơn trước đây có 2 bản Thần Phả và 1 đạo sắc phong. Thôn Mộc Cụ thờ 3 vị Thành Hoàng là Thần Điền, Thần Thái, Thần Ất. Cũng trong thời gian đó xã Tam Sơn có thêm thôn Cầu (Tức TDP Lạc Kiều ngày nay do một số hộ ở Nhạo Sơn và làng Gành vào lập làng, làm ruộng mà thành). Sau cách mạng tháng 8 thành công năm 1946 Tam Sơn có tên là xã Liên Sơn bao gồm 08 làng nhỏ: Bình Sơn, Bình Lạc, Lạc Kiều. Sơn Cầu, Cẩm Bình, Cầu Gạo, Nhạo Sơn, Đồng Đạo.
Di tích - Lích sử
Tháp Bình Sơn - Chùa Vĩnh Khánh: đây là di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia.Tháp được xây dựng từ thời Hậu Lý, kiến trúc bằng đất nung lâu đời nhất hiện còn ở Việt Nam, có thể khẳng định toà bảo tháp này đã thành biểu tượng thiêng liêng của Tam Sơn nói riêng và huyện Sông Lô và tỉnh nhà cũng như cả nước nói chung.
Theo truyền thuyết khu vực Tháp Bình Sơn còn có một toà Tháp xanh do bị thiên tai ngập lụt nên đã đổ sập. Cạnh Tháp có một Giếng cổ tuy không sâu lắm nhưng chẳng bao giờ cạn với dòng nước mát lành. Tương truyền Tháp là ngọn bút, giếng, là nghiên mực thể hiện lòng hiếu học của người dân địa phương.
Chợ Then là trung tâm giao lưu, trao đổi hàng hoá của cả vùng. Từ xa xưa đã nổi tiếng cùng truyền thuyết huyền thoại ông Nguỵ đồ chiêm văn hùng võ lược, chiêu binh mộ mã, xây đồi lập luỹ trên vùng núi Sáng.
Kinh tế - Xã hội
Sau hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Tam Sơn đã thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra và đã thu được những thành công to lớn trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội và an ninh trật tự. Tam Sơn đã xây dựng được khu công sở, nơi làm việc của Đảng uỷ, HĐND, UBND và các Hội, Đoàn thể khá hoàn thiện và khang trang, đủ tiện nghi làm việc phục vụ một cách hiệu quả cho các mục tiêu kinh tế xã hội của địa phương. Thị trấn và các TDP đều có hội trường, Nhà văn hoá phục vụ hội họp. Cơ sở vật chất các trường học đều được xây dựng mới khang trang theo chuẩn Quốc gia, các công trình phúc lợi, hệ thống kênh mương, công trình thuỷ lợi, đường giao thông ngày một phát triển, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hoá và đời sống nhân dân. Ngày nay, Tam Sơn đã có gần 100% nhà xây lợp ngói, trong đó có nhiều hộ xây nhà cao tầng kiên cố, các công trình giếng nước, nhà vệ sinh, phương tiện giao thông cá nhân cũng như công cộng tăng nhanh. Toàn thị trấn có trên 85% hộ có mức sống ổn định, không có hộ đói, số hộ giàu tăng nhanh, tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm đi đáng kể. Khu Thị Tứ được hình thành từ những năm 90 từ thế kỷ trước, nay đã trở thành khu vực thương mại với nhiều cửa hàng đại lý, bán buôn, bán lẻ đủ các loại hàng hoá, vật tư phục vụ sản xuất và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đa dạng của đời sống nhân dân.Phường / Xã / Thị trấn cùng tên Tam Sơn:
Xem thêm:
Hình ảnh về Tam Sơn, Sông Lô, Vĩnh Phúc
Mô hình chăn nuôi tại của một hộ dân tại thị trấn Tam Sơn
Tháp chùa Bình Sơn - Một di tích lịch sử cấp quốc gia
Dự án bất động sản tại Thị trấn Tam Sơn, Sông Lô - Vĩnh Phúc
Hiện chưa có dự án nào tại Thị trấn Tam Sơn, Sông Lô - Vĩnh Phúc
Thị trấn Tam Sơn gần với xã, phường nào?
Bản đồ vị trí Tam Sơn
Chi nhánh / cây ATM tại Tam Sơn, Sông Lô, Vĩnh Phúc
Chi nhánh/ PGD ngân hàng ở Thị trấn Tam Sơn - Huyện Sông Lô - Vĩnh Phúc
STT | Ngân hàng | Tên CN/ PGD | Địa chỉ |
---|---|---|---|
1 | Agribank | Chi nhánh Sông Lô | Tổ Dân Phố Then, Thị Trấn Tam Sơn, Sông Lô, Vĩnh Phúc |
2 | LienVietPostBank | Phòng giao dịch Bưu điện Sông Lô | Phố Then, thị trấn Tam Sơn, Sông Lô, Vĩnh Phúc |
Cây ATM ngân hàng ở Thị trấn Tam Sơn - Huyện Sông Lô - Vĩnh Phúc
STT | Ngân hàng | Tên cây ATM | Địa chỉ |
---|---|---|---|
1 | VietinBank | Cổng UBND Huyện Sông Lô | Thị Trấn Tam Sơn, Sông Lô, Tỉnh Vĩnh Phúc |
2 | Agribank | Tổ dân phố Then - Tam Sơn | Tổ dân phố Then, Thị trấn Tam Sơn, Sông Lô, Vĩnh Phúc |
Ghi chú về Tam Sơn
Thông tin về Thị trấn Tam Sơn, Huyện Sông Lô, Tỉnh Vĩnh Phúc liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Thị trấn Tam Sơn, Huyện Sông Lô, Tỉnh Vĩnh Phúc: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Tam Sơn, Sông Lô, Vĩnh Phúc
Từ khóa tìm kiếm:
Thị trấn Tam Sơn, Huyện Sông Lô, Tỉnh Vĩnh Phúc: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Tam Sơn, Sông Lô, Vĩnh Phúc