Huyện Nga Sơn, Tỉnh Thanh Hóa
Thông tin tổng quan về Nga Sơn, Thanh Hóa
Nga Sơn là một huyện của tỉnh Thanh Hoá.
Hơn 80% diện tích của huyện là đồng bằng, địa hình thoải từ tây sang đông. phía bắc của huyện có dãy núi Tam Điệp, phía nam có con sông Lèn chảy qua.
Dân số: 142.526 người (tính đến 1-4-1999)
Bệnh Viện Đa Khoa Huyện Nga Sơn
Địa chỉ: Thị Trấn Nga Sơn, Huyện Nga Sơn, Thanh Hoá, Việt Nam
Điện thoại: 037 3872 588
Uỷ ban nhân dân huyện Nga Sơn
Ðiện thoại: 037. 872132
Nông nghiệp: 51,4%
Tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản 19,2%
Dịch vụ- thương mại 29,4%
Tốc độ tăng trưởng kinh tế: 9,5%/năm, bình quân lương thực: 367 kg/người/năm, nông nghiệp vẫn là chủ yếu: trồng lúa, cói, nuôi trồng đánh bắt và chế biến thủy sản, hải sản.
Thuộc xã Nga An, Nga Sơn được xây dựng trên một mảnh đất rộng 3,5 ha. Đây là nơi để du khách có thể tham quan, chiêm ngưỡng và chiêm nghiệm những giáo lý của đạo Phật. Hiện nay Chùa Tiên đã được công nhận là di sản văn hóa cấp quốc gia, hiện tại đang được xây dựng và tu bổ khuôn viên cảnh chùa
Động Từ Thức
Còn gọi là động Bích Đào thuộc xã Nga Thiện, Nga Sơn - Thanh Hóa. Đây là một cảnh đẹp gắn liền với truyền thuyết Từ Thức gặp Tiên. Các nhũ đá trong động dưới ánh sáng của những ngọn đèn trở nên sống động như câu chuyện về Từ Thức và Giáng Hương trong hội hoa.
Cảnh đẹp nơi đây từ xưa đã là nơi dừng chân của rất nhiều tao nhân mặc khách. Động Từ Thức đã được Bộ Văn hóa - Thông tin (trước kia) xếp hạng là thắng cảnh độc đáo cấp quốc gia.
Đền thờ Mai An Tiêm
Đền thờ Mai An Tiêm dưới chân núi Mai An Tiêm ở xã Nga Phú, Nga Sơn
Thuộc xã Nga Phú huyện Nga Sơn. Cách huyện lỵ Nga Sơn 5 km về phía đông Bắc. Ngôi đền này chứa một huyền thoại được lưu truyền từ bao đời nay. Mai An Tiêm là người có công khai phá xây dựng đất Nga Sơn từ buổi bình minh của đất nước, dưa hấu Mai An Tiêm là sản vật rất nổi tiếng ở Nga Sơn.
Hàng năm lễ hội Mai An Tiêm diễn ra trong khoảng 12-15 tháng 3 âm lịch.
Di tích lịch sử Chiến khu Ba Đình
Chiến khu Ba Đình thuộc xã Ba Đình, cách trung tâm huyện Nga Sơn 3 km về phía tây Bắc. Đây là di tích lịch sử đã được xếp hạng cấp quốc gia. Tại đây nghĩa quân Cần Vương và nhân dân ba làng Mậu, Thượng và Mỹ Khê (dưới sự chỉ huy của Đinh Công Tráng) đã đánh bại nhiều đợt tấn công của Pháp.
Địa danh Ba Đình này đã được đặt thành tên gọi của quảng trường Ba Đình tại Hà Nội.
Cửa Thần Phù
Khi vua nhà Trần dẹp giặc phương Nam, đến đây sóng to gió lớn không tiến lên được, nhờ có một đạo sĩ La Viện người địa phương dẫn đường nên mới thoát hiểm. Khi thắng giặc trở về thì La Viện đã mất nên vua cho lập miếu thờ và phong là Áp Lãng Chân Nhân Tôn Thần.
Đây là thắng cảnh hùng vĩ với động Lục Vân, nơi chúa Trịnh Sâm đã đến viếng thăm và lưu lại 4 bài thơ trên vách đá (năm 1771), và động Bạch ác, một động đẹp có chùa ở trong và xưa kia nhiều vua, chúa đã tới tham quan và để lại nhiều bài thơ khắc trên vách đá.
Đền thờ Lê Thị Hoa
Lê Thị Hoa là một nữ tướng của Hai Bà Trưng, khởi nghĩa tại vùng Nga Sơn giúp Hai Bà Trưng đánh giặc Đông Hán. Sau khi đánh đuổi được Tô Định, quân xâm lược bị quét sạch ra khỏi bờ cõi, Hai Bà Trưng xưng vương và thành lập hệ thống chính quyền độc lập, bà Lê Thị Hoa đã từ chối làm quan chỉ xin được trở lại Nga Sơn để tiếp tục tổ chức dân khai hoang, lập làng, lấn biển. Năm 43, Mã Viện đem đại binh sang đàn áp, bà đã mau chóng tập hợp lực lượng để chiến đấu chống quân thù một cách quyết liệt, nhưng sau thất bại, bà đã anh dũng hy sinh ngay trên đất Nga Sơn mà bà đã giàu công khai khẩn.
Tấm lòng trung trinh với dân với nước và sự hy sinh anh dũng của bà Lê Thị Hoa, ngay từ thuở ấy, nhân dân Nga Sơn đã lập đền thờ bà ở xã Nga Thiện (Nga Sơn) vẫn còn đến ngày nay. Đền thờ bà có đôi câu đối bất hủ:
"Thệ báo Tô cừu, thanh Bắc khấu
Nghĩa phù Trưng chủ, phục Nam bang"
Nghĩa là:
Thề trả mối thù với Tô Định, trừ khử giặc Bắc. Giữ nghĩa phò Trưng Vương, khôi phục nước Nam.
Chùa Vân Hoàn
Chùa Vân Hoàn ngày nay, xưa kia có tên là Sùng Nghiêm Linh Tự rồi đổi tên thành chùa Vân Lỗi, là ngôi chùa lớn đầu tiên của huyện Nga Sơn được chép trong sử sách. Theo hoa văn trên các bia đá quanh Chùa, thì Chùa được dựng vào thời Nhà Lý (khoảng thế kỷ 12-14). Các Tăng ni đã chọn vị trí rất đẹp để xây dựng ngôi chùa này. Chùa có 11 văn Bia khắc vào vách đá. Trong một văn bia Phạm Ni Hạnh, một nhà thơ lớn thời bấy giò miêu tả. " Đông có xóm làng, cửa nhà đông đúc, có thể làm nơi chung đỉnh của hào gia" "Nam gần sông lớn chảy tới biển khơi, có thể làm chốn mênh mông cho thế giới". Tuy có sông kinh len lỏi hương địa ly, núi Ma Ni có thể làm chốn quen cho các vùng quận huyện. Bắc kề đường lớn ăn thông tới thần đầu hải khẩu, có thể làm nơi nghỉ tốt cho kẻ lạ người quen. Trong Bài minh của Phạm Ni Hạnh viết ở Chùa Vân Lỗi ta có thể thấy mục đích của việc mở chùa ở đây là cầu cho kẻ sống, người chết, lên được cõi phúc, để cứu vớt chúng sinh ra khởi biển mê Cái không khí đạo Phật ở đây cũng được ông miêu tả rõ: "Thần non hộ vệ Thí chủ cúng dàng Sớm chiều không ngớt Tấp nập giàu sang". Tại ngôi chùa cổ kính này, trong kháng chiến chông Pháp, nhân dân làng Vân Hoàn đã nuôi dấu mẹ Trần Xuân Soạn để ông an tâm cùng nghĩa quân Ba Đình chống giặc. Tháng 5 năm 1950 tại Chùa Vân Lỗi đã diễn ra Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Nga Sơn lần thứ 3, với nghị quyết lịch sử: Rào làng chống càn thắng lợi. Tại ngôi chùa này cũng là nơi diễn ra Đại hội thành lập Đảng bộ huyện Kim Sơn của tỉnh Ninh Bình.
Nguyễn Tiến Hưng quê xã Nga Điền, Giáo sư trường Đại học Harvard, nguyên chuyên gia của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB).
Mai Anh Tuấn quê Thạch Giản, Nga Thạch đỗ đình Thám hoa năm 1843 (năm đó không có giải Trạng nguyên nên mặc dù ông chỉ là Thám hoa nhưng vẫn là đỗ đầu). Hiện nay, tên của ông được đặt một mái trường của Nga Sơn: Trường Trung hoc phổ thông Mai Anh Tuấn (trước kia là trường Trung hoc phổ thông Nga Sơn II).
Nhà thơ Hữu Loan quê Vân Hoàn, xã Nga Lĩnh người sáng tác ra bài thơ bất hủ Màu tím hoa sim
Mai Văn Ninh quê xã Nga Hưng, hiện ông là Bí thư tỉnh ủy Thanh Hóa, Ủy viên Trung ương Đảng. Cuộc đời ông là tấm gương về sự vươn lên trong cuộc sống: Ông phấn đấu từ cán bộ cấp thôn, xã.
Mai Văn Dâu: quê xã Nga Mỹ, nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại.
Trần Kim Tuyến xóm 4 Nga Điền (1925-1995) nguyên là Giám đốc Sở Nghiên cứu Chính trị và xã hội Phủ tổng thống, thực chất là người chỉ huy hệ thống an ninh mật vụ của nền Đệ nhất cộng hòa Việt Nam trong suốt giai đoạn 1956–1963.
Rượu nếp Nga Sơn
Vị trí địa lý
Huyện Nga Sơn nằm ở cực đông bắc tỉnh Thanh Hoá, cách thành phố Thanh Hoá 42km, phía bắc và đông giáp tỉnh Ninh Bình và thị xã Bỉm Sơn, phía tây giáp huyện Hà Trung, phía nam giáp huyện Hậu Lộc. Với đường bờ biển dài 20km, mỗi năm Nga Sơn lấn ra biển từ 80 đến 100m do phù sa sông Hồng và sông Ðáy bồi lắng.Hơn 80% diện tích của huyện là đồng bằng, địa hình thoải từ tây sang đông. phía bắc của huyện có dãy núi Tam Điệp, phía nam có con sông Lèn chảy qua.
Diện tích - Dân số
Diện tích tự nhiên: 144,95 km2Dân số: 142.526 người (tính đến 1-4-1999)
Giáo dục - đào tạo
Giáo dục là mục tiêu quan trọng hàng đầu, giữ vai trò then chốt trong đào tạo nguồn nhân lực. Năm 2002, huyện Nga Sơn đã được công nhận đạt chuẩn Quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở ... Riêng Trường Chu Văn An được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen và Trường Ba Ðình được tặng cờ thi đua xuất sắc của Chính phủ,... Bên cạnh đó, Nga Sơn còn chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. Nhờ đó, đến nay, toàn huyện có 183 giáo viên giỏi cấp huyện, 19 giáo viên giỏi cấp tỉnh, 01 nhà giáo ưu tú... Cơ sở vật chất trường học được tăng cường, trong đó toàn huyện đã có thêm 17 trường học được kiên cố với 144 phòng học, nâng tổng số phòng học kiên cố của toàn huyện lên 51% tổng số phòng học.Y tế
Công tác y tế dự phòng thu được những kết quả khả quan. Chương trình tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, tổ chức tập huấn công tác phòng chống sốt xuất huyết, dịch tả cho toàn bộ cán bộ trên phạm vi 27 xã, thị trấn, tiêm chủng mở rộng đạt 98%, uống Vitamin A đạt 100% số cháu trong độ tuổi. Khám, chữa bệnh cho 17.534 lượt người. Do đó, Nga Sơn không có những dịch bệnh lớn xảy ra trên địa bàn.Bệnh Viện Đa Khoa Huyện Nga Sơn
Địa chỉ: Thị Trấn Nga Sơn, Huyện Nga Sơn, Thanh Hoá, Việt Nam
Điện thoại: 037 3872 588
Uỷ ban nhân dân huyện Nga Sơn
Ðiện thoại: 037. 872132
Kinh tế
Cơ cấu kinh tế:Nông nghiệp: 51,4%
Tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản 19,2%
Dịch vụ- thương mại 29,4%
Tốc độ tăng trưởng kinh tế: 9,5%/năm, bình quân lương thực: 367 kg/người/năm, nông nghiệp vẫn là chủ yếu: trồng lúa, cói, nuôi trồng đánh bắt và chế biến thủy sản, hải sản.
Làng nghề nổi tiếng
Chiếu cói Nga SơnDi tích và danh thắng
Chùa TiênThuộc xã Nga An, Nga Sơn được xây dựng trên một mảnh đất rộng 3,5 ha. Đây là nơi để du khách có thể tham quan, chiêm ngưỡng và chiêm nghiệm những giáo lý của đạo Phật. Hiện nay Chùa Tiên đã được công nhận là di sản văn hóa cấp quốc gia, hiện tại đang được xây dựng và tu bổ khuôn viên cảnh chùa
Động Từ Thức
Còn gọi là động Bích Đào thuộc xã Nga Thiện, Nga Sơn - Thanh Hóa. Đây là một cảnh đẹp gắn liền với truyền thuyết Từ Thức gặp Tiên. Các nhũ đá trong động dưới ánh sáng của những ngọn đèn trở nên sống động như câu chuyện về Từ Thức và Giáng Hương trong hội hoa.
Cảnh đẹp nơi đây từ xưa đã là nơi dừng chân của rất nhiều tao nhân mặc khách. Động Từ Thức đã được Bộ Văn hóa - Thông tin (trước kia) xếp hạng là thắng cảnh độc đáo cấp quốc gia.
Đền thờ Mai An Tiêm
Đền thờ Mai An Tiêm dưới chân núi Mai An Tiêm ở xã Nga Phú, Nga Sơn
Thuộc xã Nga Phú huyện Nga Sơn. Cách huyện lỵ Nga Sơn 5 km về phía đông Bắc. Ngôi đền này chứa một huyền thoại được lưu truyền từ bao đời nay. Mai An Tiêm là người có công khai phá xây dựng đất Nga Sơn từ buổi bình minh của đất nước, dưa hấu Mai An Tiêm là sản vật rất nổi tiếng ở Nga Sơn.
Hàng năm lễ hội Mai An Tiêm diễn ra trong khoảng 12-15 tháng 3 âm lịch.
Di tích lịch sử Chiến khu Ba Đình
Chiến khu Ba Đình thuộc xã Ba Đình, cách trung tâm huyện Nga Sơn 3 km về phía tây Bắc. Đây là di tích lịch sử đã được xếp hạng cấp quốc gia. Tại đây nghĩa quân Cần Vương và nhân dân ba làng Mậu, Thượng và Mỹ Khê (dưới sự chỉ huy của Đinh Công Tráng) đã đánh bại nhiều đợt tấn công của Pháp.
Địa danh Ba Đình này đã được đặt thành tên gọi của quảng trường Ba Đình tại Hà Nội.
Cửa Thần Phù
Khi vua nhà Trần dẹp giặc phương Nam, đến đây sóng to gió lớn không tiến lên được, nhờ có một đạo sĩ La Viện người địa phương dẫn đường nên mới thoát hiểm. Khi thắng giặc trở về thì La Viện đã mất nên vua cho lập miếu thờ và phong là Áp Lãng Chân Nhân Tôn Thần.
Đây là thắng cảnh hùng vĩ với động Lục Vân, nơi chúa Trịnh Sâm đã đến viếng thăm và lưu lại 4 bài thơ trên vách đá (năm 1771), và động Bạch ác, một động đẹp có chùa ở trong và xưa kia nhiều vua, chúa đã tới tham quan và để lại nhiều bài thơ khắc trên vách đá.
Đền thờ Lê Thị Hoa
Lê Thị Hoa là một nữ tướng của Hai Bà Trưng, khởi nghĩa tại vùng Nga Sơn giúp Hai Bà Trưng đánh giặc Đông Hán. Sau khi đánh đuổi được Tô Định, quân xâm lược bị quét sạch ra khỏi bờ cõi, Hai Bà Trưng xưng vương và thành lập hệ thống chính quyền độc lập, bà Lê Thị Hoa đã từ chối làm quan chỉ xin được trở lại Nga Sơn để tiếp tục tổ chức dân khai hoang, lập làng, lấn biển. Năm 43, Mã Viện đem đại binh sang đàn áp, bà đã mau chóng tập hợp lực lượng để chiến đấu chống quân thù một cách quyết liệt, nhưng sau thất bại, bà đã anh dũng hy sinh ngay trên đất Nga Sơn mà bà đã giàu công khai khẩn.
Tấm lòng trung trinh với dân với nước và sự hy sinh anh dũng của bà Lê Thị Hoa, ngay từ thuở ấy, nhân dân Nga Sơn đã lập đền thờ bà ở xã Nga Thiện (Nga Sơn) vẫn còn đến ngày nay. Đền thờ bà có đôi câu đối bất hủ:
"Thệ báo Tô cừu, thanh Bắc khấu
Nghĩa phù Trưng chủ, phục Nam bang"
Nghĩa là:
Thề trả mối thù với Tô Định, trừ khử giặc Bắc. Giữ nghĩa phò Trưng Vương, khôi phục nước Nam.
Chùa Vân Hoàn
Chùa Vân Hoàn ngày nay, xưa kia có tên là Sùng Nghiêm Linh Tự rồi đổi tên thành chùa Vân Lỗi, là ngôi chùa lớn đầu tiên của huyện Nga Sơn được chép trong sử sách. Theo hoa văn trên các bia đá quanh Chùa, thì Chùa được dựng vào thời Nhà Lý (khoảng thế kỷ 12-14). Các Tăng ni đã chọn vị trí rất đẹp để xây dựng ngôi chùa này. Chùa có 11 văn Bia khắc vào vách đá. Trong một văn bia Phạm Ni Hạnh, một nhà thơ lớn thời bấy giò miêu tả. " Đông có xóm làng, cửa nhà đông đúc, có thể làm nơi chung đỉnh của hào gia" "Nam gần sông lớn chảy tới biển khơi, có thể làm chốn mênh mông cho thế giới". Tuy có sông kinh len lỏi hương địa ly, núi Ma Ni có thể làm chốn quen cho các vùng quận huyện. Bắc kề đường lớn ăn thông tới thần đầu hải khẩu, có thể làm nơi nghỉ tốt cho kẻ lạ người quen. Trong Bài minh của Phạm Ni Hạnh viết ở Chùa Vân Lỗi ta có thể thấy mục đích của việc mở chùa ở đây là cầu cho kẻ sống, người chết, lên được cõi phúc, để cứu vớt chúng sinh ra khởi biển mê Cái không khí đạo Phật ở đây cũng được ông miêu tả rõ: "Thần non hộ vệ Thí chủ cúng dàng Sớm chiều không ngớt Tấp nập giàu sang". Tại ngôi chùa cổ kính này, trong kháng chiến chông Pháp, nhân dân làng Vân Hoàn đã nuôi dấu mẹ Trần Xuân Soạn để ông an tâm cùng nghĩa quân Ba Đình chống giặc. Tháng 5 năm 1950 tại Chùa Vân Lỗi đã diễn ra Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Nga Sơn lần thứ 3, với nghị quyết lịch sử: Rào làng chống càn thắng lợi. Tại ngôi chùa này cũng là nơi diễn ra Đại hội thành lập Đảng bộ huyện Kim Sơn của tỉnh Ninh Bình.
Danh nhân
Nhạc sĩ Anh Bằng xã Nga ĐiềnNguyễn Tiến Hưng quê xã Nga Điền, Giáo sư trường Đại học Harvard, nguyên chuyên gia của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB).
Mai Anh Tuấn quê Thạch Giản, Nga Thạch đỗ đình Thám hoa năm 1843 (năm đó không có giải Trạng nguyên nên mặc dù ông chỉ là Thám hoa nhưng vẫn là đỗ đầu). Hiện nay, tên của ông được đặt một mái trường của Nga Sơn: Trường Trung hoc phổ thông Mai Anh Tuấn (trước kia là trường Trung hoc phổ thông Nga Sơn II).
Nhà thơ Hữu Loan quê Vân Hoàn, xã Nga Lĩnh người sáng tác ra bài thơ bất hủ Màu tím hoa sim
Mai Văn Ninh quê xã Nga Hưng, hiện ông là Bí thư tỉnh ủy Thanh Hóa, Ủy viên Trung ương Đảng. Cuộc đời ông là tấm gương về sự vươn lên trong cuộc sống: Ông phấn đấu từ cán bộ cấp thôn, xã.
Mai Văn Dâu: quê xã Nga Mỹ, nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại.
Trần Kim Tuyến xóm 4 Nga Điền (1925-1995) nguyên là Giám đốc Sở Nghiên cứu Chính trị và xã hội Phủ tổng thống, thực chất là người chỉ huy hệ thống an ninh mật vụ của nền Đệ nhất cộng hòa Việt Nam trong suốt giai đoạn 1956–1963.
Đặc sản
Gỏi cá nhệch, rượu Nga Sơn, cháo lươn… và các món từ dê núi như: Dê ủ trấu, Óc dê hấp lá ngải cứu, Tiết canh dê, Dê xào lănRượu nếp Nga Sơn
Xem thêm:
Hình ảnh về Nga Sơn, Thanh Hóa
Đường nhựa đi vào Chùa Tiên
Tượng phật Bồ Tát trong Chùa Tiên
Khu di tích Chùa Tiên
Đền thờ Mai An Tiêm
Dự án bất động sản tại Huyện Nga Sơn, Thanh Hóa
Hiện chưa có dự án nào tại Huyện Nga Sơn, Thanh Hóa
Huyện Nga Sơn có bao nhiêu xã, phường và thị trấn?
Nga Sơn có 26 xã, 1 thị trấn và 0 phường trực thuộc:
Phường xã trực thuộc Huyện Nga Sơn, Tỉnh Thanh Hóa
- Thị trấn Nga Sơn
- Xã Ba Đình
- Xã Nga An
- Xã Nga Bạch
- Xã Nga Điền
- Xã Nga Giáp
- Xã Nga Hải
- Xã Nga Hưng
- Xã Nga Liên
- Xã Nga Lĩnh
- Xã Nga Mỹ
- Xã Nga Nhân
- Xã Nga Phú
- Xã Nga Phượng
- Xã Nga Tân
- Xã Nga Thạch
- Xã Nga Thái
- Xã Nga Thắng
- Xã Nga Thanh
- Xã Nga Thiện
- Xã Nga Thuỷ
- Xã Nga Tiến
- Xã Nga Trung
- Xã Nga Trường
- Xã Nga Văn
- Xã Nga Vịnh
- Xã Nga Yên
Đường phố trực thuộc Huyện Nga Sơn, Tỉnh Thanh Hóa
Vị trí Nga Sơn
Các trường THPT, CĐ, ĐH tại Huyện Nga SơnThanh Hóa
STT | Loại | Tên trường | Địa chỉ |
---|---|---|---|
1 | THPT | Thpt Bán công Nguyễn Sơn | Xã Nga Trung, Nga Sơn |
2 | THPT | THPT Mai Anh Tuấn | Xã Nga Thành, Nga Sơn |
Chi nhánh / cây ATM tại Nga Sơn, Thanh Hóa
Chi nhánh/ PGD ngân hàng ở Huyện Nga Sơn - Thanh Hóa
STT | Ngân hàng | Tên CN/ PGD | Địa chỉ |
---|---|---|---|
1 | Agribank | Chi nhánh Nga Sơn | Tiểu Khu Ba Đình, Thị Trấn Nga Sơn, Nga Sơn, Tỉnh Thanh Hóa |
2 | LienVietPostBank | Phòng giao dịch Bưu điện Nga Sơn | Tiểu khu Hưng Long, thị trấn Nga Sơn, Nga Sơn, Thanh Hóa |
3 | Agribank | Phòng giao dịch Hói Đào | Xóm 6, Xã Nga Liên, Nga Sơn, Tỉnh Thanh Hóa |
4 | Agribank | Phòng giao dịch Nga An | Xóm 6, Xã Nga An, Nga Sơn, Tỉnh Thanh Hóa |
5 | BIDV | Phòng giao dịch Nga Sơn | Số 07 Tiểu Khu 02 Quốc Lộ 10 - Nga Sơn- Huyện Nga Sơn, Tỉnh Thanh Hóa |
6 | VietinBank | Phòng giao dịch Nga Sơn | Tk Ba Đình, Thị Trấn Nga Sơn, Nga Sơn, Tỉnh Thanh Hóa |
7 | Agribank | Phòng giao dịch Tư Si | Xã Nga Nhân, Nga Sơn, Tỉnh Thanh Hóa |
8 | Agribank | Phòng giao dịch Tư Sy | Xóm 8, Xã Nga Nhân, Nga Sơn, Tỉnh Thanh Hóa |
Cây ATM ngân hàng ở Huyện Nga Sơn - Thanh Hóa
STT | Ngân hàng | Tên cây ATM | Địa chỉ |
---|---|---|---|
1 | Vietcombank | Công ty Winner Vina | Xóm 6 Nga Mỹ, Huyện Nga Sơn, Tỉnh Thanh Hóa |
2 | ACB | Kam Fung | Cụm tiểu thủ công nghiệp Nga Sơn, Xã Nga Hưng, Huyện Nga Sơn, Tỉnh Thanh Hóa |
3 | VietinBank | PGD Nga Sơn | Tk Ba Đình, Thị Trấn Nga Sơn, Nga Sơn, Tỉnh Thanh Hóa |
4 | Agribank | Thị Trấn Nga Sơn | Thị Trấn Nga Sơn, Nga Sơn, Thanh Hóa |
5 | Vietcombank | Xóm 6, Nga Mỹ | Xóm 6, Nga Mỹ, Huyện Nga Sơn, Tỉnh Thanh Hóa |
Ghi chú về Nga Sơn
Thông tin về Huyện Nga Sơn, Tỉnh Thanh Hóa liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Huyện Nga Sơn, Tỉnh Thanh Hóa: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Nga Sơn, Thanh Hóa
Từ khóa tìm kiếm:
Huyện Nga Sơn, Tỉnh Thanh Hóa: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Nga Sơn, Thanh Hóa