Xã Hạ Lễ, Huyện Ân Thi, Tỉnh Hưng Yên
Thông tin tổng quan về Hạ Lễ, Ân Thi, Hưng Yên
Hạ Lễ là 1 xã của huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên, nước Việt Nam.
Bưu điện xã Đào Dương Ân Thi: +84 321 3835 604
UBND Tỉnh Hưng Yên: (0221) 3863823 - 3862750
BVĐK Huyện Ân Thi: +84 321 3830 206
Taxi Ân Thi: +84 321 3636 363
Khách sạn Phố Hiến Hưng Yên: 84 321 3862 909
NH nông nghiệp và phát triển nông thôn: 063 3828364
Phòng vé hàng không VN: 063 3825413
Tổng số dân: 4.755 người , năm 1999
Xã Hạ Lễ nằm ở phía nam của huyện Ân Thi. Phía bắc giáp các xã Hồng Vân và Tiền Phong (ranh giới tự nhiên là sông Sậy), huyện Ân Thi. Phía đông giáp với xã Phan Sào Nam, huyện Phù Cừ. Phía nam giáp với xã Minh Hoàng, huyện Phù Cừ và xã Hưng Đạo, huyện Tiên Lữ. Phía tây giáp với xã Hồng Quang, huyện Ân Thi (một phần ranh giới tự nhiên là sông Sậy).
Hạ Lễ là địa phương có địa bàn khá phức tạp, tiếp giáp với 5 xã của các huyện Phù Cừ, Tiên Lữ.
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm có bốn mùa rõ rệt, mùa đông khí hậu khô hanh, cuối mùa ẩm ướt, mùa hạ nóng ẩm nhiều mưa. Lượng mưa trung bình từ 1.400 - 1.500mm, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lạnh và thường có mưa phùn.
Hạ Lễ là xã duy nhất trong số 21 xã, thị trấn của huyện Ân Thi nhiều năm nay không có trường hợp nghiện hút cũng như buôn bán, vận chuyển và tàng trữ ma tuý. Các bến bốc xếp vật liệu xây dựng trên hệ thống sông Trung ương và địa phương:
Xây dựng các bến Liên Nghĩa, Dốc Vĩnh, Phú Cường, Xuôi, La Tiến, Võng Phan, Lam, Lực Điền, Ngọc Lâm, Phù Ủng, Hạ Lễ và các bến khác: Chợ Thi, Thổ Hoàng, Kênh Cầu, Thuần Xuyên, Cầu Tràng, Bô Thời, Trương Xá, Kim Động, Tiền Phong, Thắng Lợi, Giàn.
Nuôi thủy sản tập trung ở xã Hạ Lễ
Là một xã thuần nông, điều kiện kinh tế xã hội của xã Hạ Lễ (Ân Thi) còn nhiều khó khăn, từ khi xã được UBND tỉnh phê duyệt và đầu tư xây dựng khu nuôi trồng thủy sản tập trung đã mở ra cho địa phương hướng phát triển kinh tế mới đầy triển vọng.
Thăm mô hình nuôi thủy sản tập trung của xã Hạ Lễ, chúng tôi đi trên con đường bê- tông sạch đẹp dẫn thẳng ra khu vực nuôi thủy sản rộng hơn 28 ha. Từ xa, hệ thống kênh mương, bờ bao, trạm bơm… phục vụ hoạt động nuôi trồng thủy sản đã hiện ra với quy hoạch hiện đại, đẹp đẽ. Những ao cá rộng vài héc- ta vuông vắn như bàn cờ, những hàng cây chuối, cây nhãn trên bờ ao đã xanh lá.
Làm việc với UBND xã Hạ Lễ chúng tôi được biết, năm 2005, thực hiện Quyết định của UBND tỉnh về việc chuyển đổi một số diện tích cấy lúa bấp bênh sang nuôi trồng thủy sản tập trung, xã Hạ Lễ đã được phê duyệt và xây dựng khu nuôi trồng thủy sản tập trung với tổng diện tích 28,1 ha. Khu nuôi trồng thủy sản tập trung được quy hoạch và xây dựng như một công trình tổng thể, đáp ứng những điều kiện tốt nhất cho hoạt động nuôi thủy sản. Bao gồm diện tích 19,32 ha mặt nước dành cho nuôi trồng thủy sản, còn lại là hệ thống bờ ngăn cách giữa các ao nuôi, hệ thống bờ bao, máng nổi dẫn nước, kênh tiêu, trạm bơm và một ao chứa rộng 2 ha. Ngay khi khu nuôi trồng thủy sản có thể đi vào hoạt động, những hộ dân địa phương có khả năng phát triển nghề nuôi trồng thủy sản đã bắt tay vào sản xuất, hiện 14/14 ao trong mô hình đã có các hộ dân địa phương đứng ra sản xuất, hiệu quả kinh tế ngày càng thấy rõ.
Mô hình nuôi thủy sản tập trung tại xã đã nhanh chóng khẳng định những ưu điểm vượt trội và lợi ích kinh tế hơn hẳn. Trước đây, trên diện tích này hoàn toàn chỉ là một khu đồng trũng cấy lúa bấp bênh, vụ chiêm thì năng suất thấp, vụ mùa thường xuyên bị ngập úng, điều kiện sản xuất vô cùng khó khăn. Mô hình nuôi thủy sản tập trung đã nhanh chóng giải quyết được cùng lúc nhiều vấn đề cho địa phương, vừa tạo ra mô hình phát triển kinh tế hiệu quả, vừa cải thiện điều kiện sản xuất cho bà con, nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân địa phương.Tại đây, hoạt động chăn nuôi thủy sản trở nên chuyên nghiệp và hiệu quả hơn rất nhiều. Người chăn nuôi chỉ tập trung vào nuôi thủy sản, điều kiện vệ sinh môi trường, nguồn thức ăn được bảo đảm, có thể đầu tư cho các loại cá hàng hóa chất lượng cao, việc nuôi và thu hoạch đều thuận lợi nhờ có hệ thống mương máng, máy bơm chuyên dụng. Các loại cá đang được nuôi chủ yếu là trắm cỏ, chép, rô phi, diêu hồng…
Đối với người dân xã Hạ Lễ, nuôi thủy sản là nghề đã gắn bó nhiều năm với người dân địa phương nhờ tận dụng được các diện tích mặt nước tự nhiên. Hiện nay, toàn xã vẫn duy trì tốt gần 40 ha mặt nước nuôi thủy sản là các ao, đầm trên địa bàn, thu hút khoảng 80 hộ dân tham gia sản xuất, mỗi năm thu được hơn 100 tấn cá các loại. Tuy nhiên, các ao đầm tự nhiên dù được cải tạo vẫn chưa thể đạt yêu cầu cao cho thâm canh thủy sản, chính mô hình nuôi thủy sản tập trung đã mở ra hướng phát triển hoàn toàn mới cho người dân.
Anh Nguyễn Văn Thịnh, hộ chăn nuôi thủy sản ở xã Hạ Lễ cho biết: “Trước đây tôi làm nghề buôn bán thủy sản, hoạt động nuôi thủy sản của gia đình tuy có nhưng cũng rất nhỏ lẻ và manh mún. Từ khi mô hình nuôi thủy sản tập trung được thực hiện trên địa bàn xã, gia đình tôi đã quyết tâm đầu tư cho nuôi cá hàng hóa, sau 2 năm chúng tôi đã phát triển khu ao 2 ha rất tốt, việc nuôi cá thuận lợi, ngày càng đem lại hiệu quả cao”.
Với một ao rộng 2 ha, gia đình anh Thịnh đầu tư nuôi ghép các đối tượng cá, đối tượng chính là cá trắm cỏ và chép lai. Không chỉ sử dụng thức ăn cho cá là cám công nghiệp, anh Thịnh còn biết kết hợp nhiều loại thức ăn khác nhau phù hợp với đối tượng cá và độ tuổi của cá để vừa nâng cao chất lượng thịt, vừa tận dụng được sản phẩm nông nghiệp sẵn có ở địa phương. Phương pháp nổi bật nhất là sử dụng mầm lúa để vỗ béo cho cá chép, trôi, rô phi… Vừa tiết kiệm chi phí thức ăn, chất lượng thịt cá lại thơm ngon, luôn được thương lái đánh giá cao. Trung bình mỗi năm, ao của gia đình anh Thịnh cho tổng doanh thu 600- 700 triệu đồng.
Do chủ động được nguồn nước, không bị ảnh hưởng ô nhiễm môi trường nước nên cá tại khu nuôi trồng tập trung ít dịch bệnh, mặt khác, các hộ chăn nuôi ngày càng chủ động được con giống. Nhiều hộ đã có thể sản xuất được cá giống bằng cách mua cá bột và gột thành cá con để nuôi cá thương phẩm. Thời gian, thời điểm thu hoạch cá cũng được chủ động hơn, tùy thuộc vào điều kiện nuôi trồng của từng hộ. Năm nay, sản lượng cá tại khu nuôi trồng tập trung của xã ước đạt trên 100 tấn, việc thâm canh cá tiếp tục được người chăn nuôi phát triển với nhiều loại cá hàng hóa có chất lượng cao hơn.
Một số đặc sản của thành phố Hưng Yên
Nhãn lồng, mật ong, long nhãn, Cá mòi, hạt sen, bún thang lươn, gà Đông Tảo, Tương Bần, bánh giày, chả gà tiêu quán, ếch om Phượng Toàn...
Các số điện thoại quan trọng
Bưu điện xã Đào Dương Ân Thi: +84 321 3835 604
UBND Tỉnh Hưng Yên: (0221) 3863823 - 3862750
BVĐK Huyện Ân Thi: +84 321 3830 206
Taxi Ân Thi: +84 321 3636 363
Khách sạn Phố Hiến Hưng Yên: 84 321 3862 909
NH nông nghiệp và phát triển nông thôn: 063 3828364
Phòng vé hàng không VN: 063 3825413
Địa lý thời tiết
Diện Tích: 5,77 km²Tổng số dân: 4.755 người , năm 1999
Xã Hạ Lễ nằm ở phía nam của huyện Ân Thi. Phía bắc giáp các xã Hồng Vân và Tiền Phong (ranh giới tự nhiên là sông Sậy), huyện Ân Thi. Phía đông giáp với xã Phan Sào Nam, huyện Phù Cừ. Phía nam giáp với xã Minh Hoàng, huyện Phù Cừ và xã Hưng Đạo, huyện Tiên Lữ. Phía tây giáp với xã Hồng Quang, huyện Ân Thi (một phần ranh giới tự nhiên là sông Sậy).
Hạ Lễ là địa phương có địa bàn khá phức tạp, tiếp giáp với 5 xã của các huyện Phù Cừ, Tiên Lữ.
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm có bốn mùa rõ rệt, mùa đông khí hậu khô hanh, cuối mùa ẩm ướt, mùa hạ nóng ẩm nhiều mưa. Lượng mưa trung bình từ 1.400 - 1.500mm, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lạnh và thường có mưa phùn.
lịch sử
Hạ Lễ trước kia là vùng lau sạy hoang vu mãi cho tới thời nhà Lê mới có một số dân tới đây lập nghiệp. Hạ Lễ cũng được coi là cái nôi của đạo Công giáo Việt Nam. Được biết Giáo họ Hè đón nhận Đức tin năm 1616 thời vua Lê Kính Tông. Hạ Lễ xưa khia là một nơi các nhà truyền đạo Công giáo tới đây giảng đạo khá sớm. Tên Hạ Lễ là do Đức Cha người ngoại quốc đặt cho Giáo họ Hè nay là Giáo xứ Hạ Lễ từ năm 1670. Từ đó hai tiếng Hạ Lễ trở thành thân thuộc với bà con vùng nay. Hạ Lễ thể hiện sự khiêm nhường của người Công giáo nơi đây.Kinh tế
Kinh tế nông nghiệp là chủ yếu: mía, đay, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm: lợn, cá. Ngoài ra còn có các ngành cơ khí sửa chữa. Do còn độc canh cây lúa, sau thời vụ, lúc nông nhàn, hàng trăm con em trong xã lại toả đi bốn phương kiếm sống. Các mô hình sản xuất đầu tư chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng VAC, vườn – ao; ao – chuồng, chăn nuôi theo hình thức bán công nghiệp, kết hợp thức ăn chăn nuôi và phụ phẩm nông nghiệp sẵn có của gia đình.Hạ Lễ là xã duy nhất trong số 21 xã, thị trấn của huyện Ân Thi nhiều năm nay không có trường hợp nghiện hút cũng như buôn bán, vận chuyển và tàng trữ ma tuý. Các bến bốc xếp vật liệu xây dựng trên hệ thống sông Trung ương và địa phương:
Xây dựng các bến Liên Nghĩa, Dốc Vĩnh, Phú Cường, Xuôi, La Tiến, Võng Phan, Lam, Lực Điền, Ngọc Lâm, Phù Ủng, Hạ Lễ và các bến khác: Chợ Thi, Thổ Hoàng, Kênh Cầu, Thuần Xuyên, Cầu Tràng, Bô Thời, Trương Xá, Kim Động, Tiền Phong, Thắng Lợi, Giàn.
Nuôi thủy sản tập trung ở xã Hạ Lễ
Là một xã thuần nông, điều kiện kinh tế xã hội của xã Hạ Lễ (Ân Thi) còn nhiều khó khăn, từ khi xã được UBND tỉnh phê duyệt và đầu tư xây dựng khu nuôi trồng thủy sản tập trung đã mở ra cho địa phương hướng phát triển kinh tế mới đầy triển vọng.
Thăm mô hình nuôi thủy sản tập trung của xã Hạ Lễ, chúng tôi đi trên con đường bê- tông sạch đẹp dẫn thẳng ra khu vực nuôi thủy sản rộng hơn 28 ha. Từ xa, hệ thống kênh mương, bờ bao, trạm bơm… phục vụ hoạt động nuôi trồng thủy sản đã hiện ra với quy hoạch hiện đại, đẹp đẽ. Những ao cá rộng vài héc- ta vuông vắn như bàn cờ, những hàng cây chuối, cây nhãn trên bờ ao đã xanh lá.
Làm việc với UBND xã Hạ Lễ chúng tôi được biết, năm 2005, thực hiện Quyết định của UBND tỉnh về việc chuyển đổi một số diện tích cấy lúa bấp bênh sang nuôi trồng thủy sản tập trung, xã Hạ Lễ đã được phê duyệt và xây dựng khu nuôi trồng thủy sản tập trung với tổng diện tích 28,1 ha. Khu nuôi trồng thủy sản tập trung được quy hoạch và xây dựng như một công trình tổng thể, đáp ứng những điều kiện tốt nhất cho hoạt động nuôi thủy sản. Bao gồm diện tích 19,32 ha mặt nước dành cho nuôi trồng thủy sản, còn lại là hệ thống bờ ngăn cách giữa các ao nuôi, hệ thống bờ bao, máng nổi dẫn nước, kênh tiêu, trạm bơm và một ao chứa rộng 2 ha. Ngay khi khu nuôi trồng thủy sản có thể đi vào hoạt động, những hộ dân địa phương có khả năng phát triển nghề nuôi trồng thủy sản đã bắt tay vào sản xuất, hiện 14/14 ao trong mô hình đã có các hộ dân địa phương đứng ra sản xuất, hiệu quả kinh tế ngày càng thấy rõ.
Mô hình nuôi thủy sản tập trung tại xã đã nhanh chóng khẳng định những ưu điểm vượt trội và lợi ích kinh tế hơn hẳn. Trước đây, trên diện tích này hoàn toàn chỉ là một khu đồng trũng cấy lúa bấp bênh, vụ chiêm thì năng suất thấp, vụ mùa thường xuyên bị ngập úng, điều kiện sản xuất vô cùng khó khăn. Mô hình nuôi thủy sản tập trung đã nhanh chóng giải quyết được cùng lúc nhiều vấn đề cho địa phương, vừa tạo ra mô hình phát triển kinh tế hiệu quả, vừa cải thiện điều kiện sản xuất cho bà con, nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân địa phương.Tại đây, hoạt động chăn nuôi thủy sản trở nên chuyên nghiệp và hiệu quả hơn rất nhiều. Người chăn nuôi chỉ tập trung vào nuôi thủy sản, điều kiện vệ sinh môi trường, nguồn thức ăn được bảo đảm, có thể đầu tư cho các loại cá hàng hóa chất lượng cao, việc nuôi và thu hoạch đều thuận lợi nhờ có hệ thống mương máng, máy bơm chuyên dụng. Các loại cá đang được nuôi chủ yếu là trắm cỏ, chép, rô phi, diêu hồng…
Đối với người dân xã Hạ Lễ, nuôi thủy sản là nghề đã gắn bó nhiều năm với người dân địa phương nhờ tận dụng được các diện tích mặt nước tự nhiên. Hiện nay, toàn xã vẫn duy trì tốt gần 40 ha mặt nước nuôi thủy sản là các ao, đầm trên địa bàn, thu hút khoảng 80 hộ dân tham gia sản xuất, mỗi năm thu được hơn 100 tấn cá các loại. Tuy nhiên, các ao đầm tự nhiên dù được cải tạo vẫn chưa thể đạt yêu cầu cao cho thâm canh thủy sản, chính mô hình nuôi thủy sản tập trung đã mở ra hướng phát triển hoàn toàn mới cho người dân.
Anh Nguyễn Văn Thịnh, hộ chăn nuôi thủy sản ở xã Hạ Lễ cho biết: “Trước đây tôi làm nghề buôn bán thủy sản, hoạt động nuôi thủy sản của gia đình tuy có nhưng cũng rất nhỏ lẻ và manh mún. Từ khi mô hình nuôi thủy sản tập trung được thực hiện trên địa bàn xã, gia đình tôi đã quyết tâm đầu tư cho nuôi cá hàng hóa, sau 2 năm chúng tôi đã phát triển khu ao 2 ha rất tốt, việc nuôi cá thuận lợi, ngày càng đem lại hiệu quả cao”.
Với một ao rộng 2 ha, gia đình anh Thịnh đầu tư nuôi ghép các đối tượng cá, đối tượng chính là cá trắm cỏ và chép lai. Không chỉ sử dụng thức ăn cho cá là cám công nghiệp, anh Thịnh còn biết kết hợp nhiều loại thức ăn khác nhau phù hợp với đối tượng cá và độ tuổi của cá để vừa nâng cao chất lượng thịt, vừa tận dụng được sản phẩm nông nghiệp sẵn có ở địa phương. Phương pháp nổi bật nhất là sử dụng mầm lúa để vỗ béo cho cá chép, trôi, rô phi… Vừa tiết kiệm chi phí thức ăn, chất lượng thịt cá lại thơm ngon, luôn được thương lái đánh giá cao. Trung bình mỗi năm, ao của gia đình anh Thịnh cho tổng doanh thu 600- 700 triệu đồng.
Do chủ động được nguồn nước, không bị ảnh hưởng ô nhiễm môi trường nước nên cá tại khu nuôi trồng tập trung ít dịch bệnh, mặt khác, các hộ chăn nuôi ngày càng chủ động được con giống. Nhiều hộ đã có thể sản xuất được cá giống bằng cách mua cá bột và gột thành cá con để nuôi cá thương phẩm. Thời gian, thời điểm thu hoạch cá cũng được chủ động hơn, tùy thuộc vào điều kiện nuôi trồng của từng hộ. Năm nay, sản lượng cá tại khu nuôi trồng tập trung của xã ước đạt trên 100 tấn, việc thâm canh cá tiếp tục được người chăn nuôi phát triển với nhiều loại cá hàng hóa có chất lượng cao hơn.
Một số đặc sản của thành phố Hưng Yên
Nhãn lồng, mật ong, long nhãn, Cá mòi, hạt sen, bún thang lươn, gà Đông Tảo, Tương Bần, bánh giày, chả gà tiêu quán, ếch om Phượng Toàn...
Xem thêm:
Hình ảnh về Hạ Lễ, Ân Thi, Hưng Yên
Nông nghiệp- Hạ Lễ- Ân Thi- Hưng Yên
Nuôi thủy sản- Hạ Lễ- Ân Thi- Hưng Yên
Sản xuất bánh nhãn- Hạ Lễ- Ân Thi- Hưng Yên
Dự án bất động sản tại Xã Hạ Lễ, Ân Thi - Hưng Yên
Hiện chưa có dự án nào tại Xã Hạ Lễ, Ân Thi - Hưng Yên
Xã Hạ Lễ gần với xã, phường nào?
Vị trí Hạ Lễ
Ghi chú về Hạ Lễ
Thông tin về Xã Hạ Lễ, Huyện Ân Thi, Tỉnh Hưng Yên liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Xã Hạ Lễ, Huyện Ân Thi, Tỉnh Hưng Yên: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Hạ Lễ, Ân Thi, Hưng Yên
Từ khóa tìm kiếm:
Xã Hạ Lễ, Huyện Ân Thi, Tỉnh Hưng Yên: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Hạ Lễ, Ân Thi, Hưng Yên