Tỉnh thành VN > Hà Nội > Quận Ba Đình > Đường Phan Chu Trinh

Đường Phan Chu Trinh, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội

Thông tin tổng quan về Phan Chu Trinh, Ba Đình, Hà Nội

Đường Phan Chu Trinh thuộc địa phân 2 phường Tràng TiềnPhan Chu Trinh quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. đường Phan Chu Trinh khởi đầu từ vòng xuyến Nhà Hát Lớn giao với các đường Tràng Tiền, Lê Thánh Tông, Cổ Tân. Lý Thái Tổ, chạy dài cắt qua đường Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo và kết thúc trên đường Hàn Thuyên, đường có chiều dài khoảng 700m.
Một số địa điểm nổi bật trên đường Phan Chu Trinh:
  • Vườn Hoa Nhà Hát Lớn
  • Trung Tâm Cấp Cứu 115 Hà Nội
  • Tòa Nhà Corner Stone Building
  • Sun Red River Building
  • Nhà Hàng Pizzahut Phan Chu Trinh
Đường Phan Chu Trinh là một trục đường khá lớn nằm trong khu trung tâm của thành phố Hà Nội. Có rất ít hộ dân sinh sống, trên đường chủ yếu là các tòa nhà văn phòng, nhà hàng, bệnh viện và một số cửa hàng kinh doanh nhỏ. Tiếp giáp Phố Đi Bộ Hồ Hoàn Kiếm và Nhà Hát Lớn là những địa địa điểm vui chơi, tổ chức nhiều sự kiện, hoạt động giao lưu văn hóa, nghệ thuật phong phú, đa dạng của thành phố.
Phan Chu Trinh là ai?
Chí sĩ, nhà yêu nước Phan Chu Trinh (9/9/1872 - 24/3/1926). Ông là Tử Cán, hiệu Tây Hồ, biệt hiệu Hy Mã, sinh ngày 9/9/1872 Quê tại làng Tây Lộc, xã Tam Phước nay là xã Tam Lộc, Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Nam. Bố là Phan Văn Bình - một nhân sĩ của phong trào Cần Vương.

Năm 28 tuổi Phan Chu Trinh đậu Cử nhân (1900), năm 29 tuổi đỗ Phó bảng (1901), cùng khoa với Phó bảng Nguyễn Sinh Huy (cha đẻ của Nguyễn Ái Quốc). Năm 1902, Phan Chu Trinh được triều đình nhà Nguyễn phong làm Thừa Biện (một chức quan nhỏ) Bộ Lễ và đến năm 1904 cụ xin từ chức.

Phan Chu Trinh tập trung nhiều thời gian cho việc sáng tác văn thơ và liên kết với các sĩ phu yêu nước như Phan Bội Châu, Ngô Đức Kế… đọc “tân thư”, tiếp nhận tư tưởng cách mạng tư sản phương Tây, tìm hiểu cuộc duy tân ở Nhật Bản. Năm 1905, Phan Chu Trinh cùng với Huỳnh Thúc Kháng và Trần Quý Cáp mở đầu cuộc vận động duy tân ở Quảng Nam với 3 tiêu chí: khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh.

Năm 1908, phong trào đòi giảm sưu thuếlan ra khắp Trung Kỳ, Phan Chu Trinh bị thực dân Pháp bẳt giữ và đưa ra Côn Đảo. Được sự giúp đỡ của Hội Nhân Quyền Pháp, năm 1911, ông được thả tự do và sang Pháp hoạt động.

Ở Pháp, Phan Chu Trinh viết “Trung Kỳ dân biến thỉ mạt kí”, nói về cuộc dân biến ở Trung Kỳ năm 1908; “Đông Dương chính trị luận”, lên án chính sách cai trị của Pháp ở Đông Dương. Năm 1912, cùng với Phan Văn Trường xây dựng “Hội đồng bào thân ái”. Năm 1920, Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn An Ninh và Nguyễn Thế Truyền tổ chức nhóm “Ngũ Long” (nhóm những người Việt Nam yêu nước tại Pháp).

Năm 1925, Phan Chu Trinh trở về nước, nhân dân Sài Gòn nhất là học sinh nhiệt liệt chào đón cụ. Khi Phan Bội Châu bị Hội đồng đề hình Pháp phán mức án “khổ sai chung thân”, Phan Chu Trinh gửi điện cho Toàn quyền Đông Dương kiến nghị ân xá cho Phan Bội Châu. Vào 11-1925, Phan Chu Trinh đọc diễn thuyết tại nhà Hội thanh niên Sài Gòn về “Đạo đức luân lý Đông - Tây”; “Quân trị chủ nghĩa và dân trị chủ nghĩa”.

Qua hai lần tù tội, 14 năm lao động vất vả nơi xứ người, Phan Chu Trinh ốm yếu và lâm bệnh nặng. Ngày 24/3/1926, lúc 21 giờ 30, cụ qua đời, hưởng thọ 54 tuổi. Lễ tang và Lễ truy điệu Phan Chu Trinh trở thành cuộc vận động ái quốc rộng lớn.


Đường Phan Chu Trinh chạy qua (hoặc cũng có ở) 4 quận huyện của Thành phố Hà Nội:
Đường phố cùng tên Phan Chu Trinh:

Hình ảnh về Phan Chu Trinh, Ba Đình, Hà Nội


Nhà Hát Lớn Hà Nội trên đường phố Phan CHu Trinh

Một nhà hàng ẩm thực Trung Quốc trên đường phố Phan Chu Trinh

Dự án bất động sản tại Đường Phan Chu Trinh, Ba Đình - Hà Nội

Hiện chưa có dự án nào tại Đường Phan Chu Trinh, Ba Đình - Hà Nội

Đường Phan Chu Trinh gần với đường phố nào?

Vị trí Phan Chu Trinh

Ghi chú về Phan Chu Trinh

Thông tin về Đường Phan Chu Trinh, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Đường Phan Chu Trinh, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Phan Chu Trinh, Ba Đình, Hà Nội