Tỉnh thành VN > Hưng Yên > Thành phố Hưng Yên > Xã Phú Cường

Xã Phú Cường, Thành phố Hưng Yên, Tỉnh Hưng Yên

Thông tin tổng quan về Phú Cường, Hưng Yên, Hưng Yên

Phú Cường là 1 xã của thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên, nước Việt Nam.

Các số điện thoại quan trọng


UBND Tỉnh Hưng Yên: (0221) 3863823 - 3862750
BVĐK Hưng Yên: 0321 3862 406
Khách sạn Phố Hiến Hưng Yên: 84 321 3862 909
Tổng diện tích theo k2 là: 6,41 km²
Tổng số dân: 6.075 người (1999)

Địa lý thời tiết

Tọa độ: 20°42′17″B 106°1′27″Đ
Nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, chia làm 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông). Mùa mưa kéo dài từ cuối tháng 4 đến tháng 10 hàng năm. Lượng mưa trong mùa mưa chiếm tới 70% tổng lượng mưa cả năm. Nhiệt độ trung bình: 23,2 °C

Lịch sử

Khu vực Phố Hiến nay thuộc Thành phố Hưng Yên, vào thế kỷ 16,17 là lỵ sở của trấn Sơn Nam thời nhà Hậu Lê. Sơn Nam lúc bấy giờ bao gồm phần lớn các tỉnh: Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Hà Tây(cũ)).
Tháng 10 năm 1831 - niên hiệu Minh Mạng, triều đình Huế thực hiện một cuộc cải cách hành chính lớn trên toàn lãnh thổ Việt Nam, trong đó có việc xóa bỏ các đơn vị tổng, trấn... và chia cả nước lại thành 30 tỉnh. Tỉnh Hưng Yên theo đó được thành lập, lỵ sở của tỉnh được đóng ở khu vực Xích Đằng (phường Lam Sơn - thành phố Hưng Yên ngày nay).
Sau Cách mạng Tháng Tám - 1945, thị xã Hưng Yên tiếp tục được chính quyền cách mạng chọn làm lỵ sở của tỉnh Hưng Yên.
Ngày 26 tháng 1 năm 1968, hai tỉnh Hưng Yên và Hải Dương hợp nhất thành tỉnh Hải Hưng, lỵ sở của tỉnh mới được đặt tại thị xã Hải Dương (nay là thành phố Hải Dương), còn thị xã Hưng Yên tạm thời mất đi vị thế trung tâm của cả tỉnh. Cùng với hoàn cảnh kinh tế khó khăn của cả nước trong thời gian đó và điều kiện giao thông không thuận lợi, thị xã Hưng Yên mất đi khá nhiều cơ hội để phát triển.
Sau năm 1975, thị xã Hưng Yên có 2 phường: Lê Lợi, Minh Khai và xã Hồng Châu.
Ngày 4 tháng 1 năm 1982, các xã Lam Sơn, Hiến Nam của huyện Kim Thi (nay là 2 huyện Kim ĐộngÂn Thi) được sáp nhập vào thị xã Hưng Yên.
Tình trạng này chỉ được giải quyết từ ngày 6 tháng 11 năm 1996, khi Quốc hội Việt Nam ra nghị quyết chia tách tỉnh Hải Hưng lại thành hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên như trước. Cùng với sự "lột xác" của tỉnh Hưng Yên, thị xã Hưng Yên cũng ngày càng lớn mạnh.
Ngày 24 tháng 2 năm 1997, thành lập phường Quang Trung và chuyển các xã Hồng Châu, Lam Sơn, Hiến Nam thành các phường có tên tương ứng.
Ngày 23 tháng 9 năm 2003, các xã Trung Nghĩa, Liên Phương, Hồng Nam, Quảng Châu thuộc huyện Tiên Lữxã Bảo Khê thuộc huyện Kim Động được sáp nhập vào thị xã Hưng Yên; cũng từ đó thành lập phường An Tảo.
Ngày 17 tháng 7 năm 2007, thị xã Hưng Yên được Bộ Xây dựng công nhận là đô thị loại III theo quyết định 1012/QĐ-BXD.
Ngày 19 tháng 1 năm 2009, thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ra Nghị định 04/NĐ - CP nâng cấp thị xã Hưng Yên lên thành thành phố Hưng Yên, mở ra một thời kỳ phát triển mới cho thành phố Hưng Yên. Đồng thời thành phố Hưng Yên cũng được phong tặng danh hiệu "Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân".
Thành phố Hưng Yên còn được gọi là Phố Hiến.
Ngày 6 tháng 8 năm 2013, thành phố Hưng Yên được mở rộng thêm trên cơ sở tách 2 xã: Hùng Cường, Phú Cường thuộc huyện Kim Động và 3 xã: Hoàng Hanh, Phương Chiểu, Tân Hưng thuộc huyện Tiên Lữ.

Kinh tế- Giao thông

95% hộ dân trong xã nuôi bò, người nuôi ít cũng dăm bảy con, người nuôi nhiều vài chục con. Người ta gọi vùng đất ven đê này là “xã bò đất Bắc”. Đến thời điểm hiện tại, đàn bò thịt của Phú Cường ước khoảng 4.800 con, số lượng trung bình 5 con/hộ. Tổng thu nhập từ chăn nuôi năm 2014 đạt gần 40 tỷ đồng, đóng góp 54% trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp của xã. Với diện tích gần 300 ha vùng đất bãi, xã Phú Cường có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi đại gia súc. Tận dụng lợi thế của vùng đất bãi màu mỡ, thích hợp với trồng cỏ và cây lương thực, bà con đã lấy chăn nuôi bò thịt để phát triển kinh tế hộ và làm giàu. Nuôi bò thịt theo hướng thâm canh là hướng đi khá hiệu quả. Trong chuồng nhà ông Vũ Văn Hạ (thôn Tân Mỹ II) luôn có từ 15 - 20 con bò thịt. Gia đình ông thường nuôi vỗ béo vì khả năng quay vòng vốn nhanh, chỉ 2 - 3 tháng là có thể xuất chuồng. Đàn bò lai Sind của ông con nào con nấy nung núc thịt, lông đỏ sẫm, mông bạnh ra, lưng phẳng lì. Toàn bộ diện tích đất bãi ven đê của gia đình được trồng cỏ voi làm thức ăn cho đàn bò. Ngoài cỏ, ông còn cho ăn thêm thân cây ngô, rơm và cung cấp lượng thức ăn tinh. Nếu chăm sóc và có khẩu phần thức ăn tốt, bò có thể tăng trọng 0,5 - 0,8 kg/con/ngày. Theo ông Hạ, nuôi bò thịt thâm canh có tính an toàn và mang lại hiệu quả kinh tế cao, trừ chi phí cũng thu lãi từ 400 - 500 nghìn đ/con/tháng. Toàn bộ đàn bò của Phú Cường đều được nuôi thâm canh theo hướng nhốt chuồng. Nuôi bò thịt nhốt chuồng tuy phải đầu tư vốn lớn nhưng bù lại rất dễ nuôi, ít rủi ro, ít công chăm sóc, lại tận dụng được phụ phẩm từ nông nghiệp làm nguồn thức ăn. Bò nhốt chuồng nhanh lớn, tránh khỏi những tác động xấu từ thời tiết, và tiện công chăm sóc. Một mình chăm 2 đứa con nhỏ nhưng trong chuồng nhà chị Đàm Thị Tuyết không lúc nào dưới 10 con bò thịt. “Nuôi bò thịt thốt chuồng không vất vả, chỉ cần cho ăn 2 bữa/ngày, vừa an toàn lại không mất công chăn dắt. Mọi nơi còn sợ bò chết rét chứ nhốt chuồng thì chả lo bao giờ”. Chị cũng phấn khởi khoe mới xuất 2 con bò thịt được 75 triệu đồng, tuy giá không cao bằng mọi năm nhưng vẫn có lãi.... Đọc thêm tại: http://nongnghiep.vn/ca-xa-nuoi-bo-post137725.html | NongNghiep.vn

Y tế- Giáo dục

Hiện nay thành phố có Bệnh viện Đa khoa Hưng Yên, Bệnh viện Sản nhi Hưng Yên, Bệnh viện Lao Hưng Yên, Bệnh viện tư nhân Hưng Hà, Bệnh viện tư nhân Việt Pháp,...
Trên địa bàn TP. Hưng Yên có các trường: Cao đẳng Sư phạm Hưng Yên, Đại học Chu Văn An,Trung cấp Nghệ Thuật Hưng Yên, Trung cấp Công nghiệp Hưng Yên,Trung cấp GTVT Hưng Yên...Hiện thành phố đang xúc tiến đầu tư xây dựng khu đô thị Đại học Phố Hiến với quy mô 1000 ha.

Du lịch

Lễ hội đình Bồng Châu – xã Phú Cường. Ngày 8.2, xã Phú Cường (thành phố Hưng Yên) tổ chức lễ hội Đình Bồng Châu. Đình Bồng Châu nằm ở bãi giữa sông Hồng, thuộc địa phận thôn Bồng Châu, xã Phú Cường. Theo thần phả, từ xa xưa một nhóm người dân khu Thanh Xuân, nay là thôn Mai Xá, xã Song Mai (Kim Động) đã dựng đình, rước thánh từ quê cũ ra để thờ cúng với mong muốn cầu cho mưa thuận, gió hòa, đồng ruộng tốt tươi, làm ăn thuận lợi. Hiện nay, đình thờ 15 vị Thành hoàng có công giúp nước, trong đó có 11 vị là nam thần và 4 vị là nữ thần. Đình có kiến trúc kiểu nội công ngoại quốc bao gồm: đại bái, ống muống, hậu cung và hai dãy dải vũ. Ngoài ra đình còn lưu giữ rất nhiều hiện vật có giá trị về mặt mỹ thuật cũng như lịch sử như: các bức đại tự, câu đối, kiệu bát cống, kiệu song loan thời Lê, hệ thống ngai, bài vị thời Lê và một đôi hạc gỗ thời Hậu lê - đây là hiện vật quý hiếm của tỉnh Hưng Yên. Đặc biệt, đình xưa kia có trên 120 đạo sắc phong, trải qua thời gian và biến cố lịch sử, một số sắc phong đã bị mất và hư hỏng, tới nay chỉ còn lưu giữ 69 đạo sắc có niên đại từ thời Lê đến thời Nguyễn. Có thể nói, Đình là di tích lưu giữ số lượng sắc phong nhiều nhất của tỉnh. Nằm về phía Đông Nam của đình còn có đền Mẫu thờ Tam vị thánh Mẫu: Hồng Nương, Kha Nương và Mẫu Liễu Hạnh.
Với những giá trị lịch sử, văn hóa, mỹ thuật đặc sắc, tiêu biểu, năm 1994, đình Bồng Châu được công nhận là di tích lịch sử nghệ thuật cấp quốc gia.
Để tưởng nhớ công lao của các vị Thành hoàng, hàng năm nhân dân thôn Bồng Châu đều tổ chức lễ hội vào các ngày mùng 9,10 tháng Giêng, 10 tháng 3 và ngày 10 tháng 11 âm lịch. Năm nay, cùng với việc tổ chức lễ hội, đình còn tổ chức lễ kỷ niệm 20 năm đón bằng công nhận di tích lịch sử văn hóa.
Lễ hội được tổ chức với hai phần, phần lễ và phần hội. Phần lễ có các hoạt động như: rước kiệu thánh, rước kiệu nước, trong đó rước kiệu nước được tổ chức 5 năm 1 lần. Kiệu rước nước đi vòng quanh làng, sau đó đến ngã ba sông Giáng, xuống thuyền ra giữa dòng lấy nước đem về cúng tế quanh năm. Phần hội bao gồm các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao như: Chơi cờ tướng, bóng chuyền, hát quan họ giao lưu…
Một số đặc sản của thành phố Hưng Yên
Nhãn lồng, mật ong, long nhãn, hạt sen, bún thang lươn, Bánh răng bừa...
Phường / Xã / Thị trấn cùng tên Phú Cường:

Hình ảnh về Phú Cường, Hưng Yên, Hưng Yên

Hình ảnh Phú Cường, Hưng Yên, Hưng Yên
Chăn nuôi bò tại Phú Cường- tp Hưng Yên- Hưng Yên
Hình ảnh Phú Cường, Hưng Yên, Hưng Yên
Đình làng Bồng Châu- Phú Cường- tp Hưng Yên- Hưng Yên
Hình ảnh Phú Cường, Hưng Yên, Hưng Yên
Gà Đông Tảo Hưng Yên

Dự án bất động sản tại Xã Phú Cường, Hưng Yên - Hưng Yên

Hiện chưa có dự án nào tại Xã Phú Cường, Hưng Yên - Hưng Yên

Xã Phú Cường gần với xã, phường nào?

Bản đồ vị trí Phú Cường

Ghi chú về Phú Cường

Thông tin về Xã Phú Cường, Thành phố Hưng Yên, Tỉnh Hưng Yên liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Xã Phú Cường, Thành phố Hưng Yên, Tỉnh Hưng Yên: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Phú Cường, Hưng Yên, Hưng Yên