Tỉnh thành VN > Hà Nội > Huyện Quốc Oai > Xã Sài Sơn

Xã Sài Sơn, Huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội

Thông tin tổng quan về Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội

Sài Sơn là một xã của huyện Quốc Oai, Hà Nội, nước Việt Nam. Xã Sài Sơn có 06 thôn: Đa Phúc, Thụy Khuê, Khánh Tân, Sài Khê, Phúc Đức và Năm Trại. Nơi đây có địa danh chùa Thầy nổi tiếng, gắn liền với tên tuổi của thiền sư Từ Đạo Hạnh. Ông đã tu hành ở đây và cũng đã cùng với nghĩa quân chống lại quân Nam Hán rồi hóa thánh tại một hang đá có tên gọi là hang Thánh Hóa bên cạnh chùa Thượng trên núi Sài Sơn. Vì vậy hang này được gọi là hang Thánh Hóa. Sau khi đã hóa, ông đầu thai vào làm con của Sùng Hiền Hầu và trở thành nhà vua Lý Thần Tông. Tương truyền ông cũng chính là ông tổ của môn múa rối nước, thường được biểu diễn khi lễ hội vào ngày 07 tháng 3 âm lịch hàng năm.
Sài Sơn cũng là quê hương cách mạng từ những ngày đầu 1930. Cố phó thủ tướng Phan Trọng Tuệ quê ở đây (thôn Đa Phúc). Ông hoạt động cách mạng từ những năm 1930. Quê hương Sài Sơn là một trong những vùng quê thanh bình, yên ả của xứ Đoài.
Vị trí địa lý
Xã Sài Sơn nằm ở phía Bắc huyện Quốc Oai cách trung tâm Hà Nội 25 Km về phía Đông.
- Phía đông giáp với xã Phượng Cách.
- Phía tây giáp với xã Hữu Bằng huyện Thạch Thất.
- Phía nam giáp Thị Trấn Quốc Oai.
- Phía bắc giáp với xã Liên Hiệp huyện Thạch Thất.
Điều kiện kinh tế - Xã hội
- Số hộ: 4.499 hộ.
- Nhân khẩu: 17.864 người.
- Lao động trong độ tuổi: 9.130 người (nam từ 18 - 60; nữ từ 18 - 55 tuổi), chiếm 51,11%.
- Lao động qua đào tạo 1.710 người chiếm 18,7%.
- Số lao động chưa qua đào tạo: 7.420 người chiếm tỷ lệ 81,3%.
- Tốc độ phát triển kinh tế hàng năm tăng bình quân 16,8% .
- Thu nhập bình quân đầu người từ 11,5 triệu đồng năm 2010 tăng lên 24,1 triệu đồng/ năm 2014.
- Sản lượng lương thực bình quân hàng năm đạt 5800 tấn. Năng suất lúa bình quân hàng năm đạt 58 tạ/ha/vụ; Kinh tế nông nghiệp tăng bình quân 11,3% năm .
Những tiềm năng của xã
* Thuận lợi:
- Sài Sơn là xã lớn và thuộc diện trung bình khá của huyện, với diện tích tự nhiên rộng, dân số đông, vị trí địa lý thuận lợi vì nằm ven đại lộ Thăng Long lại gần thủ đô Hà Nội một thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn, một nơi có nhu cầu cao về lao động dịch vụ, thành phố Hà Nội cũng là địa phương đi đầu trong cả nước về nghiên cứu khoa học và áp dụng công nghệ vào sản xuất đời sống. Do vậy xã Sài Sơn có nhiều lợi thế khách quan và chủ quan để phát triển kinh tế.
- Có dự án Tuần Châu và nhiều dự án đầu tư đã, đang và sẽ thực hiện tại xã trong giai đoạn gần đây sẽ làm thay đổi rất nhanh bộ mặt kinh tế xã hội của xã Sài Sơn, đây cũng chính là lợi thế để xã phát triển nhóm ngành dịch vụ thương mại và huy động nguồn vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới.
- Với diện tích canh tác rộng, nguồn lao động tại địa phương dồi dào, dân số của xã đông nên thị trường tại chỗ ổn định, trên cơ sở đó xã có điều kiện để phát triển nền kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất tập trung quy mô nhằm cung cấp nông sản cho xã, các địa phương lân cận và thâm nhập vào thị trường chất lượng cao của thủ đô.
- Mặt khác địa phương có cụm danh thắng Chùa Thầy rất có giá trị, có di tích Nhà lưu niệm Bác Hồ, lại thuận lợi về giao thông và nằm gần thủ đô đó là những yếu tố để phát triển nhóm ngành dịch vụ thương mại đặc biệt là dịch vụ du lịch. Với lợi thế trên cũng phải kể đến khả năng phát triển các dịch vụ vùng ven đô như vận tải, chế biến lương thực thực phẩm, cung cấp lương thực, thực phẩm hàng tiêu dùng...và một lượng lớn lao động dịch vụ tại địa phương có thể làm việc tại đô thị.
- Nhóm ngành tiểu thủ công nghiệp tại địa phương trong những năm qua đã có những bước tăng trưởng khá, đặc biệt là các nghề cơ khí, sửa chữa, may mặc, sản xuất vật liệu xây dựng, nhôm kính... do vậy người lao động ở địa phương cơ bản đã có kinh nghiệm sản xuất, đây là điều kiện để tiếp tục phát triển các nghề này và là bước đệm để nhân cấy thêm các nghề mới tạo đà cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế cùng với lợi thế về giao thông là một điều kiện thu hút vốn đầu tư.
- Về mặt xã hội do là một trong những xã khá của huyện nên điều kiện xã hội của địa phương cũng có những thuận lợi là cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm đã bước đầu được đầu tư, thuận tiện cho đi lại, giao lưu văn hoá và phát triển kinh tế đặc biệt là phát triển các ngành dịch vụ, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Hệ thống chính trị của xã hoạt động hiệu quả, là địa phương có truyền thống cách mạng, nhân dân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, pháp luật nhà nước, an ninh trật tự ổn định.
* Khó khăn:
- Mặc dù cơ cấu kinh tế của xã đã có bước chuyển dịch tích cực nhưng nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chủ yếu trong khi các nghề phụ chưa phát triển nên thu nhập của người dân còn thấp.
- Trình độ dân trí trong những năm qua phần nào đã được nâng lên tuy nhiên để đáp ứng với sự phát triển của xã hội hiện nay việc nâng cao nhận thức cho nhân dân trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế vẫn còn khó khăn. Lực lượng lao động tuy nhiều nhưng tỷ lệ lao động qua đào tạo có thể đáp ứng nhu cầu xã hội chưa cao, tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm nhất là sau mùa vụ xảy ra thường xuyên.
- Tuy có tiềm năng là thị trường tiêu thụ sản phẩm tại chỗ lớn nhưng hiện tại ở địa phương chưa sản xuất theo hướng hàng hóa mà vẫn mang tính tự cung, tự cấp là chủ yếu vì vậy nền kinh tế của xã cũng đang đối mặt với rất nhiều khó khăn như làm sao để hình thành các vùng sản xuất tập trung, nâng cao năng suất lao động, nâng cao thu nhập cho nhân dân, chuyển dịch cơ cấu lao động như thế nào cho số lượng lớn lao động nông nghiệp chưa qua đào tạo nhất là chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân, huy động nguồn vốn để phát triển kinh tế và tìm đầu ra cho sản phẩm hàng hóa của địa phương.
Thôn Phúc Đức
Phúc Đức là một thôn thuộc xã Sài Sơn. Thôn cách chân núi Thầy khoảng 1.5 km về phía Bắc. Thôn được lập ra từ việc thay đổi bản đồ địa chính đất của xã Dị Nậu và thôn Thụy Khuê. Gồm một cộng đồng cư trú khoảng hơn hai mươi dòng họ, trong đó dòng họ Tạ chiếm đa số. Trong thôn có chùa mang tên thôn thuộc quần thể danh lam thắng cảnh chùa Thầy. Thành phần tôn giáo gồm có ba tôn giáo chính là Phật Giáo, Cao Đài Giáo và Thiên Chúa Giáo. Trong thôn được chia thành 2 khu vực dân cư. Khu vực bên trong đê thì gọi là "làng". Khu vực phía ngoài đê cạnh sông Đáy gọi là "trại".
Di tích thờ Đỗ Cảnh Thạc
Trên địa bàn xã Sài Sơn hiện có tới 4 nơi thờ tướng Đỗ Cảnh Thạc, vị tướng trấn giữ và cai trị vùng Đỗ Động Giang - đạo Quốc Oai thời 12 sứ quân.
Đền Tam Xã còn được gọi là quán Tam Xã, đền Trình hay đền thờ Đỗ tướng công nằm ở trung tâm xã Sài Sơn. Xưa dân 3 làng Sài Khê, Thụy Khê, Đa Phúc là 3 xã cùng chung một đền thờ. Nay tam xã hợp nhất vào Sài Sơn nhưng mỗi làng đều xây dựng một ngôi đình để thờ vọng Đỗ tướng công. Vị trí xã Sài Sơn tương truyền là nơi sứ quân Đỗ Cảnh Thạc hóa.

Hình ảnh về Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội

Hình ảnh Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội
Xã Sài Sơn
Hình ảnh Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội
Chùa Thầy
Hình ảnh Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội
Trường THCS Sài Sơn

Dự án bất động sản tại Xã Sài Sơn, Quốc Oai - Hà Nội

Ảnh dự án Sunny Garden City
Sunny Garden City
Xã Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội
Ảnh dự án Khu du lịch sinh thái Tuần Châu Hà Nội
Khu du lịch sinh thái Tuần Châu Hà Nội
Địa chỉ: Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội

Xã Sài Sơn gần với xã, phường nào?

Bản đồ vị trí Sài Sơn

Ghi chú về Sài Sơn

Thông tin về Xã Sài Sơn, Huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Xã Sài Sơn, Huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội