Huyện Lục Ngạn, Tỉnh Bắc Giang
Thông tin tổng quan về Lục Ngạn, Bắc Giang
Lục Ngạn là một huyện miền núi có diện tích lớn nhất tỉnh Bắc Giang.
- Diện tích: 1.012 km²
- Dân số: 204.416 người (2009)
Người Kinh chiếm 53% dân số của huyện Lục Ngạn còn lại là các dân tộc khác như: Nùng, Sán Dìu, Hoa, Cao Lan.
Thời xưa Lục Ngạn có con đường chiến lược từ Đệ tứ chiến khu chạy qua xã Quý Sơn đến Đồng Giao, sang Mịn Con rồi sang Sậy To, Hồ Sen xã Thanh Hải, đi qua xã Kiên Lao và đến Đông Triều- Quảng Ninh. Dòng sông Lục Nam lịch sử, tạo điều kiện thuận tiện cho việc phát triển kinh tế, văn hóa của cả vùng.
Huyện cũng có tiềm năng du lịch sinh thái: miệt vườn, khu sinh thái hồ Cấm Sơn, Khuôn Thần... Có danh lam thắng cảnh như chùa Khánh Vân, đền Hả, chùa Am Vãi (Khả Lã, xã Tân Lập).
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của vải thiều và sự yếu kém của tư thương Việt Nam, thì giao thương biên mậu đã thực sự tiến vào tận địa bàn Lục Ngạn. Vào những ngày mùa vải (khoảng tháng 6) ta có thể bắt gặp tư thương Trung Quốc ở bất cứ đâu dọc trên 40 Km quốc lộ 31 trên địa bàn huyện Lục Ngạn. Không dưới 50% vải thiều tươi ở Lục Ngạn được xuất sang Trung Quốc, lượng vải thiều sấy khô thì gần như toàn bộ được xuất sang Trung Quốc qua cửa khẩu Đồng Đăng (Lạng Sơn).
Thị trấn Chũ đang được mở rộng là trung tâm huyện lỵ của Lục Ngạn, xây dựng những công trình lớn như bệnh viện khu vực, khu dân cư, công viện cây xanh, cụm công nghiệp... nhằm đưa Chũ lên thành thị xã.
Tiềm năng phát triển du lịch
Ải Nội Bàng còn có tên là Bàng Quan, thành nhà Mạc là chiến ải lớn nhất nằm ở khu vực giữa thung lũng sông Lục Nam. Trần Hưng Đạo đã cho xây dựng phòng tuyến Xa Lý-Nội Bàng và đặt đại bản doanh ở Nội Bàng trong cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên-Mông.
Ải Xa Lý còn có tên là ải Khả Ly nằm trên con đường mòn từ Xa Lý sang Lộc Bình của Lạng Sơn. Ải này nằm trên eo của núi ải, đoạn thắt lại hiểm trở nên thường gọi là Đèo ải ở độ cao trên 500m, đỉnh đèo là cửa ải Xa Lý.
Khu du lịch hồ Khuôn Thần có tổng diện tích là 2700ha, có 1000ha rừng, rừng tự nhiên 500ha, rừng thông 500ha và hồ Khuôn Thần rộng 140ha, với dung tích 10.000.000 m3, trong hồ có 5 đảo lớn và 7 đảo nhỏ. Nơi đây đã được trồng thông, du khách có thể tắm hồ, leo núi, bơi thuyền thăm các đảo và thắp hương ở đền thờ Hồ Công Trạc một vị tướng quân người dân tộc thiểu số. Trên đất Lục Ngạn, hồ Khuôn Thần nổi lên như một viên ngọc lấp lánh giữa vùng rừng núi mênh mang.
Hồ Cấm Sơn với diện tích rừng bao quanh 21.800ha đang phát triển, đầu tư trung tâm giống thuỷ sản cấp I phục vụ cho phát triển kinh tế và đặc biệt đặc sản cá nước ngọt ở hồ Cấm Sơn và những món ăn nổi tiếng khác của người dân các dân tộc như khau nhục, voỏng mún, bánh bìa, chè phao, bánh hút, bánh phổi bò,...
Hồ Làng Thum với diện tích mặt hồ 126ha, là nơi nuôi trồng thuỷ sản và vườn cây ăn quả xung quanh hồ rất phù hợp cho khách thăm quan du lịch.
Núi Am Vãi ở giữa địa phận các xã: Tân Mộc, Nam Dương, Nghĩa Hồ, Tân Lập, thuộc sơn phận Yên Tử. Trên đỉnh núi Am Ni có một ngôi chùa mang tên chùa Am Vãi ở phía Bắc. Kề bên ngọn Am Vãi có núi Bàn Cờ Tiên. Cạnh đó là các khu núi mang tên Hang Tiền, Hang Gạo có nhiều truyền thuyết về những hang này. Núi Am Ni có ngôi chùa cổ trên đỉnh núi được hàng năm hội chùa được mở vào ngày 3/3 âm lịch, thu hút được đông đảo khách thập phương về dự. Đây là một núi lớn, cảnh sắc bốn mùa khác nhau, rất đẹp.
Điểm du lịch thuộc các cụm di tích được cấp bằng công nhận “Di tích lịch sử văn hoá” như: đền Hả (xã Hồng Giang), được mở hội vào mồng 6,7,8 tháng giêng hàng năm, thờ tướng quân Vũ Thành (tức Thân Cảnh Phúc). Lục Ngạn còn nhiều lễ hội dân gian đặc sắc khác như hội chùa, đền Khánh Vân, được tổ chức vào hai ngày 19-20 tháng 02 âm lịch thờ tướng quân Vi Hùng Thắng thời Trần. Một số hội khác như: Hội đền Tam Giang, Hội đền Chể, đền Cầu Từ...Và đặc biệt là hội hát dân ca của các dân tộc thiểu số vùng Lục Ngạn và dịp 17-18 tháng 02 âm lịch hàng năm.
Lục Ngạn đã trở thành "Kinh đô" mới của vải thiều, cam đường canh nổi tiếng của cả nước, những sản phẩm nông sản nổi tiếng khắp nơi: mỳ Chũ, gạo bao thai hồng Lục Ngạn, nếp cái hoa vàng Phì Điền, rượu Kiên Thành, gà đồi...Bên cạnh đó đã thức dậy một tiềm năng mới đó là du lịch. Một quần thể du lịch đã được hình thành và ắt sẽ có trong tương lai đó là: du lịch vườn cây ăn quả, du lịch di tích lịch sử-danh thắng và du lịch sinh thái môi trường (hồ Khuôn Thần,Hồ Làng Thum hồ Cấm Sơn)..Những yếu tố như làng nghề truyền thống (làng mỳ Thủ Dương, còn được gọi là mỳ Chũ), những món ăn đặc sản của địa phương sẽ làm cho sản phẩm du lịch thêm hấp dẫn.
Du lịch được xác định là ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của cả nước ta nói chung, của tỉnh Bắc Giang và Lục Ngạn nói riêng, bởi ngành Du lịch được mệnh danh là “con gà đẻ trứng vàng”. Mặc dù tiềm năng là rất dồi dào và hấp dẫn song việc xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là đổi mới các phương thức hoạt động trong đó nếu thiếu các hoạt động vui chơi, giải trí đặc sắc thì không níu giữ được du khách và các dịch vụ du lịch sẽ không phát triển được.
Lục Ngạn đang đứng trước nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển. Giờ đây sự hợp nhất ba ngành Văn hoá-Thể Thao-Du lịch cũng là sự gắn kết, tương hỗ lẫn nhau, mở ra một hướng đi mới, thời cơ, vận hội mới đã mang lại cho Lục Ngạn những thuận lợi song cũng đặt ra trước mắt những thách thức mới. Chúng ta đã có bài học kinh nghiệm của nhiều nơi đi trước, với những tiềm năng phong phú và đa dạng như hiện nay đủ để các hoạt động du lịch phát triển, vì vậy rất cần có sự thực hiện đồng bộ, sự chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ, phát triển song hành để Lục Ngạn tiến nhanh, tiến vững chắc trên con đường phát triển kinh tế-xã hội mà mũi nhọn thứ hai của huyện Lục Ngạn phải là du lịch- ngành công nghiệp không khói này.
Lễ hội làng Chể;
Hội Biển Động,
Hội Giáp Sơn,
Lễ hội làng Kép - Hồng Giang,
Hội Cầu Từ,
Hội vùng Mỹ An, Trù Hựu, đền Tam Giang;
Hội chùa Thiên Đài, đền Từ Hả (7 - 8 tháng 1),
Hội hát dân ca Biển Động (8 tháng 1);
Hội hát dân ca làng Bèo (18 tháng 1);
Hội hát dân ca Sán Chí (16 tháng 2);
Hội hát dân ca Hồng Giang (7 tháng 1);
Hội hát Quý Sơn (3 tháng 1);
Hội hát dân ca Kim Sơn (9 tháng 1);
Lễ hội Đền Hả
Hội hát Tân Sơn (12 tháng 1)...
Ngày hội Văn hóa- Thể thao huyện Lục Ngạn
Hội chùa Khánh Vân-Đền Quan quận
- Diện tích: 1.012 km²
- Dân số: 204.416 người (2009)
Người Kinh chiếm 53% dân số của huyện Lục Ngạn còn lại là các dân tộc khác như: Nùng, Sán Dìu, Hoa, Cao Lan.
Các số điện thoại quan trọng
UBND huyện Lục Ngạn: 02403.882.301Vị trí địa lý
Vị trí địa lý: Phía Bắc Lục Ngạn giáp với huyện Hữu Lũng và huyện Chi Lăng - Tỉnh Lạng Sơn; Phía Tây và Nam huyện Lục Ngạn giáp với huyện Lục Nam-Tỉnh Bắc Giang; Phía Đông huyện Lục Ngạn giáp với huyện Sơn Động-tỉnh Bắc Giang.Lịch sử
Là vùng đất được hình thành và phát triển từ rất sớm, di chỉ đồ đá cũ phân bố trên gò Non Trúc, giáp suối Nghè Mưa, vào năm 1975 được các nhà khảo cổ phát hiện ra và đã tìm thấy 27 di vật bằng đá cuội gồm các công cụ có biên lưỡi theo chiều dọc. Điều đó chứng tỏ con người đã đến sinh sống trên mảnh đất này từ rất sớm, nơi đây hội tụ những giá trị lịch sử, văn hóa đa dạng, tiêu biểu của văn hóa cộng đồng các dân tộc tỉnh Bắc Giang.Thời xưa Lục Ngạn có con đường chiến lược từ Đệ tứ chiến khu chạy qua xã Quý Sơn đến Đồng Giao, sang Mịn Con rồi sang Sậy To, Hồ Sen xã Thanh Hải, đi qua xã Kiên Lao và đến Đông Triều- Quảng Ninh. Dòng sông Lục Nam lịch sử, tạo điều kiện thuận tiện cho việc phát triển kinh tế, văn hóa của cả vùng.
Kinh tế
Kinh tế tập trung vào ngành nông nghiệp với thế mạnh là trồng trọt cây ăn quả, điển hình là nhãn, vải thiều, na, hồng,..Các nhà máy chế biến hoa quả đã xuất khẩu rau quả tươi và đóng hộp sang các nước.Huyện cũng có tiềm năng du lịch sinh thái: miệt vườn, khu sinh thái hồ Cấm Sơn, Khuôn Thần... Có danh lam thắng cảnh như chùa Khánh Vân, đền Hả, chùa Am Vãi (Khả Lã, xã Tân Lập).
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của vải thiều và sự yếu kém của tư thương Việt Nam, thì giao thương biên mậu đã thực sự tiến vào tận địa bàn Lục Ngạn. Vào những ngày mùa vải (khoảng tháng 6) ta có thể bắt gặp tư thương Trung Quốc ở bất cứ đâu dọc trên 40 Km quốc lộ 31 trên địa bàn huyện Lục Ngạn. Không dưới 50% vải thiều tươi ở Lục Ngạn được xuất sang Trung Quốc, lượng vải thiều sấy khô thì gần như toàn bộ được xuất sang Trung Quốc qua cửa khẩu Đồng Đăng (Lạng Sơn).
Thị trấn Chũ đang được mở rộng là trung tâm huyện lỵ của Lục Ngạn, xây dựng những công trình lớn như bệnh viện khu vực, khu dân cư, công viện cây xanh, cụm công nghiệp... nhằm đưa Chũ lên thành thị xã.
Tiềm năng phát triển du lịch
Ải Nội Bàng còn có tên là Bàng Quan, thành nhà Mạc là chiến ải lớn nhất nằm ở khu vực giữa thung lũng sông Lục Nam. Trần Hưng Đạo đã cho xây dựng phòng tuyến Xa Lý-Nội Bàng và đặt đại bản doanh ở Nội Bàng trong cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên-Mông.
Ải Xa Lý còn có tên là ải Khả Ly nằm trên con đường mòn từ Xa Lý sang Lộc Bình của Lạng Sơn. Ải này nằm trên eo của núi ải, đoạn thắt lại hiểm trở nên thường gọi là Đèo ải ở độ cao trên 500m, đỉnh đèo là cửa ải Xa Lý.
Khu du lịch hồ Khuôn Thần có tổng diện tích là 2700ha, có 1000ha rừng, rừng tự nhiên 500ha, rừng thông 500ha và hồ Khuôn Thần rộng 140ha, với dung tích 10.000.000 m3, trong hồ có 5 đảo lớn và 7 đảo nhỏ. Nơi đây đã được trồng thông, du khách có thể tắm hồ, leo núi, bơi thuyền thăm các đảo và thắp hương ở đền thờ Hồ Công Trạc một vị tướng quân người dân tộc thiểu số. Trên đất Lục Ngạn, hồ Khuôn Thần nổi lên như một viên ngọc lấp lánh giữa vùng rừng núi mênh mang.
Hồ Cấm Sơn với diện tích rừng bao quanh 21.800ha đang phát triển, đầu tư trung tâm giống thuỷ sản cấp I phục vụ cho phát triển kinh tế và đặc biệt đặc sản cá nước ngọt ở hồ Cấm Sơn và những món ăn nổi tiếng khác của người dân các dân tộc như khau nhục, voỏng mún, bánh bìa, chè phao, bánh hút, bánh phổi bò,...
Hồ Làng Thum với diện tích mặt hồ 126ha, là nơi nuôi trồng thuỷ sản và vườn cây ăn quả xung quanh hồ rất phù hợp cho khách thăm quan du lịch.
Núi Am Vãi ở giữa địa phận các xã: Tân Mộc, Nam Dương, Nghĩa Hồ, Tân Lập, thuộc sơn phận Yên Tử. Trên đỉnh núi Am Ni có một ngôi chùa mang tên chùa Am Vãi ở phía Bắc. Kề bên ngọn Am Vãi có núi Bàn Cờ Tiên. Cạnh đó là các khu núi mang tên Hang Tiền, Hang Gạo có nhiều truyền thuyết về những hang này. Núi Am Ni có ngôi chùa cổ trên đỉnh núi được hàng năm hội chùa được mở vào ngày 3/3 âm lịch, thu hút được đông đảo khách thập phương về dự. Đây là một núi lớn, cảnh sắc bốn mùa khác nhau, rất đẹp.
Điểm du lịch thuộc các cụm di tích được cấp bằng công nhận “Di tích lịch sử văn hoá” như: đền Hả (xã Hồng Giang), được mở hội vào mồng 6,7,8 tháng giêng hàng năm, thờ tướng quân Vũ Thành (tức Thân Cảnh Phúc). Lục Ngạn còn nhiều lễ hội dân gian đặc sắc khác như hội chùa, đền Khánh Vân, được tổ chức vào hai ngày 19-20 tháng 02 âm lịch thờ tướng quân Vi Hùng Thắng thời Trần. Một số hội khác như: Hội đền Tam Giang, Hội đền Chể, đền Cầu Từ...Và đặc biệt là hội hát dân ca của các dân tộc thiểu số vùng Lục Ngạn và dịp 17-18 tháng 02 âm lịch hàng năm.
Lục Ngạn đã trở thành "Kinh đô" mới của vải thiều, cam đường canh nổi tiếng của cả nước, những sản phẩm nông sản nổi tiếng khắp nơi: mỳ Chũ, gạo bao thai hồng Lục Ngạn, nếp cái hoa vàng Phì Điền, rượu Kiên Thành, gà đồi...Bên cạnh đó đã thức dậy một tiềm năng mới đó là du lịch. Một quần thể du lịch đã được hình thành và ắt sẽ có trong tương lai đó là: du lịch vườn cây ăn quả, du lịch di tích lịch sử-danh thắng và du lịch sinh thái môi trường (hồ Khuôn Thần,Hồ Làng Thum hồ Cấm Sơn)..Những yếu tố như làng nghề truyền thống (làng mỳ Thủ Dương, còn được gọi là mỳ Chũ), những món ăn đặc sản của địa phương sẽ làm cho sản phẩm du lịch thêm hấp dẫn.
Du lịch được xác định là ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của cả nước ta nói chung, của tỉnh Bắc Giang và Lục Ngạn nói riêng, bởi ngành Du lịch được mệnh danh là “con gà đẻ trứng vàng”. Mặc dù tiềm năng là rất dồi dào và hấp dẫn song việc xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là đổi mới các phương thức hoạt động trong đó nếu thiếu các hoạt động vui chơi, giải trí đặc sắc thì không níu giữ được du khách và các dịch vụ du lịch sẽ không phát triển được.
Lục Ngạn đang đứng trước nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển. Giờ đây sự hợp nhất ba ngành Văn hoá-Thể Thao-Du lịch cũng là sự gắn kết, tương hỗ lẫn nhau, mở ra một hướng đi mới, thời cơ, vận hội mới đã mang lại cho Lục Ngạn những thuận lợi song cũng đặt ra trước mắt những thách thức mới. Chúng ta đã có bài học kinh nghiệm của nhiều nơi đi trước, với những tiềm năng phong phú và đa dạng như hiện nay đủ để các hoạt động du lịch phát triển, vì vậy rất cần có sự thực hiện đồng bộ, sự chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ, phát triển song hành để Lục Ngạn tiến nhanh, tiến vững chắc trên con đường phát triển kinh tế-xã hội mà mũi nhọn thứ hai của huyện Lục Ngạn phải là du lịch- ngành công nghiệp không khói này.
Di tích lịch sử
Huyện Lục Ngạn là nơi có bề dày về truyền thống lịch sử- văn hóa với 01 di tích lịch sử cấp quốc gia là Đền Hả. Huyện có 40 di tích lịch sử cấp tỉnh. Đây cũng là vùng đất có nhiều danh lam thắng cảnh có thể tạo nên những điểm tham quan du lịch hấp dẫn cho những ai muốn tìm hiểu về ngọn nguồn lịch sử. Đó là ải Xa Lý, ải Nội Bàng, với các di tích và danh lam thắng cảnh đẹp như đền Từ Hả (đền Hả), đền Quan Quận, hồ Khuôn Thần, hồ Cấm Sơn, và núi Am Vãi-nơi in dấu bàn chân Phật. Nơi đây cũng đã sản sinh ra những vị anh hùng dân tộc, đóng góp một phần không nhỏ trong các cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược từ ngàn xưa. Cũng từ truyền thống anh dũng bất khuất chống giặc ngoại xâm ấy, người dân các dân tộc sinh sống trên vùng đất Lục Ngạn đã lập nên các ngôi đền, đình, miếu để tưởng nhớ tới các chiến công của những người anh hùng dân tộc đã chiến đấu vì độc lập tự do cho đất nước, từ Cao Sơn- Quý Minh- những vị tướng tài giỏi thời các vua Hùng, đến Vi Hùng Thắng, Thân Cảnh Phúc, Yết kiêu, đình Trại Cống xã Kiên Lao, Dã Tượng, Trần Hưng Đạo..Đó là các cụm di tích đền, chùa Hả Hộ xã Hồng Giang, đền Tam Giang xã Mỹ An, đình Hạ Long xã Giáp Sơn, đền Chể xã Phượng Sơn, đền Khánh Vân thị trấn Chũ, đình Cống Luộc xã Đèo Gia,...Các di tích đều đã được xếp hạng, đặc biệt đền Từ Hả xã Hồng Giang được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. Hội đền Hả được tổ chức vào ngày mồng 6 đến 8 tháng giêng hàng năm, hội chùa Khánh Vân từ 18 đến 20 tháng 2, hội đền Tam Giang, hội đền Chể...đặc biệt là hội hát của người dân các dân tộc thiểu số trong dịp đầu xuân.Lễ hội truyền thống
Hội Bồng Lai,Lễ hội làng Chể;
Hội Biển Động,
Hội Giáp Sơn,
Lễ hội làng Kép - Hồng Giang,
Hội Cầu Từ,
Hội vùng Mỹ An, Trù Hựu, đền Tam Giang;
Hội chùa Thiên Đài, đền Từ Hả (7 - 8 tháng 1),
Hội hát dân ca Biển Động (8 tháng 1);
Hội hát dân ca làng Bèo (18 tháng 1);
Hội hát dân ca Sán Chí (16 tháng 2);
Hội hát dân ca Hồng Giang (7 tháng 1);
Hội hát Quý Sơn (3 tháng 1);
Hội hát dân ca Kim Sơn (9 tháng 1);
Lễ hội Đền Hả
Hội hát Tân Sơn (12 tháng 1)...
Ngày hội Văn hóa- Thể thao huyện Lục Ngạn
Hội chùa Khánh Vân-Đền Quan quận
Đặc sản
Vải thiềuXem thêm:
Hình ảnh về Lục Ngạn, Bắc Giang
UBND huyện Lục Ngạn
Chợ vải thiều Lục Ngạn
Lễ hội Đền Từ Hả
Dự án bất động sản tại Huyện Lục Ngạn, Bắc Giang
Hiện chưa có dự án nào tại Huyện Lục Ngạn, Bắc Giang
Huyện Lục Ngạn có bao nhiêu xã, phường và thị trấn?
Lục Ngạn có 29 xã, 1 thị trấn và 0 phường trực thuộc:
Phường xã trực thuộc Huyện Lục Ngạn, Tỉnh Bắc Giang
- Thị trấn Chũ
- Xã Biển Động
- Xã Biên Sơn
- Xã Cấm Sơn
- Xã Đèo Gia
- Xã Đồng Cốc
- Xã Giáp Sơn
- Xã Hộ Đáp
- Xã Hồng Giang
- Xã Kiên Lao
- Xã Kiên Thành
- Xã Kim Sơn
- Xã Mỹ An
- Xã Nam Dương
- Xã Nghĩa Hồ
- Xã Phì Điền
- Xã Phong Minh
- Xã Phong Vân
- Xã Phú Nhuận
- Xã Phượng Sơn
- Xã Quý Sơn
- Xã Sa Lý
- Xã Sơn Hải
- Xã Tân Hoa
- Xã Tân Lập
- Xã Tân Mộc
- Xã Tân Quang
- Xã Tân Sơn
- Xã Thanh Hải
- Xã Trù Hựu
Đường phố trực thuộc Huyện Lục Ngạn, Tỉnh Bắc Giang
Vị trí Lục Ngạn
Các trường THPT, CĐ, ĐH tại Huyện Lục NgạnBắc Giang
STT | Loại | Tên trường | Địa chỉ |
---|---|---|---|
1 | THPT | DTNT huyện Lục Ngạn | Xã Kiên Thành, huyện Lục Ngạn |
2 | THPT | Thpt bán công Lục Ngạn | Thị trấn chũ, huyện Lục Ngạn |
3 | THPT | THPT Lục Ngạn 1 | Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn |
4 | THPT | THPT Lục Ngạn 2 | Xã Tân Hoa, huyện Lục Ngạn |
5 | THPT | THPT Lục ngạn 3 | Xã phượng Sơn, huyện Lục Ngạn |
6 | THPT | Trường Pt Cấp 2-3 Tân Sơn | Xã Tân Sơn, huyện Lục Ngạn |
7 | THPT | Tt GDTX huyện Lục Nguyễn | Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn |
Chi nhánh / cây ATM tại Lục Ngạn, Bắc Giang
Chi nhánh/ PGD ngân hàng ở Huyện Lục Ngạn - Bắc Giang
STT | Ngân hàng | Tên CN/ PGD | Địa chỉ |
---|---|---|---|
1 | Agribank | Chi nhánh Lục Ngạn | Số 327, Khu Lê Lợi, Thị Trấn Chũ, Lục Ngạn, Bắc Giang |
2 | Agribank | Phòng giao dịch Biển Động | Phố Biển, Xã Biển Động, Lục Ngạn, Bắc Giang |
3 | LienVietPostBank | Phòng giao dịch Bưu điện Lục Ngạn | Số 277 khu Minh Khai, thị trấn Chũ, Lục Ngạn, Bắc Giang |
4 | Vietcombank | Phòng giao dịch Chũ | Số 296, Quốc Lộ 31, Khu Trần Phú, Lục Ngạn, Bắc Giang |
5 | Agribank | Phòng giao dịch Kim | Phố Kim, Xã Phượng Sơn, Lục Ngạn, Bắc Giang |
6 | Agribank | Phòng giao dịch Lim | Thôn Lim, Xã Giáp Sơn, Lục Ngạn, Bắc Giang |
7 | BIDV | Phòng giao dịch Lục Ngạn | Số 20 Khu Trường Chinh - Chũ- Huyện Lục Ngạn, Tỉnh Bắc Giang |
8 | LienVietPostBank | Phòng giao dịch Lục Ngạn | Số 73 đường Minh Khai, thị trấn Chũ, Lục Ngạn, Bắc Giang |
9 | Agribank | Phòng giao dịch số 92 | Thị Trấn Chũ, Lục Ngạn, Bắc Giang |
10 | Agribank | Phòng giao dịch Tân Sơn | Phố Chợ Tân Sơn, Lục Ngạn, Bắc Giang |
Cây ATM ngân hàng ở Huyện Lục Ngạn - Bắc Giang
STT | Ngân hàng | Tên cây ATM | Địa chỉ |
---|---|---|---|
1 | MBBank | BTL sư 325, Quân đoàn 2 | Bộ tư lệnh sư 325 - Quân đoàn 2, xã Hồng Giang, Lục Ngạn, Bắc Giang |
2 | BIDV | PGD Lục Ngạn | 20 Khu Trường Chinh - Chũ- Huyện Lục Ngạn, Tỉnh Bắc Giang |
3 | Agribank | Phố Lim - Giáp Sơn | Phố Lim, Xã Giáp Sơn, Lục Ngạn, Bắc Giang |
4 | Agribank | Số 327- Thị trấn Chũ | Số 327, Khu Lê Lợi, Thị trấn Chũ, Lục Ngạn, Bắc Giang |
5 | Agribank | Thị trấn Chũ | Thị trấn Chũ, Lục Ngạn, Bắc Giang |
6 | Vietcombank | TT Chũ, H.Lục Ngạn | TT Chũ, Huyện Lục Ngạn, Tỉnh Bắc Giang |
Ghi chú về Lục Ngạn
Thông tin về Huyện Lục Ngạn, Tỉnh Bắc Giang liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Huyện Lục Ngạn, Tỉnh Bắc Giang: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Lục Ngạn, Bắc Giang
Từ khóa tìm kiếm:
Huyện Lục Ngạn, Tỉnh Bắc Giang: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Lục Ngạn, Bắc Giang