Tỉnh thành VN > Huế > Quận Thuận Hóa > Đường Phan Bội Châu

Đường Phan Bội Châu, Quận Thuận Hóa, Thành phố Huế

Thông tin tổng quan về Phan Bội Châu, Thuận Hóa, Huế

Sau khi thành lập Thành phố Huế mới (1/1/2025), Đường Phan Bội Châu chạy qua các phường: Trường An, Vĩnh Ninh trực thuộc quận Thuận Hóa

1. Vị trí địa lý Đường Phan Bội Châu

Đường Phan Bội Châu trực thuộc địa bàn hai phường Vĩnh Ninh và Trường An, về phía Tây Nam Kinh đô Huế, bắt đầu từ đường Lê Lợi, đi qua ngã tư các đường Nguyễn Huệ, Phan Đình Phùng, Phan Chu Trinh, qua ngã ba các đường Xuân Diệu, Đào Tấn đến đường Tam Thai (phía trái, trước Đàn Nam Giao), dài 2487m. Đường cho phép lưu thông cả hai chiều, riêng ô tô chỉ được đi một chiều hướng Nam Giao về Huế.

2. Lịch sử Đường Phan Bội Châu

Đường được hình thành từ đầu thế kỷ 19, cùng thời gian với việc xây dựng Đàn Nam Giao. Từ thời gian năm 1976 trở về trước, đường này chia làm hai đoạn: từ cầu tức đường Nam Giao Tân Lộ), Bến Ngự đến Đàn Nam Giao thuộc địa phận huyện Hương Thủy, đầu thế kỷ 20 có tên Nam Giao Cựu Lộ, năm 1981 sáp nhập vào TP. , người Pháp gọi là đường Song hành phía Đông (Rue Parallèle Est) (để phân biệt với đường Song hành phía Tây. Đoạn từ cầu Bến Ngự đến đường Lê Lợi, năm 1903 sáp nhập vào TP. , trước năm 1943 là đường Phủ Cam (Rue Phu Cam). Trước 1955 là đường Van Vollenhoven (Rue Van Vollenhoven), trước năm 1965 là đường Phan Bội Châu; trước năm 1976 là đường Nguyễn Hoàng. Tháng 1 năm 1977, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Trị Thiên ra quyết định gộp hai đoạn làm một và đổi tên mới là đường Phan Bội Châu.

3. Tiểu sử danh nhân được đặt tên cho con đường

Phan Bội Châu (1867-1940) là một nhà chí sĩ yêu nước, nhà văn hóa dân tộc nổi tiếng. Tên thật của ông là Phan Văn San, nhưng do trùng tên húy vua nhà Nguyễn nên đổi thành Phan Bội Châu. Ông còn được biết đến với hiệu Sào Nam và nhiều biệt hiệu khác. Ông sinh ra tại làng Đan Nhiễm, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

Từ nhỏ, Phan Bội Châu đã nổi tiếng thông minh, có ý chí yêu nước mạnh mẽ. Ông sớm tham gia phong trào Cần Vương, viết bài hịch "Bình Tây Thu Bắc" và thành lập đội "Sĩ tử Cần Vương" tại quê nhà. Năm 1900, ông đỗ Giải nguyên kỳ thi Hương ở Nghệ An.

Năm 1904, Phan Bội Châu vận động thành lập Hội Duy Tân. Năm sau, ông cùng Tăng Bạt Hổ sang Trung Quốc và Nhật Bản để gây dựng phong trào Đông Du. Năm 1908, ông bị trục xuất khỏi Nhật Bản, trở lại Trung Quốc, rồi qua Thái Lan xây dựng căn cứ hoạt động ở nước ngoài.

Sau Cách mạng Tân Hợi 1911, ông trở lại Trung Quốc và thành lập Hội Việt Nam Quang Phục và Hội Chấn Hoa Hưng Á. Cũng trong năm này, ông bị bắt giam tại Quảng Châu. Năm 1922, ông ra tù và tiếp tục hoạt động, cải tổ Hội Việt Nam Quang Phục thành Đảng Việt Nam Quốc Dân.

Năm 1925, ông bị mật thám Pháp bắt cóc tại Thượng Hải và đưa về nước. Trước áp lực của dư luận, thực dân Pháp buộc phải đưa ông ra xét xử và kết án khổ sai chung thân. Tuy nhiên, do phong trào đòi thả Phan Bội Châu dâng cao, thực dân Pháp phải ra lệnh "ân xá", nhưng quản thúc ông tại Huế.

Trong 15 năm cuối đời, Phan Bội Châu sống tại Huế, được người dân yêu mến và kính trọng. Ông chuyên tâm nghiên cứu Kinh Dịch và viết sách, lấy biệt danh "Ông già Bến Ngự".

Phan Bội Châu để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ, bao gồm:

  • Phan Bội Châu niên biểu
  • Lưu cầu huyết lệ tân thư
  • Việt vong thảm trạng
  • Hải ngoại huyết thư
  • Việt Nam vong quốc sử
  • Chu Dịch quốc âm giải
  • Phan Sào Nam tiên sinh
  • Quốc văn thi tập
  • Việt Nam quốc sử khảo
  • Nữ quốc dân tu tri
  • Khổng học đăng
  • Sào Nam văn tập
  • Ngục trung thư
  • Trùng Quang tâm sử
  • Xã hội chủ nghĩa
  • Và hơn mười tiểu truyện về các anh hùng liệt nữ Việt Nam.

Phan Bội Châu là một nhà yêu nước lớn, nhà văn hóa dân tộc, nhà Đông phương học và là một anh hùng hiếm thấy của Việt Nam trong nửa đầu thế kỷ XX.

Trên đường phố mang tên ông có các địa điểm như Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Tỉnh, Sở Giao thông vận tải, Nhà Trưng bày nghệ thuật Điềm Phùng Thị, chợ Bến Ngự, Nhà thờ và lăng mộ của cụ Phan Bội Châu (di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1990), UBND phường Trường An, Chùa Hải Đức, Phổ Quang, Hiếu Quang, Từ Vân, Bảo Thiên, Trường Tiểu học Trường An, Trường Chính trị Nguyễn Chí Thanh và một số chùa tư, khuôn hội Phật giáo.

Đường phố cùng tên Phan Bội Châu:

Hình ảnh về Phan Bội Châu, Thuận Hóa, Huế

Hình ảnh Phan Bội Châu, Thuận Hóa, Huế
Hình ảnh đường phố Phan Bội Châu - Quận Thuận Hóa

Dự án bất động sản tại Đường Phan Bội Châu, Thuận Hóa - Huế

Hiện chưa có dự án nào tại Đường Phan Bội Châu, Thuận Hóa - Huế

Đường Phan Bội Châu gần với đường phố nào?

Bản đồ vị trí Phan Bội Châu

Chi nhánh / cây ATM tại Phan Bội Châu, Thuận Hóa, Huế

Cây ATM ngân hàng ở Đường Phan Bội Châu - Quận Thuận Hóa - Huế

STTNgân hàngTên cây ATMĐịa chỉ
1BIDVSở giao thông10 Phan Bội Châu, TP. Huế, Thừa Thiên Huế

Ghi chú về Đường Phan Bội Châu

Thông tin về Đường Phan Bội Châu, Quận Thuận Hóa, Thành phố Huế liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Đường Phan Bội Châu, Quận Thuận Hóa, Thành phố Huế: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Phan Bội Châu, Thuận Hóa, Huế