Tỉnh thành VN > Huế > Quận Thuận Hóa > Đường Trần Thúc Nhẫn

Đường Trần Thúc Nhẫn, Quận Thuận Hóa, Thành phố Huế

Thông tin tổng quan về Trần Thúc Nhẫn, Thuận Hóa, Huế

Sau khi thành lập Thành phố Huế mới (1/1/2025), Đường Trần Thúc Nhẫn thuộc Phường Vĩnh Ninh trực thuộc quận Thuận Hóa

1. Vị trí con đường

Đường Trần Thúc Nhẫn nằm trên địa bàn phường Vĩnh Ninh, về phía Nam sông Hương, khởi đầu từ đường Lê Lợi (cạnh Nhà Thiếu nhi), qua ngã tư đường Nguyễn Huệ đến đường Phan Bội Châu (đối diện chợ Bến Ngự), dài 610m. Đường lưu thông hai chiều, cấm xe tải nặng.

2. Lịch sử con đường

Đường được hình thành vào thế kỷ 19, cùng thời với việc người Pháp xây Công sứ tòa Thừa Thiên (địa điểm Nhà Thiếu nhi Huế ngày nay), năm 1903 sát nhập vào thành phố. Từ năm 1955 trở về trước, đường mang tên Doudart de Lagrée (Rue Doudart de Lagrée). Sau năm 1956, đặt tên mới là đường Trần Thúc Nhẫn cho đến ngày nay.

3. Tiểu sử nhân vật lịch sử gắn liền với con đường

Trần Thúc Nhẫn (Tân Sửu 1841 - Quý Mùi 1883): danh sĩ đời Tự Đức, tên thật là Trần Thúc Bình, sau được vua Tự Đức ban đổi ra Thúc Nhẫn, quê ở làng Niêm Phò, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên. Ông đỗ cử nhân năm 1876, làm quan đến chức Tham tri Bộ Lễ. Dưới triều vua Hiệp Hoà năm 1883, quân Pháp đem thủy binh đánh chiếm cửa Thuận An, vị trí yết hầu của Kinh đô Huế nhằm uy hiếp triều đình, ông được lệnh vua, làm Trưởng đoàn cùng các quan viên tuỳ tùng, đi thuyền về Thuận An để thương thuyết. Khi đến, thấy Trấn Hải đài khói súng mịt mù, gươm khua loạn xạ không sao tiếp xúc được với chỉ huy của giặc. Chiến sự mỗi lúc một tăng, hỏa pháo của chúng bắn thẳng vào quân ta, rồi đổ bộ tấn công chiếm thành Trấn Hải. Đau buồn trước vận mệnh đất nước và sứ mệnh không hoàn thành, ông quay thuyền trở về, đến ngang đoạn Ngã ba Sình ông đã gieo mình xuống sông Hương tuẫn tiết cùng bao nghĩa sĩ khác, lúc ấy nhằm ngày 17 tháng 8 năm Quý Mùi, 1883, hưởng dương 43 tuổi ta. Ông được sĩ phu và người đời xưng tụng là bậc tiết nghĩa. Thi hài ông được đưa về yên nghỉ tại nghĩa địa của làng An Lỗ quê vợ của ông, sau đưa về làng Niêm Phò. Năm 1989 lại cải táng đưa lên nghĩa trang đồi Từ Hiếu, xã Thủy Xuân, thành phố Huế. Năm 1994, Nhà nước đã xếp hạng lăng mộ Trần Thúc Nhẫn là di tích lịch sử cấp quốc gia. Trung tâm Công nghệ Phần mềm Thừa Thiên Huế, Tỉnh Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Báo Thừa Thiên Huế (nguyên là chỗ đặt trụ sở của Báo Dân thời kỳ 1938), Công ty Thương mại tổng hợp Tỉnh (cơ sở nhà in Viễn Đệ cũ) đóng trụ sở trên đường này.
Đường phố cùng tên Trần Thúc Nhẫn:

Hình ảnh về Trần Thúc Nhẫn, Thuận Hóa, Huế

Hình ảnh Trần Thúc Nhẫn, Thuận Hóa, Huế
Hình ảnh đường phố Trần Thúc Nhẫn - Quận Thuận Hóa

Dự án bất động sản tại Đường Trần Thúc Nhẫn, Thuận Hóa - Huế

Hiện chưa có dự án nào tại Đường Trần Thúc Nhẫn, Thuận Hóa - Huế

Đường Trần Thúc Nhẫn gần với đường phố nào?

Bản đồ vị trí Trần Thúc Nhẫn

Ghi chú về Đường Trần Thúc Nhẫn

Thông tin về Đường Trần Thúc Nhẫn, Quận Thuận Hóa, Thành phố Huế liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Đường Trần Thúc Nhẫn, Quận Thuận Hóa, Thành phố Huế: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Trần Thúc Nhẫn, Thuận Hóa, Huế