Phường Lê Lợi, Thành phố Hưng Yên, Tỉnh Hưng Yên
Mục lục:
Thông tin tổng quan về Lê Lợi, Hưng Yên, Hưng Yên
Lê Lợi là 1 phường của thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên, nước Việt Nam.
UBND Tỉnh Hưng Yên: (0221) 3863823 - 3862750
BVĐK Hưng Yên: 0321 3862 406
Khách sạn Phố Hiến Hưng Yên: 84 321 3862 909
Tổng diện tích theo k2 là: 0,94 km²
Tổng số dân: 6.440 người (1999)
Nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, chia làm 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông). Mùa mưa kéo dài từ cuối tháng 4 đến tháng 10 hàng năm. Lượng mưa trong mùa mưa chiếm tới 70% tổng lượng mưa cả năm. Nhiệt độ trung bình: 23,2 °C
Năm 1831, khi tỉnh Hưng Yên được thành lập thì Văn miếu Xích Đằng thuộc hàng tỉnh. Văn miếu Xích Đằng được bắt đầu xây dựng từ thế kỷ XVII và được trùng tu, tôn tạo lớn vào năm Minh Mạng thứ 20 (Kỉ Hợi - 1839) trên nền của chùa làng Xích Đằng, xã Nhân Dục, tổng An Tảo, huyện Kim Động xưa, nay là phường Lam Sơn, thị xã Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên. Dấu tích còn lại đến ngày nay là 2 tháp đá: Phương Trượng tháp và Tịnh Mãn tháp.
Hiện tại Văn miếu đang thờ Khổng Tử, người được suy tôn là "Vạn thế sư biểu", và các chư hiền của Nho gia. Cùng thờ với Khổng Tử là Chu Văn An, người thầy giáo, người hiệu trưởng đầu tiên của Trường Quốc Tử Giám.
Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, Văn miếu Xích Đằng là cơ sở hoạt động bí mật của Trung ương, xứ ủy Bắc kỳ, tỉnh ủy Hưng Yên.
Năm 1992, Văn miếu Hưng Yên được Bộ Văn hoá - Thông tin xếp hạng là di tích lịch sử.
Theo "Đại Nam nhất thống chí”, Đinh Điền là người làng Đại Hữu (nay là xã Gia Phương, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình). Thuở nhỏ, ông thường cùng Đinh Bộ Lĩnh và những đứa trẻ cùng làng đi chăn trâu ở Thung Lau (nay là động Hoa Lư, xã Gia Hưng, huyện Gia Viễn) và chơi trò "cờ lau tập trận". Lớn lên, ông cùng Nguyễn Bặc, Lu Cơ, Trịnh Tú phò tá và giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân. Sau khi giang sơn thống nhất một mối, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế, xưng là Đinh Tiên Hoàng, đặt Quốc hiệu là Đại Cồ Việt, đóng đô tại Hoa Lư. Đinh Điền được Đinh Tiên Hoàng giao chỉ huy 10 đạo quân đi thu phục các sứ quân khác. Trên đường đi, qua trang Đằng Man, tổng An Tảo, phủ Khoái Châu, trấn Sơn Nam Thượng (nay là thôn Kim Đằng, phường Lam Sơn, TP. Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên), thấy thế đất tựa "Thanh Long, Bạch Hổ chầu về", Đinh Điền liền cho dựng doanh trại và lấy người con gái tên Môi Nương làm vợ.
Đinh Điền mất ngày 17/11 âm lịch năm Kỷ Mão (979). Sau khi ông mất, người dân địa phương đã lập đền thờ trên nền doanh trại để tưởng nhớ công ơn to lớn của ông.
Kiến trúc đền mang đậm phong cách thời Lê Trung Hưng (1533 - 1789), gồm Tiền tế và Hậu cung, được xây theo hình chữ đinh. Không gian đền khá rộng, trồng nhiều cây xanh tạo vẻ mát mẻ, thanh tịnh cho toàn bộ kiến trúc. Tiền tế được làm theo kiểu chồng diêm 2 tầng, 8 mái ngói vẩy rồng với 4 góc đao cong đắp nổi đầu rồng. Kết cấu các bộ vì kèo kiểu quá giang đơn giản, được nâng đỡ bằng hệ thống cột gỗ lim vững chắc. Trên đường bờ nóc đắp hình lưỡng long chầu nhật, 2 đầu kìm đắp "lưỡng ngư" (2 con cá chép). Phần cổ diêm giữa hai mái đắp 4 chữ Hán "Đinh Đại Linh Từ".
Kế tiếp Tiền tế là Hậu cung với mái lợp ngói mũi hài, gồm 3 gian. Kết cấu các vì kèo kiểu con chồng, đấu sen. Trên các con rường được chạm nổi hình hoa lá cách điệu. Tại gian giữa Hậu cung đặt bức tượng tướng quân Đinh Điền và phu nhân Phan Thị Môi Nương trong tư thế ngồi tọa thiền.
Ngoài kiến trúc đặc sắc, đền còn lưu giữ một số bức hoành phi, câu đối ca ngợi những người có công với triều đại nhà Đinh cùng nhiều cổ vật có giá trị như: tượng thờ mang phong cách kiến trúc thế kỷ 17 - 18,4 đạo sắc phong thời Lê, ngai thờ thời Lê.
Tháng 10 năm 1831 - niên hiệu Minh Mạng, triều đình Huế thực hiện một cuộc cải cách hành chính lớn trên toàn lãnh thổ Việt Nam, trong đó có việc xóa bỏ các đơn vị tổng, trấn... và chia cả nước lại thành 30 tỉnh. Tỉnh Hưng Yên theo đó được thành lập, lỵ sở của tỉnh được đóng ở khu vực Xích Đằng (phường Lam Sơn - Thành phố Hưng Yên ngày nay).
Sau Cách mạng Tháng Tám - 1945, thị xã Hưng Yên tiếp tục được chính quyền cách mạng chọn làm lỵ sở của tỉnh Hưng Yên.
Ngày 26 tháng 1 năm 1968, hai tỉnh Hưng Yên và Hải Dương hợp nhất thành tỉnh Hải Hưng, lỵ sở của tỉnh mới được đặt tại thị xã Hải Dương (nay là thành phố Hải Dương), còn thị xã Hưng Yên tạm thời mất đi vị thế trung tâm của cả tỉnh. Cùng với hoàn cảnh kinh tế khó khăn của cả nước trong thời gian đó và điều kiện giao thông không thuận lợi, thị xã Hưng Yên mất đi khá nhiều cơ hội để phát triển.
Sau năm 1975, thị xã Hưng Yên có 2 phường: Lê Lợi, Minh Khai và xã Hồng Châu.
Ngày 4 tháng 1 năm 1982, các xã Lam Sơn, Hiến Nam của huyện Kim Thi (nay là 2 huyện Kim Động và Ân Thi) được sáp nhập vào thị xã Hưng Yên.
Tình trạng này chỉ được giải quyết từ ngày 6 tháng 11 năm 1996, khi Quốc hội Việt Nam ra nghị quyết chia tách tỉnh Hải Hưng lại thành hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên như trước. Cùng với sự "lột xác" của tỉnh Hưng Yên, thị xã Hưng Yên cũng ngày càng lớn mạnh.
Ngày 24 tháng 2 năm 1997, thành lập phường Quang Trung và chuyển các xã Hồng Châu, Lam Sơn, Hiến Nam thành các phường có tên tương ứng.
Ngày 23 tháng 9 năm 2003, các xã Trung Nghĩa, Liên Phương, Hồng Nam, Quảng Châu thuộc huyện Tiên Lữ và xã Bảo Khê thuộc huyện Kim Động được sáp nhập vào thị xã Hưng Yên; cũng từ đó thành lập phường An Tảo.
Ngày 17 tháng 7 năm 2007, thị xã Hưng Yên được Bộ Xây dựng công nhận là đô thị loại III theo quyết định 1012/QĐ-BXD.
Ngày 19 tháng 1 năm 2009, thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ra Nghị định 04/NĐ - CP nâng cấp thị xã Hưng Yên lên thành thành phố Hưng Yên, mở ra một thời kỳ phát triển mới cho thành phố Hưng Yên. Đồng thời thành phố Hưng Yên cũng được phong tặng danh hiệu "Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân".
Thành phố Hưng Yên còn được gọi là Phố Hiến.
Ngày 6 tháng 8 năm 2013, thành phố Hưng Yên được mở rộng thêm trên cơ sở tách 2 xã: Hùng Cường, Phú Cường thuộc huyện Kim Động và 3 xã: Hoàng Hanh, Phương Chiểu, Tân Hưng thuộc huyện Tiên Lữ.
tp. Hưng Yên được kết nối với các tỉnh, thành khác qua các quốc lộ:
Quốc lộ 38A: TP.Bắc Ninh - Hải Dương (H.Cẩm Giàng) - TP.Hưng Yên - Hà Nam (Kim Bảng).
Quốc lộ 38B: TP.Hải Dương - TP.Hưng Yên - Ninh Bình.
Quốc lộ 39A: TP.Hưng Yên - Phố Nối (Quốc lộ 5A).
Quốc lộ 39B: TP.Hưng Yên - Thái Bình (H.Thái Thụy).
Một số tuyến xe bus chạy qua địa bàn TP.Hưng Yên:
Tuyến 205: BX.Lương Yên (Hà Nội)- Gia Lâm - Phố Nối - TP.Hưng Yên.
Tuyến 206: TP.Hải Dương - H.Thanh Miện (Hải Dương) - TP.Hưng Yên.
Tuyến 208: TP.Hưng Yên - Khoái Châu - Từ Hồ - Bần - BX.Giáp Bát.
Tuyến 209: BX.Giáp Bát (Hà Nội) - Đồng Văn (Hà Nam) - cầu Yên Lệnh - TP.Hưng Yên.
Tuyến 216: TP.Hải Dương - H.Ân Thi (Hưng Yên) - TP.Hưng Yên.
Tuyến HN08: BX.Quế Huyện Kim Bảng (Hà Nam) - TP.Phủ Lý - TP.Hưng Yên
Cầu Yên Lệnh
Trên địa bàn TP. Hưng Yên có các trường: Cao đẳng Sư phạm Hưng Yên, Đại học Chu Văn An,Trung cấp Nghệ Thuật Hưng Yên, Trung cấp Công nghiệp Hưng Yên,Trung cấp GTVT Hưng Yên...Hiện thành phố đang xúc tiến đầu tư xây dựng khu đô thị Đại học Phố Hiến với quy mô 1000 ha.
Một số đặc sản của thành phố Hưng Yên là nhãn lồng, mật ong, long nhãn, hạt sen, bún thang lươn,...
Phường / Xã / Thị trấn cùng tên Lê Lợi:
Các số điện thoại quan trọng
UBND Tỉnh Hưng Yên: (0221) 3863823 - 3862750
BVĐK Hưng Yên: 0321 3862 406
Khách sạn Phố Hiến Hưng Yên: 84 321 3862 909
Tổng diện tích theo k2 là: 0,94 km²
Tổng số dân: 6.440 người (1999)
Địa lý thời tiết
Tọa độ: 20°39′6″B 106°3′28″ĐNằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, chia làm 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông). Mùa mưa kéo dài từ cuối tháng 4 đến tháng 10 hàng năm. Lượng mưa trong mùa mưa chiếm tới 70% tổng lượng mưa cả năm. Nhiệt độ trung bình: 23,2 °C
Lịch sử
Văn miếu Xích Đằng có tên như vậy vì được xây dựng trên đất làng Xích Đằng, xưa kia là văn miếu của trấn Sơn Nam căn cứ vào khánh, chuông còn lại ở văn miếu.Năm 1831, khi tỉnh Hưng Yên được thành lập thì Văn miếu Xích Đằng thuộc hàng tỉnh. Văn miếu Xích Đằng được bắt đầu xây dựng từ thế kỷ XVII và được trùng tu, tôn tạo lớn vào năm Minh Mạng thứ 20 (Kỉ Hợi - 1839) trên nền của chùa làng Xích Đằng, xã Nhân Dục, tổng An Tảo, huyện Kim Động xưa, nay là phường Lam Sơn, thị xã Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên. Dấu tích còn lại đến ngày nay là 2 tháp đá: Phương Trượng tháp và Tịnh Mãn tháp.
Hiện tại Văn miếu đang thờ Khổng Tử, người được suy tôn là "Vạn thế sư biểu", và các chư hiền của Nho gia. Cùng thờ với Khổng Tử là Chu Văn An, người thầy giáo, người hiệu trưởng đầu tiên của Trường Quốc Tử Giám.
Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, Văn miếu Xích Đằng là cơ sở hoạt động bí mật của Trung ương, xứ ủy Bắc kỳ, tỉnh ủy Hưng Yên.
Năm 1992, Văn miếu Hưng Yên được Bộ Văn hoá - Thông tin xếp hạng là di tích lịch sử.
Theo "Đại Nam nhất thống chí”, Đinh Điền là người làng Đại Hữu (nay là xã Gia Phương, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình). Thuở nhỏ, ông thường cùng Đinh Bộ Lĩnh và những đứa trẻ cùng làng đi chăn trâu ở Thung Lau (nay là động Hoa Lư, xã Gia Hưng, huyện Gia Viễn) và chơi trò "cờ lau tập trận". Lớn lên, ông cùng Nguyễn Bặc, Lu Cơ, Trịnh Tú phò tá và giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân. Sau khi giang sơn thống nhất một mối, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế, xưng là Đinh Tiên Hoàng, đặt Quốc hiệu là Đại Cồ Việt, đóng đô tại Hoa Lư. Đinh Điền được Đinh Tiên Hoàng giao chỉ huy 10 đạo quân đi thu phục các sứ quân khác. Trên đường đi, qua trang Đằng Man, tổng An Tảo, phủ Khoái Châu, trấn Sơn Nam Thượng (nay là thôn Kim Đằng, phường Lam Sơn, TP. Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên), thấy thế đất tựa "Thanh Long, Bạch Hổ chầu về", Đinh Điền liền cho dựng doanh trại và lấy người con gái tên Môi Nương làm vợ.
Đinh Điền mất ngày 17/11 âm lịch năm Kỷ Mão (979). Sau khi ông mất, người dân địa phương đã lập đền thờ trên nền doanh trại để tưởng nhớ công ơn to lớn của ông.
Kiến trúc đền mang đậm phong cách thời Lê Trung Hưng (1533 - 1789), gồm Tiền tế và Hậu cung, được xây theo hình chữ đinh. Không gian đền khá rộng, trồng nhiều cây xanh tạo vẻ mát mẻ, thanh tịnh cho toàn bộ kiến trúc. Tiền tế được làm theo kiểu chồng diêm 2 tầng, 8 mái ngói vẩy rồng với 4 góc đao cong đắp nổi đầu rồng. Kết cấu các bộ vì kèo kiểu quá giang đơn giản, được nâng đỡ bằng hệ thống cột gỗ lim vững chắc. Trên đường bờ nóc đắp hình lưỡng long chầu nhật, 2 đầu kìm đắp "lưỡng ngư" (2 con cá chép). Phần cổ diêm giữa hai mái đắp 4 chữ Hán "Đinh Đại Linh Từ".
Kế tiếp Tiền tế là Hậu cung với mái lợp ngói mũi hài, gồm 3 gian. Kết cấu các vì kèo kiểu con chồng, đấu sen. Trên các con rường được chạm nổi hình hoa lá cách điệu. Tại gian giữa Hậu cung đặt bức tượng tướng quân Đinh Điền và phu nhân Phan Thị Môi Nương trong tư thế ngồi tọa thiền.
Ngoài kiến trúc đặc sắc, đền còn lưu giữ một số bức hoành phi, câu đối ca ngợi những người có công với triều đại nhà Đinh cùng nhiều cổ vật có giá trị như: tượng thờ mang phong cách kiến trúc thế kỷ 17 - 18,4 đạo sắc phong thời Lê, ngai thờ thời Lê.
Tháng 10 năm 1831 - niên hiệu Minh Mạng, triều đình Huế thực hiện một cuộc cải cách hành chính lớn trên toàn lãnh thổ Việt Nam, trong đó có việc xóa bỏ các đơn vị tổng, trấn... và chia cả nước lại thành 30 tỉnh. Tỉnh Hưng Yên theo đó được thành lập, lỵ sở của tỉnh được đóng ở khu vực Xích Đằng (phường Lam Sơn - Thành phố Hưng Yên ngày nay).
Sau Cách mạng Tháng Tám - 1945, thị xã Hưng Yên tiếp tục được chính quyền cách mạng chọn làm lỵ sở của tỉnh Hưng Yên.
Ngày 26 tháng 1 năm 1968, hai tỉnh Hưng Yên và Hải Dương hợp nhất thành tỉnh Hải Hưng, lỵ sở của tỉnh mới được đặt tại thị xã Hải Dương (nay là thành phố Hải Dương), còn thị xã Hưng Yên tạm thời mất đi vị thế trung tâm của cả tỉnh. Cùng với hoàn cảnh kinh tế khó khăn của cả nước trong thời gian đó và điều kiện giao thông không thuận lợi, thị xã Hưng Yên mất đi khá nhiều cơ hội để phát triển.
Sau năm 1975, thị xã Hưng Yên có 2 phường: Lê Lợi, Minh Khai và xã Hồng Châu.
Ngày 4 tháng 1 năm 1982, các xã Lam Sơn, Hiến Nam của huyện Kim Thi (nay là 2 huyện Kim Động và Ân Thi) được sáp nhập vào thị xã Hưng Yên.
Tình trạng này chỉ được giải quyết từ ngày 6 tháng 11 năm 1996, khi Quốc hội Việt Nam ra nghị quyết chia tách tỉnh Hải Hưng lại thành hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên như trước. Cùng với sự "lột xác" của tỉnh Hưng Yên, thị xã Hưng Yên cũng ngày càng lớn mạnh.
Ngày 24 tháng 2 năm 1997, thành lập phường Quang Trung và chuyển các xã Hồng Châu, Lam Sơn, Hiến Nam thành các phường có tên tương ứng.
Ngày 23 tháng 9 năm 2003, các xã Trung Nghĩa, Liên Phương, Hồng Nam, Quảng Châu thuộc huyện Tiên Lữ và xã Bảo Khê thuộc huyện Kim Động được sáp nhập vào thị xã Hưng Yên; cũng từ đó thành lập phường An Tảo.
Ngày 17 tháng 7 năm 2007, thị xã Hưng Yên được Bộ Xây dựng công nhận là đô thị loại III theo quyết định 1012/QĐ-BXD.
Ngày 19 tháng 1 năm 2009, thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ra Nghị định 04/NĐ - CP nâng cấp thị xã Hưng Yên lên thành thành phố Hưng Yên, mở ra một thời kỳ phát triển mới cho thành phố Hưng Yên. Đồng thời thành phố Hưng Yên cũng được phong tặng danh hiệu "Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân".
Thành phố Hưng Yên còn được gọi là Phố Hiến.
Ngày 6 tháng 8 năm 2013, thành phố Hưng Yên được mở rộng thêm trên cơ sở tách 2 xã: Hùng Cường, Phú Cường thuộc huyện Kim Động và 3 xã: Hoàng Hanh, Phương Chiểu, Tân Hưng thuộc huyện Tiên Lữ.
Kinh tế- Giao thông
Tốc độ tăng trưởng kinh tế, các hoạt động dịch vụ, thương mại phát triển khá, đời sống của nhân dân không ngừng được nâng cao. Các mặt văn hóa xã hội, giáo dục y tế, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Trong nhiệm kỳ tới, Đảng bộ phường đặt mục tiêu hàng năm có trên 90% chi bộ đảng đạt trong sạch, vững mạnh, tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng bình quân trên 17%, thu nhập bình quân đầu người đến năm 2020 đạt trên 80 triệu đồng, thu ngân sách hàng năm tăng trên 15%, 100% khu phố đạt danh hiệu khu phố văn hóa.tp. Hưng Yên được kết nối với các tỉnh, thành khác qua các quốc lộ:
Quốc lộ 38A: TP.Bắc Ninh - Hải Dương (H.Cẩm Giàng) - TP.Hưng Yên - Hà Nam (Kim Bảng).
Quốc lộ 38B: TP.Hải Dương - TP.Hưng Yên - Ninh Bình.
Quốc lộ 39A: TP.Hưng Yên - Phố Nối (Quốc lộ 5A).
Quốc lộ 39B: TP.Hưng Yên - Thái Bình (H.Thái Thụy).
Một số tuyến xe bus chạy qua địa bàn TP.Hưng Yên:
Tuyến 205: BX.Lương Yên (Hà Nội)- Gia Lâm - Phố Nối - TP.Hưng Yên.
Tuyến 206: TP.Hải Dương - H.Thanh Miện (Hải Dương) - TP.Hưng Yên.
Tuyến 208: TP.Hưng Yên - Khoái Châu - Từ Hồ - Bần - BX.Giáp Bát.
Tuyến 209: BX.Giáp Bát (Hà Nội) - Đồng Văn (Hà Nam) - cầu Yên Lệnh - TP.Hưng Yên.
Tuyến 216: TP.Hải Dương - H.Ân Thi (Hưng Yên) - TP.Hưng Yên.
Tuyến HN08: BX.Quế Huyện Kim Bảng (Hà Nam) - TP.Phủ Lý - TP.Hưng Yên
Cầu Yên Lệnh
Y tế- Giáo dục
Hiện nay thành phố có Bệnh viện Đa khoa Hưng Yên, Bệnh viện Sản nhi Hưng Yên, Bệnh viện Lao Hưng Yên, Bệnh viện tư nhân Hưng Hà, Bệnh viện tư nhân Việt Pháp,...Trên địa bàn TP. Hưng Yên có các trường: Cao đẳng Sư phạm Hưng Yên, Đại học Chu Văn An,Trung cấp Nghệ Thuật Hưng Yên, Trung cấp Công nghiệp Hưng Yên,Trung cấp GTVT Hưng Yên...Hiện thành phố đang xúc tiến đầu tư xây dựng khu đô thị Đại học Phố Hiến với quy mô 1000 ha.
Du lịch
Chùa Đông, Lê Lợi, tp. Hưng Yên, Hưng Yên, nước Việt NamMột số đặc sản của thành phố Hưng Yên là nhãn lồng, mật ong, long nhãn, hạt sen, bún thang lươn,...
Phường / Xã / Thị trấn cùng tên Lê Lợi:
Xem thêm:
- Nhà đất bán tại Thành phố Hưng Yên
- Bán nhà riêng tại Thành phố Hưng Yên
- Bán đất tại Thành phố Hưng Yên
- Bán căn hộ chung cư tại Thành phố Hưng Yên
- Bán nhà mặt phố tại Thành phố Hưng Yên
- Nhà đất cho thuê tại Thành phố Hưng Yên
- Dự án BĐS tại Thành phố Hưng Yên
- Tin BĐS tại Tỉnh Hưng Yên
- Nhà môi giới BĐS tại Thành phố Hưng Yên
Hình ảnh về Lê Lợi, Hưng Yên, Hưng Yên
Phường Lê Lợi- Tp Hưng Yên- Hưng Yên
Chợ Phố Hiến Phường Lê Lợi- Tp Hưng Yên- Hưng Yên
Chả gà chiên thập cẩm
Dự án bất động sản tại Phường Lê Lợi, Hưng Yên - Hưng Yên
Phường Lê Lợi gần với xã, phường nào?
Bản đồ vị trí Lê Lợi
Chi nhánh / cây ATM tại Lê Lợi, Hưng Yên, Hưng Yên
Chi nhánh/ PGD ngân hàng ở Phường Lê Lợi - Thành phố Hưng Yên - Hưng Yên
STT | Ngân hàng | Tên CN/ PGD | Địa chỉ |
---|---|---|---|
1 | DongABank | Chi nhánh Hưng Yên | 6 Nguyễn Thiện Thuật, Phường Lê Lợi, TP. Hưng Yên, Hưng Yên |
2 | BacABank | Chi nhánh Hưng Yên | Số 7, Đường Điện Biên 1, Phường Lê Lợi, TP. Hưng Yên, Hưng Yên |
3 | VietinBank | Chi nhánh Hưng Yên | Số 1 Điện Biên 1, Phường Lê Lợi, Thành phố Hưng Yên, Hưng Yên |
4 | NCB | Phòng Giao dịch 01 | 94 Đường Điên Biên 1, Phường Lê Lợi, TP. Hưng Yên, Hưng Yên |
5 | ACB | Phòng giao dịch Phố Hiến | 04 Nguyễn Thiện Thuật, P. Lê Lợi, Thành phố Hưng Yên, Tỉnh Hưng Yên |
6 | MBBank | Phòng Giao dịch Phố Hiến | Số 156 Điện Biên, Phường Lê Lợi, TP. Hưng Yên, Hưng Yên |
Cây ATM ngân hàng ở Phường Lê Lợi - Thành phố Hưng Yên - Hưng Yên
STT | Ngân hàng | Tên cây ATM | Địa chỉ |
---|---|---|---|
1 | VietinBank | Hưng Yên | Số 1 Điện Biên 1, Phường Lê Lợi, Thành phố Hưng Yên, Hưng Yên |
2 | ACB | Pgd Phố Hiến | 04 Nguyễn Thiện Thuật, P. Lê Lợi, Thành phố Hưng Yên, Tỉnh Hưng Yên |
3 | DongABank | Phòng Giao Dịch Hưng Yên | 6 Nguyễn Thiện Thuật, Phường Lê Lợi, TP. Hưng Yên, Hưng Yên |
4 | DongABank | Phòng Giao Dịch Phố Hiến | 06, Nguyễn Thiện Thuật, Phường Lê Lợi, TP. Hưng Yên, Tỉnh Hưng Yên |
5 | BacABank | Số 7 Điện Biên | Số 7 Điện Biên, Phường Lê Lợi, TP. Hưng Yên, Hưng Yên |
Ghi chú về Lê Lợi
Thông tin về Phường Lê Lợi, Thành phố Hưng Yên, Tỉnh Hưng Yên liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Phường Lê Lợi, Thành phố Hưng Yên, Tỉnh Hưng Yên: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Lê Lợi, Hưng Yên, Hưng Yên
Từ khóa tìm kiếm:
Phường Lê Lợi, Thành phố Hưng Yên, Tỉnh Hưng Yên: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Lê Lợi, Hưng Yên, Hưng Yên