Tỉnh thành VN > Hưng Yên > Huyện Văn Giang > Xã Phụng Công

Xã Phụng Công, Huyện Văn Giang, Tỉnh Hưng Yên

Thông tin tổng quan về Phụng Công, Văn Giang, Hưng Yên

Phụng Công là 1 xã của huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, nước Việt Nam. Xã này ở thế kỷ X từng là căn cứ Tế Giang của sứ quân Lã Đường, một tướng giỏi thời loạn 12 sứ quân.

Các số điện thoại quan trọng


Bưu điện Văn Giang: +84 321 3931 889
UBND Tỉnh Hưng Yên: (0221) 3863823 - 3862750
BVDK Văn Giang: (0221)393151
Taxi Mai Linh Hưng Yên: 03213.52.52.52
Khách sạn Phố Hiến Hưng Yên: 84 321 3862 909
NH nông nghiệp và phát triển nông thôn: 063 3828364
Phòng vé hàng không VN: 063 3825413

Địa lý thời tiết

Diện Tích: 4,88 km².
Tổng số dân: 5.476 người tháng 12/2009.
Xã Phụng Công nằm ở phía tây bắc của huyện Văn Giang.
Phía bắc giáp các xã Xuân Quan và Cửu Cao, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
Phía đông giáp với xã Cửu Cao, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
Phía nam giáp thị trấn Văn Giang, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên và xã Văn Đức, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội..
Phía tây giáp với xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.

Kinh tế

Xã Phụng Công, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên nổi tiếng xa gần với nghề trồng cây cảnh. Nhờ có nghề này, dân Phụng Công ai cũng trở thành triệu phú, tỷ phú. Và, Phụng Công còn nổi tiếng là mảnh đất... "khát con trai". Phụ nữ xã này, mười lần sinh nở thì có tới sáu, bảy lần sinh "hoàng tử". Vậy là nhà nào có nàng "công chúa" bỗng nhiên trở thành có giá, khách khứa ra vào rôm rả, ai cũng nửa đùa nửa thật, "đặt chỗ" cho cậu "hoàng tử" nhà mình sau mười tám, hai mươi năm nữa.
Ðổi đời nhờ cây cảnh
Phụng Công nằm bên bờ sông Hồng. Từ ngàn đời nay, cũng như bao làng quê bám theo dòng sông Cái, Phụng Công cũng nhờ màu mỡ của hạt phù sa trồng lúa, trồng ngô, trồng khoai, trồng dâu... nuôi người. Người nông dân chỉ trông vào hạt lúa, củ khoai... không đói nhưng, cũng khó mà giàu.
Cách đây khoảng hai mươi năm, người dân Phụng Công chuyển sang nghề trồng hoa, trồng cây cảnh. Họ trồng hoa quanh năm, ngoài việc trồng và tạo thế cho hoa và cây cảnh, vài năm trở lại đây, nhiều hộ dân đã chuyển sang chiết, ghép hoa giống để bán cho các tỉnh trong cả nước. Ông Nguyễn Phùng Hưng, Phó Chủ tịch UBND xã Phụng Công cho biết: "Mỗi năm toàn xã thu được trên vài chục tỷ đồng từ trồng hoa. So với trồng lúa, nghề trồng hoa và cây cảnh cho thu nhập cao hơn rất nhiều. Các dịp lễ, Tết, trung bình mỗi nhà thu về vài chục triệu đồng là chuyện bình thường".
Chẳng thế mà có người ví von: "Một cây cảnh có thể đánh ngã cả sào lúa". Với những gia đình trường vốn, biết nghề trồng cây cảnh càng có thu nhập cao. Trong nhà chỉ cần có vài ba chục cây cảnh, cây thế là có bạc tỷ. Nghề trồng hoa và cây cảnh không chỉ tạo việc làm, cho thu nhập cao bởi cây cảnh Phụng Công nổi tiếng đẹp và có giá trị kinh tế mà còn cải tạo Phụng Công trở thành một vùng làng quê trù phú, xanh mát, đường làng rải bê-tông rộng thênh thang. Những ngôi nhà bạc tỷ mọc lên san sát trông chẳng khác nhà cửa nơi thành phố.
Nhờ có nghề trồng hoa, cây cảnh, chỉ sau một thời gian ngắn Phụng Công trở thành xã giàu có vào loại nhất của huyện Văn Giang, thậm chí vào loại nhất nhì tỉnh Hưng Yên.
Mức chênh lệch giới tính "kỷ lục"
Kinh tế phát triển, nhà nào "cũng có của ăn của để" lại là lúc người Phụng Công mong muốn có con trai để nối dõi tông đường. Thêm vào đó, suy nghĩ "con gái khi lấy chồng là con người ta, cha mẹ chỉ trông cậy vào con trai lúc tuổi già" lại càng làm cho mọi người mong muốn có con trai hơn. Có một nguyên nhân sâu xa nữa dù người trong cuộc không nói nhưng ai cũng hiểu một gia đình có con trai thì sẽ được coi trọng hơn.
Chuyện các gia đình ở trong làng có ba bốn con không phải là chuyện hiếm bởi nhà nào cũng mong ngóng cậu quý tử ra đời. Những người phụ nữ nơi đây ngoài phải lo cái ăn, cái mặc, chăm sóc gia đình, con cái còn phải cố gắng sinh được con trai. Bởi nếu như không đẻ được cậu quý tử là đồng nghĩa với việc làm chồng mất mặt với họ hàng làng xóm, dẫn đến việc bị chồng hắt hủi và canh cánh nỗi lo mất chồng.
Ðiển hình như nhà chị Nguyễn Thị Thanh ở thôn Tháp, lâu nay vẫn mang tiếng không biết đẻ, bởi ba lần đẻ thì cả ba lần đều ra... con gái. Không chịu thua chị kém em, chị liều sinh thêm một lần nữa xem sao. Lần này chị được một cậu con trai. Giá như đứa con đầu lòng là một cậu quý tử thì chị không đến nỗi phải sinh đến lần thứ tư. Lần này đẻ được thằng cu, chị vui một thì anh vui mười, bởi từ nay trở đi mỗi lần đi ăn cỗ anh không còn bị chỉ trích là không biết đẻ và ngồi mâm các bà nữa và quan trọng nhất là anh đã có người để nối dõi tông đường...
Ðể có được "quý tử", nhiều gia đình sinh con một bề là gái tìm đủ mọi biện pháp từ "khoa học" cho đến hình thức mê tín dị đoan đến mức ngớ ngẩn. Ðây là một thách thức không nhỏ với công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình của huyện Văn Giang nói chung và xã Phụng Công nói riêng. Ông Ðỗ Trần Phương, Giám đốc Trung tâm Dân số, kế hoạch hóa gia đình huyện Văn Giang cho biết: "Mặc dù, Trung tâm dân số kế hoạch hóa gia đình huyện Văn Giang đã phối hợp với xã Phụng Công tổ chức các Hội nghị tuyên truyền Pháp lệnh dân số nhằm hạn chế các hành vi không phù hợp với việc sinh đẻ theo quy luật tự nhiên. Thế nhưng, tình trạng chênh lệnh giới tính ở đây vẫn tăng cao". Họ đâu biết rằng nếu không cân bằng giới tính thì sau 20 năm nữa thôi, cứ ba hay bốn chàng trai sẽ có một chàng ế vợ. Viễn cảnh các bậc cha mẹ ở Phụng Công phải vác trầu cau đi sang các địa phương khác hay sang xứ người để kiếm vợ cho con trai của mình sẽ thành hiện thực.
Bên cạnh các gia đình khát thèm con trai để nối dõi tông đường, có những gia đình tràn đầy hạnh phúc dù chỉ sinh con một bề trai hoặc gái như gia đình anh Cao Xuân Lãnh và chị Phạm Thị Lan Anh ở thôn Ðầu. Là con trai độc đinh của dòng họ Cao, bố anh là liệt sĩ hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Lập gia đình, anh chị chịu áp lực của dòng họ là sinh được con trai để duy trì nòi giống. Tuy nhiên, cả hai lần sinh, anh chị không sinh được con trai mà thay vào đó là hai cô con gái. Cho dù không sinh được con trai nhưng anh chị không lấy đó là buồn phiền mà anh Lãnh còn rất tự hào về hai cô con gái của mình. Không chỉ có anh chị suy nghĩ như vậy, mẹ anh Lãnh cũng là người có tư tưởng tiến bộ. Bà động viên con dâu là có đẻ nữa thì đẻ cho bà thêm cô cháu gái nữa, bởi với bà thì cháu trai hay cháu gái bà đều yêu quý như nhau.
Cũng bởi tâm lý chuộng trai hơn gái cộng với điều kiện kinh tế khá giả cộng với nhiều suy nghĩ lệch lạc như "trọng nam khinh nữ", phải có con trai để thừa kế thừa tài sản... mà nhiều cặp vợ chồng ở Phụng Công đã lên kế hoạch có con trai ngay từ lần sinh đầu tiên cho an tâm. Ðã có nhiều thai phụ quyết định bỏ thai vì không như ý đã làm cho tình trạng chênh lệch giới tính ngày càng gia tăng đến mức quan ngại ở xã Phụng Công với tỷ lệ 253 bé trai/100 bé gái.
Phụng Công hiện là xã "hai nhất" của huyện Văn Giang. Nhất làm ăn giỏi, giàu có thật đáng mừng. Nhưng nhất về tỷ lệ sinh con chênh lệch giới tính quả thật là điều đáng lo lắng. Hy vọng trong những năm tới, Phụng Công không còn nhất về sinh con chênh lệnh giới tính và chỉ được biết tới là một địa chỉ làm kinh tế giỏi không chỉ vào loại nhất của huyện, tỉnh, thậm chí được xếp vào loại nhất cả nước.Phụng Công mở rộng nghề làm bánh răng bừa
Nghề sản xuất bánh tẻ (hay còn gọi là bánh răng bừa) là một trong những nghề truyền thống có từ nhiều năm nay ở xã Phụng Công huyện Văn Giang.
Hiện nay toàn xã có trên 100 hộ chuyên sản xuất bánh tẻ, tăng khoảng 30 hộ so với năm trước, tạo việc làm thường xuyên cho trên 1.000 lao động. Trung bình một ngày, một hộ sản xuất khoảng từ 500 – 700 chiếc, nhà nhiều lên đến 1.000 chiếc. Vào dịp lễ hội đầu năm hoặc mùa cưới thì con số này có thể tăng gấp đôi.
Theo các hộ làm bánh cho biết sản xuất loại bánh này khó hơn nhiều so với các loại bánh khác, hơn nữa không để được lâu nên phải tiêu thụ trong ngày. Với giá bán hiện nay là 2.500 đồng một chiếc, trừ chi phí mỗi hộ sản xuất còn thu lãi trên dưới 1.000 đồng/chiếc. Tuy lãi không cao, nhưng ổn định, hơn nữa lại tận dụng được số lao động nông nhàn như người già, các cháu học sinh... Hầu hết các hộ hiện nay đều sản xuất theo đơn đặt hàng ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Sài Gòn…
Xã Phụng Công có tỉnh lộ 195 chạy qua.

Văn hóa Du lịch

Đình Bến
Do có công cai quản và lập ấp ở địa phương, giúp dân mở mang phát triển kinh tế trong thời loạn, Lã Đường được lập đền thờ ở đình Bến, xã Phụng Công, Văn Giang, Hưng Yên. Người Phụng Công thường gọi chệch từ "đường" thành "đàng" để khỏi phạm húy và khi cúng thành hoàng làng thường có con heo không có đầu do sự tích ông bị chém đầu.
Lã Đường hay Lữ Đường là một sứ quân trong thời 12 sứ quân cuối triều nhà Ngô trong lịch sử Việt Nam, cát cứ vùng Tế Giang (Văn Giang, Hưng Yên). Sau khi Ngô Quyền qua đời vào năm 944, Dương Tam Kha cướp ngôi nhà Ngô. Các tướng lĩnh, thổ hào địa phương các nơi không chịu thuần phục, nổi lên cát cứ một vùng và đem quân đánh chiếm lẫn nhau.
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Danh Phiệt, thì Lã Đường là một thổ hào địa phương ở vùng Tế Giang[4]. Thời bấy giờ, nơi đây đất bùn lầy rất nhiều, quanh co, địa thế hiểm yếu. Khi nhà Ngô suy yếu, không còn khả năng kiểm soát địa phương, Lã Đường tự chiêu mộ và xây dựng lực lượng cát cứ, dựa vào địa thế hiểm yếu để cố thủ.
Đầu năm 968, Đinh Bộ Lĩnh chuyển quân về Siêu Loại, cho Đinh Liễn và Nguyễn Bặc đem ba ngàn quân tiến đánh quân Lã Đường. Lã Đường chủ trương tản quân, đóng giữ chỗ hiểm yếu. Hễ quân Hoa Lư đi đông thì tránh mà đi lẻ là chặn đánh, diệt một vài lính, rồi lại bỏ chạy. Nguyễn Bặc bày kế cho quân Hoa Lư tập trung, tập kích quân lương tiếp vận của quân Lã Đường. Trong vòng 7 ngày, vòng đai phòng thủ bên ngoài của quân Lã Đường bị tiêu diệt hoàn toàn, Đinh Liễn, Nguyễn Bặc, Chu Công Mẫn đánh sâu vào trung tâm, bắt được Lã Đường, chém chết, thu phục hoàn toàn đất Tế Giang.
Theo thần tích đình Thắm, làng Đan Nhiễm, thị trấn Văn Giang thì Lã Tá Đường bị tướng Chu Công Mẫn đánh bại, Lã Tá Đường bị chém đầu, thủ cấp bị mang về thành Hoa Lư. Chu Công Mẫn là người làng Đan Nhiễm, nên xưa dân 2 làng Phụng Công và Đan Nhiễm thường có hiềm khích với nhau.
Một số đặc sản Hưng Yên là nhãn lồng, mật ong, long nhãn, Cá mòi sông Hồng, hạt sen, bún thang lươn, Đặc sản gà Đông Tảo Hưng Yên,bánh giày, bánh khúc, bánh tẻ, bánh cuốn, chả gà tiêu quán, ếch om Phượng Toàn, tương Bần, món chuột đồng Văn Giang... .

Hình ảnh về Phụng Công, Văn Giang, Hưng Yên

Hình ảnh Phụng Công, Văn Giang, Hưng Yên
Đình Bến Phụng Công- Văn Giang- Hưng Yên
Hình ảnh Phụng Công, Văn Giang, Hưng Yên
Cây cảnh Phụng Công- Văn Giang- Hưng Yên
Hình ảnh Phụng Công, Văn Giang, Hưng Yên
Một góc Phụng Công- Văn Giang- Hưng Yên
Hình ảnh Phụng Công, Văn Giang, Hưng Yên
Bánh răng bừa Phụng Công- Văn Giang- Hưng Yên

Dự án bất động sản tại Xã Phụng Công, Văn Giang - Hưng Yên

Ảnh dự án Haven Park
Haven Park
Địa chỉ: Xã Phụng Công, Văn Giang, Hưng Yên
Ảnh dự án Westbay Sky Residences - Ecopark
Westbay Sky Residences - Ecopark
Địa chỉ: Xã Phụng Công, Huyện Văn Giang, Hưng Yên.

Xã Phụng Công gần với xã, phường nào?

Bản đồ vị trí Phụng Công

Chi nhánh / cây ATM tại Phụng Công, Văn Giang, Hưng Yên

Cây ATM ngân hàng ở Xã Phụng Công - Huyện Văn Giang - Hưng Yên

STTNgân hàngTên cây ATMĐịa chỉ
1SHBATM 11050005 Đường 179Số 340 đường 179, khu Dịch Vụ, xã Phụng Công, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên
2SHBPhòng GD Văn GiangSố 340, đường 179, Khu Dịch Vụ, xã Phụng Công, huyện Văn Giang, Tỉnh Hưng Yên

Ghi chú về Phụng Công

Thông tin về Xã Phụng Công, Huyện Văn Giang, Tỉnh Hưng Yên liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Xã Phụng Công, Huyện Văn Giang, Tỉnh Hưng Yên: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Phụng Công, Văn Giang, Hưng Yên