Tỉnh thành VN > Hưng Yên > Huyện Tiên Lữ > Xã Dị Chế

Xã Dị Chế, Huyện Tiên Lữ, Tỉnh Hưng Yên

Thông tin tổng quan về Dị Chế, Tiên Lữ, Hưng Yên

Dị Chế là 1 xã của huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên, nước Việt Nam.

Các số điện thoại quan trọng


Bưu điện Tiên Lữ: +84 321 3854 300
UBND Tỉnh Hưng Yên: (0221) 3863823 - 3862750
BVDK Tiên Lữ: +84 321 3873 308
Taxi Mai Linh Hưng Yên: 03213.52.52.52
Khách sạn Phố Hiến Hưng Yên: 84 321 3862 909
NH nông nghiệp và phát triển nông thôn: 063 3828364
Phòng vé hàng không VN: 063 3825413

Địa lý thời tiết

Diện Tích: 5,27 km².
Tổng số dân: 6759 người tháng 1999
Tọa độ: 20°41′37″B 106°07′20″Đ
Khí hậu trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, từ tháng 5 đến tháng 10 nhiệt độ trung bình từ 24 - 27°C, đây là mùa có nhiều mưa bão, ảnh hưởng đến phát triển sản xuất, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 18 - 24°C. Độ ẩm tương đối hàng năm là 86%. Lượng mưa trung bình từ 1680 - 1730mm, có năm lượng mưa trên 2000mmm (do vị trí địa lý nên lượng mưa thường cao hơn các huyện phía bắc tỉnh từ 100 - 200mm và tập trung vào các tháng 8,9). Diện tích tự nhiên của Huyện Tiên Lữ là 115,10km2.

lịch sử

Thế kỷ thứ X, Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán, dừng chân tại nơi đây và sau này có hai xã được đặt tên: Ngô Quyền, thị trấn Vương. Thời Tiền Lê nằm trong Khoái Lộ. Thời nhà Lý chia cả nước thành 24 lộ, thuộc lộ Khoái Châu. Đời Trần Thái Tông (năm Nhâm Dần 1252) gọi là huyện Tiên Hoa thuộc phủ Khoái Châu. Thời Hậu Lê gọi là huyện Tiên Lữ phủ Khoái Châu. Năm Quang Thuận thứ 10 (1469) là huyện Tiên Lữ thuộc Sơn Nam.
Năm Cảnh Hưng thứ hai (1741) huyện Tiên Lữ thuộc phủ Khoái Châu vùng Sơn Nam Thượng. Thời Nguyễn năm 1831, tỉnh Hưng Yên được thành lập, huyện Tiên Lữ thuộc phủ Tiên Hưng. Năm 1890, thành lập tỉnh Thái Bình, huyện Thần Khê chuyển về tỉnh Thái Bình, phủ Tiên Hưng còn lại 4 huyện: Tiên Lữ, Phù Cừ, Duyên Hà, Hưng Nhân. Năm Thành Thái thứ 6 (1894) chuyển huyện Tiên Lữ, Phù Cừ về phủ Khoái Châu. Năm 1947 huyện Văn Giang (Bắc Ninh) chuyển về Hưng Yên, lúc này huyện Tiên Lữ là một trong 9 huyện của tỉnh Hưng Yên.
Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, quân và dân huyện Tiên Lữ đã huy động toàn bộ sức người, sức của cho tiền tuyến. Qua hai cuộc kháng chiến, toàn huyện có 25.000 thanh niên lên đường nhập ngũ. Đã có 3.236 liệt sỹ, 1.751 thương binh, bệnh binh, 111 bà mẹ Việt Nam Anh hùng, 6 Anh hùng lực lượng vũ trang, 1 Anh hùng lao động.
Năm 1999 huyện Tiên Lữ được Đảng và Nhà nước tặng thưởng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; một số xã cũng được tặng thưởng danh hiệu này là: Hưng Đạo, Hải Triều, Thiện Phiến, Lệ Xá, Nhật Tân, Dị Chế.
Huyện Tiên Lữ được tách ra từ huyện Phù Tiên cũ (chia thành Tiên Lữ và Phù Cừ) vào năm 1997 khi tỉnh Hải Hưng tách thành hai tỉnh Hưng Yên và Hải Dương.
Ngày 23 tháng 9 năm 2003, các xã Trung Nghĩa, Liên Phương, Hồng Nam, Quảng Châu được sáp nhập vào thị xã Hưng Yên.
Từ ngày 6 tháng 8 năm 2013, các xã Tân Hưng, Phương Chiểu, Hoàng Hanh được sáp nhập vào thành phố Hưng Yên.

Kinh tế

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ xã Di Chế (Tiền Lữ) khoá 23, tất cả các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của xã đều đạt và vượt so với kế hoạch.
Năm 2004, tổng giá trị thu nhập toàn xã đạt 40 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 10%/năm (vượt 3%). Thu nhập bình quân đầu người đạt 3,5 triệu đồng/người/năm (vượt 11,3%). Số hộ giàu chiếm tỷ lệ 28%. Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 4%. Các công trình dân sinh được xã đầu tư nâng cấp khang trang, đáp ứng nhu cầu cho nhân dân. Đảng bộ xã Dị Chế 9 năm liền được công nhận là Đảng bộ trong sạch vững mạnh.
Để có được những kết quả đó, trước hết Đảng uỷ xã thường xuyên coi trọng quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, của Tỉnh uỷ, Huyện uỷ, coi công tác xây dựng Đảng là then chốt, phát triển kinh tế là trung tâm. BCH Đảng bộ và các đảng viên trong Đảng bộ đoàn kết hoạt động theo quy chế chung bảo đảm lãnh đạo đi đôi với kiểm tra. Đảng bộ đã mạnh dạn đổi mới phương thức hoạt động lãnh đạo phát triển kinh tế xã hội. Những nghị quyết của Đảng uỷ xã đã được UBND xã triển khai cụ thể hoá thành đề án chương trình hành động như: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi, bảo đảm an ninh quốc phòng, chăm lo phát triển sự nghiệp y tế - giáo dục; đổi mới tổ chức quản lý HTX dịch vụ nông nghiệp...
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ 23 xác định phát triển nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, sản xuất lương thực là trọng tâm. Gần 5 năm qua, Đảng bộ đã tập trung sức chỉ đạo nông nghiệp chuyển đổi theo hướng sản xuất hàng hoá. Xã mạnh dạn tạo điều kiện và khuyến khích nông dân đổi mới cơ cấu cây trồng, mùa vụ đưa giống lúa thuần, giống lúa lai có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. Để hỗ trợ nhân dân sản xuất hiệu quả, xã coi trọng việc phổ biến hướng dẫn nông dân thực hiện các biện pháp kỹ thuật thâm canh ứng dụng tiến bộ KHKT. Việc dồn thửa đổi ruộng được xã tuyên truyền tích cực nên nhân dân đồng tình hưởng ứng, tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp và mô hình sản xuất.
Hợp tác xã kinh doanh dịch vụ nông nghiệp của xã đã được củng cố và hoạt động hiệu quả thúc đẩy sản xuất phát triển toàn diện. Diện tích cấy lúa hàng năm của xã là 338 ha. Năng suất sản lượng lúa của xã liên tục tăng. Năm 2004 sản lượng lúa là 3.833 tấn (tăng 1.183 tấn so với năm 2000). Ngoài 2 vụ, Đảng bộ xã chỉ đạo nông dân đẩy mạnh trồng cây vụ đông với diện tích gieo trồng hàng năm chiếm 40% diện tích canh tác. Trong những năm qua, chăn nuôi được chú trọng phát triển, đàn lợn nái hiện có 458 con, lợn thương phẩm 3.650 con, sản lượng lợn thịt 219 tấn, trâu bò 127 con, gia cầm 38.650 con (vượt kế hoạch 28,8%), sản lượng cá 98.7 tấn (vượt kế hoạch 9,6%). Một số hộ đã chuyển sang nuôi các con có giá trị kinh tế hàng hoá cao như ba ba, gà siêu thịt, ngan Pháp...
Thực hiện đề án chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phong trào chuyển đổi phá bỏ vườn tạp sang trồng cây có giá trị kinh tế cao được nhân dân hưởng ứng. Hiện nay nhiều hộ đã tập trung trồng một số cây có giá trị như nhãn, vải.... Để giúp nông dân sản xuất chăn nuôi đạt hiệu quả, Đảng bộ xã chú trọng lãnh đạo xây dựng phát triển hệ thống thuỷ lợi. Hàng năm xã đã đầu tư hơn 10 triệu đồng, hàng nghìn ngày công lao động tu bổ bờ vùng, bờ thửa, sửa chữa máy móc, trạm bơm đưa vào hoạt động tưới tiêu kịp thời. Cùng với việc chú trọng phát triển nông nghiệp, xã đã phát huy những lợi thế của xã như gần trung tâm huyện, có đường giao thông đi qua, có chợ... để phát triển ngành nghề dịch vụ. Hiện nay nhân dân trong xã đang tập trung phát triển các nghề truyền thống như nghề làm mành, mây tre đan, xây và mộc. Một số nghề đang phát triển như chế biến lương thực, nghề cơ khí, dịch vụ vận tải... Các nghề phụ này thu hút khoảng 500 hộ, giải quyết việc làm cho nhiều lao động trong xã.
Bên cạnh đó các lĩnh vực y tế, giáo dục được xã quan tâm lãnh đạo, đầu tư cơ sơ vật chất cho 3 cấp học tạo thuận lợi cho giáo dục phát triển; huy động được 100% trẻ em 5 tuổi đến lớp; chất lượng giáo dục được nâng cao. Trong 5 năm, xã có 32 học sinh tiểu học và 19 học sinh THCS giỏi cấp tỉnh; 90 học sinh tiểu học và 122 học sinh THCS giỏi cấp huyện; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp tiểu học, THCS đạt 99%- 100%.
Phong trào xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư được chú trọng, các đoàn thể tích cực phối hợp tham gia. Đời sống văn hoá ngày càng được cải thiện, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm không có trọng án và các tệ nạn xã hội.
Đảng bộ xã đã thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết, đặc biệt là sinh hoạt tự phê bình và phê bình theo nghị quyết Trung ương 6 (lần 2), bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng. Xã thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở. Trong việc triển khai thực hiện các nghị quyết, Đảng bộ giao nhiệm vụ cụ thể cho từng chi bộ, từng đảng viên và thường xuyên kiểm tra giám sát kết quả, hiệu quả hoạt động lấy đó làm tiêu chí đánh giá chất lượng đảng viên, tổ chức cơ sở Đảng trong Đảng bộ. Năm 2004, qua bình xét có 11/11 chi bộ thuộc Đảng bộ đạt trong sạch vững mạnh. Trong nhiệm kỳ, Đảng bộ kết nạp được 35 đảng viên mới.
Chuẩn bị Đại hội Đảng bộ xã khoá 24 nhiệm kỳ 2005- 2010, Đảng bộ xã xây dựng mục tiêu phương hướng đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội nâng cao đời sống mọi mặt của nhân dân phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 10%/năm, thu nhập bình quân đầu người 5 triệu đồng/năm, 80% lao động trong độ tuổi có việc làm và tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng giáo dục, khám chữa bệnh, hoạt động văn hoá cho nhân dân.

Văn hóa du lịch

Chùa Đống Cao xã An Viên- Tiên Lữ- Hưng Yên
Giếng và Miếu làng: Nội Lễ - An Viên - Tiên Lữ - Hưng Yên
Đền Đậu An An Viên - Tiên Lữ - Hưng Yên
Một số đặc sản Hưng Yên là nhãn lồng, mật ong, long nhãn, Cá mòi sông Hồng, hạt sen, bún thang lươn, Đặc sản gà Đông Tảo Hưng Yên, bánh giày, chả gà tiêu quán, ếch om Phượng Toàn, tương Bần... .

Hình ảnh về Dị Chế, Tiên Lữ, Hưng Yên


Ruộng xã Dị Chế- Tiên Lữ- Hưng Yên

xã Dị Chế- Tiên Lữ- Hưng Yên

Nhãn lồng Hưng Yên

Dự án bất động sản tại Xã Dị Chế, Tiên Lữ - Hưng Yên

Hiện chưa có dự án nào tại Xã Dị Chế, Tiên Lữ - Hưng Yên

Xã Dị Chế gần với xã, phường nào?

Vị trí Dị Chế

Ghi chú về Dị Chế

Thông tin về Xã Dị Chế, Huyện Tiên Lữ, Tỉnh Hưng Yên liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Xã Dị Chế, Huyện Tiên Lữ, Tỉnh Hưng Yên: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Dị Chế, Tiên Lữ, Hưng Yên