Tỉnh thành VN > Hưng Yên > Huyện Yên Mỹ > Xã Liêu Xá

Xã Liêu Xá, Huyện Yên Mỹ, Tỉnh Hưng Yên

Thông tin tổng quan về Liêu Xá, Yên Mỹ, Hưng Yên

Liêu Xá là 1 xã của huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên, nước Việt Nam.

Các số điện thoại quan trọng


Bưu điện Yên Mỹ: (84-321) 396 4619
UBND Tỉnh Hưng Yên: (0221) 3863823 - 3862750
TTYT Yên Mỹ: +84 321 3964 130
Taxi Mai Linh Hưng Yên: 03213.52.52.52
Khách sạn Phố Hiến Hưng Yên: 84 321 3862 909
NH nông nghiệp và phát triển nông thôn: 063 3828364
Phòng vé hàng không VN: 063 3825413

Địa lý thời tiết

Diện Tích: 6,55 ha.
Tổng số dân: 7554 người năm 1999
Tọa độ: 20°54′49″B 106°3′23″Đ
Xã Hoàn Long có 4 thôn (Chấn Đông, Đại Hạnh, Ngân Hạnh và Hòa Mục).
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình từ 18 - 27oC; lượng mưa hàng năm từ 1.600 - 1.700mm và tập trung vào các tháng 8,9; đặc điểm trên tạo thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. Song, ở Yên Mỹ mùa đông thường khô lạnh thiếu nước.

Lịch sử

Xã Liêu Xá (huyện Yên Mỹ) là một vùng quê có bề dày truyền thống cách mạng. Mảnh đất này có những người con làm rạng danh quê hương để lại tiếng thơm lưu truyền cho muôn đời sau mà tiêu biểu là đại danh Y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Trong các thời kỳ cách mạng, các giai đoạn lịch sử, người dân Liêu Xá luôn đoàn kết một lòng cùng nhân dân cả nước đánh đuổi giặc ngoại xâm giành độc lập tự do cho Tổ quốc. Với những thành tích đặc biệt xuất sắc trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc, nhất là trong kháng chiến chống thực dân Pháp, xã Liêu Xá vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”. Niềm vinh dự này càng tiếp thêm sức mạnh cho ý chí và nghị lực của đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân xã Liêu Xá trong mục tiêu xây dựng quê hương giầu về kinh tế, mạnh về an ninh quốc phòng, cuộc sống nhân dân no ấm hạnh phúc
Trước năm 1945, dưới sự lãnh đạo của xứ uỷ Bắc Kỳ, phong trào cách mạng của xã phát triển mạnh và rộng khắp trong các thôn, xóm ở Liên Xá. Cuối năm 1939, chùa Văn (thôn Liêu Xá) được chọn làm cơ sở để các đồng chí từ Trung ương về hoạt động cách mạng như: Hoàng Quốc Việt, Văn Tiến Dũng, Lê Quang Đạo, Trần Tử Bình... Chùa Văn còn là cơ sở, địa điểm đặt in Báo Bãi Sậy, tờ báo tuyên truyền đấu tranh cách mạng đầu tiên của Đảng bộ tỉnh, tiền thân của Báo Hưng Yên ngày nay. Năm 1943, mặt trận Việt Minh của xã được thành lập, tiếp sau là các tổ chức thanh niên, phụ nữ, ái quốc lần lượt ra đời. Cuối năm 1944 đầu năm 1945, phong trào cách mạng lan rộng khắp xã, gây tiếng vang trong vùng. Tại 4 thôn gồm Liêu Xá, Liêu Thượng, Liêu Trung và Ông Hảo đều thành lập đội tự vệ, nhân dân chuẩn bị vũ khí, cờ đỏ sao vàng, tích cực tập luyện võ nghệ chuẩn bị mọi mặt cho cuộc khởi nghĩa giành chính quyền.
Ngày 19.8.1945, hơn 60 du kích của xã cùng hàng nghìn quần chúng nhân dân tham gia cướp chính quyền, cắm cờ đỏ sao vàng lên nóc nhà huyện đường, đánh chiếm huyện lỵ Yên Mỹ, sau đó cùng lực lượng tự vệ các xã diễu hành dọc đường 39A tham gia khởi nghĩa giành chính quyền tỉnh vào ngày 22.8.1945. Uỷ ban cách mạng lâm thời của xã nhanh chóng được thành lập kịp thời điều hành các công việc địa phương.
Với lợi thế về vị trí, trong kháng chiến chống thực dân Pháp, địa bàn xã Liêu Xá được xác định là vùng đệm, địa bàn chiến lược để bộ đội ta đánh phá đường 39, đường 5 và bốt Bần nhằm ngăn chặn các mũi tiến công và tiêu hao sinh lực địch. Hưởng ứng sâu sắc lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Liêu Xá ngàn người như một đồng lòng chung sức xây dựng, phát triển lực lượng dân quân du kích, rèn khí giới, đào hào, rào làng phục vụ cho cuộc chiến đấu. Các thôn nhanh chóng thành lập tổ du kích, tiến tới trung đội du kích. Cấp xã thành lập đại đội dân quân du kích cơ động với số lượng lên đến 185 người. Tháng 4.1947, sau một quá trình chuẩn bị, chi bộ Đảng của xã được thành lập gồm 5 đảng viên do đồng chí Lê Thị Hoà (tức Dậu) làm bí thư chi bộ. Đến năm 1948, chi bộ phát triển lên 36 đồng chí thực hiện tốt vai trò lãnh đạo nhân dân địa phương trong kháng chiến chống thực dân Pháp; quân và dân Liêu Xá phối hợp với bộ đội chủ lực tổ chức đánh gần 100 trận, tiêu diệt và bắt sống gần 500 tên địch, thu trên 300 khẩu súng các loại, phá hỏng và đốt cháy 14 xe ô tô, xe bọc thép, phá 2 bốt, 2 làng tề, 4 tháp canh, làm tan dã 2 trung đội Hương Dũng đồng thời vận động hơi 100 lính tề, nguỵ bỏ đồn bốt về với gia đình và đi theo cách mạng. Quân và dân trong xã đã đào hơn 10 km hào giao thông, đào 900 hầm, hố công sự chiến đấu, đóng góp hàng vạn kg lương thực, thực phẩm phục vụ kháng chiến.
Giặc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc, nhân dân Liêu Xá lại chắc tay súng, vững tay cày vừa chiến đấu vừa sản xuất chi viện sức người sức của cho miền nam ruột thịt. Thực hiện tốt khẩu hiệu “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, xã Liêu Xá có 680 thanh niên vào chiến trường miền nam chiến đấu, cung cấp hơn 10 nghìn tấn lương thực, thực phẩm. Qua hai cuộc kháng chiến, xã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng Nhì, 1 Huân chương Chiến công hạng Nhất, 7 gia đình được cấp bằng có công với nước, 536 lượt cá được tặng thưởng huân chương, huy chương các loại, 534 lượt cá nhân được tặng bằng khen, giấy khen.
Trong thời kỳ đổi mới, cán bộ, đảng viên và nhân dân trong xã cùng sát cánh bên nhau chống lại đói nghèo, quyết tâm xây dựng cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc. Thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng, nhân dân Liêu Xá mạnh dạn đầu tư đẩy mạnh phát triển nông nghiệp sản xuất gắn với thị trường; duy trì và phát triển ngành nghề truyền thống như: Thuộc da, thuốc bắc, đóng thùng, bệ ô tô. Thực hiện chủ trương thu hút các doanh nghiệp vào địa bàn nhằm thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển toàn diện, nhân dân trong xã cùng đồng lòng đưa ra nhiều cơ chế, chính sách thu hút đầu tư. Kinh tế phát triển đồng đều và vững chắc góp phần nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của nhân dân địa phương. Đến nay, số hộ giầu và khá của xã chiếm trên 75%, số hộ nghèo giảm xuống dưới 3%. Từ năm 2000 đến nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của xã đạt 13,3%; riêng năm 2004 tăng 18,6%, thu nhập bình quân đầu người đạt gần 6 triệu đồng. Các hoạt động xã hội, đền ơn đáp nghĩa, từ thiện nhân đạo đều được xã thực hiện tốt. Đảng bộ, chính quyền, các đoàn thể xã đều phát huy tốt vai trò lãnh đạo và điều hành các công việc của địa phương, nhất là việc lãnh đạo xây dựng kết cấu hạ tầng gồm điện, đường, trường, trạm phục vụ dân sinh.
Về Liêu Xá vào những ngày này, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước không khí tưng bừng phấn khởi, nhịp sống hả của nhân dân địa phương đang khẩn trương đưa nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XXI nhiệm kỳ 2005 – 2010 vào cuộc sống và tổ chức nhiều hoạt động thiết thực chào đón lễ đón danh hiệu Anh hùng LLVT do Nhà nước phong tặng. Mục tiêu đưa xã trở thành một địa phương thật sự giầu mạnh về mọi mặt vẫn còn ở phía trước nhưng những việc mà Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân xã Liêu Xá đã và đang làm là một điều đáng trân trọng.

Kinh tế

Làng Ông Hảo (còn gọi là làng Hảo), xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên là làng nghề đồ chơi trung thu truyền thống.
Đến làng Ông Hảo (còn gọi là làng Hảo), xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên vào những ngày này, ai ai cũng cảm nhận được không khí hối hả, nhộn nhịp của làng nghề đồ chơi trung thu truyền thống. Những công đoạn cuối cùng đang được hoàn tất để đưa những sản phẩm đẹp mắt đến với tất cả mọi người, đặc biệt là các em thiếu nhi vào đêm rằm tháng Tám sắp tới.

Văn hóa Du lịch

Di tích Khu lưu niệm Hải Thượng Lãn Ông
Khu lưu niệm Hải Thượng Lãn Ông, ở huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, bao gồm 3 công trình: nhà thờ ở xã Sơn Quang, tượng đài ở thị trấn Phố Châu và mộ ở núi Minh Tự. Di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia năm 2005.
Mộ ông đặt dưới chân núi Minh Tự, bên bờ sông Ngàn Phố, được xây bằng tường cao, cột trụ trên đỉnh cột có hình búp sen và một số phần tôn tạo mới. Mộ có hai bậc, bậc trên là phần mộ, bậc dưới là nơi chiêm ngưỡng, trước mộ có hình cuốn thư gắn bia bằng đá Thanh do họ Lê Hữu làm từ năm 1934, với dòng chữ Hán được khắc trên mộ chí: “ Hương Sơn huyện, Tình Diệm xã, Yên Trung thôn, Lê Thị đệ thập thế tử, Huy Trác, hiệu Hải Thượng Lãn Ông chi mộ”.
Nhà thờ Lê Hữu Trác, được lập tại ngôi nhà cũ của ông ở Sơn Quang. Nhà quay mặt về hướng Nam, gồm ba giang, làm bằng gỗ mít, gỗ lim. Bàn thờ đặt ở gian giữa, có tượng bán thân Lê Hữu Trác bằng thạch cao. Gian phải và gian trái có lịch niên biểu ghi lại những năm tháng sống và lập nghiệp trong cuộc đời Lê Hữu Trác cũng như quan hệ gia đình và xã hội của ông. Xung quanh nhà có tường rào, cao 1,2m.
Tiểu sử Lê Hữu Trác
Lê Hữu Trác (1724-1791), người làng Liêu Xá, nay là xã Liêu Xá, huyện Mỹ Văn, tỉnh Hưng Yên. Ông xuất thân trong một gia đình dòng dõi, có truyền thống học rộng tài cao, nhiều người đỗ đạt và làm quan to nhưng rất trọng đạo lý. Là người có tư chất thông minh, nhưng về khoa cử ông chỉ đậu đến Tam trường rồi không tiếp tục đi thi nữa mà sung vào quân đội của Chúa Trịnh. Năm 1746, Lê Hữu Trác bỏ quân ngũ về quê mẹ xã Sơn Quang, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh ngày nay, và sống ẩn dật cho đến khi mất.
Trong thời gian sống ở quê mẹ, ông đã dày công nghiên cứu, tìm học những bài thuốc hay trong nhân dân chuyên trị bệnh cứu người, tiếng tăm ngày càng lừng lẫy. Suốt 45 năm làm thầy thuốc, hết lòng vì người bệnh, ông đã đúc kết thực tiễn, biên soạn bộ Y Tông tâm lĩnh, gồm 66 quyển (mới in được 55 quyển, còn 11 quyển bị mất). Đây là một công trình khoa học đồ sộ, thể hiện tư tưởng tiến bộ, đúc kết và phát huy tinh hoa truyền thống y học dân tộc. Lê Hữu Trác, đồng thời, là một nhà văn, ông đã hoàn thành tác phẩm "Thượng kinh ký sự" vào năm 1782, sau thời gian ông được chúa Trịnh mời ra kinh đô chữa bệnh cho Thế tử Trịnh Cán và chúa Trịnh Sâm, phản ánh một cách chân thực xã hội đương thời. Ông mất năm 1791, thọ 71 tuổi.
Chùa Văn
Chùa Văn hay còn gọi là chùa Bà Sinh nằm trong khu di tích Hải Thượng Lãn Ông thuộc thôn Liêu Xá, xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Chùa được xây dựng từ thế kỷ 17, trùng tu năm 1782, đây cũng là năm Hải Thượng Lãn Ông từ quê ngoại về thăm quê nội. Tương truyền chùa do cụ Lê Hữu Kiều, anh ruột của Lê Hữu Trác hưng công xây dựng. Chùa cũng là cơ sở của Xứ Uỷ Bắc Kỳ vào những năm 1942 – 1945 và cũng là nơi in báo của đảng CSVN.
Đình Liêu Trung.
Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 22/1999/QĐ-BVHTT, ngày 06 tháng 04 năm 1999. Di tích lịch sử Đình Liêu Trung - Liêu Xá - Yên Mỹ - Hưng Yên.
S\ự kiện, nhân vật lịch sử, kiến trúc nghệ thuật đình Liêu Trung đã được lưu giữ trong nhiều văn bản trong viện HÁN NÔM và bảo tồn bảo tàng TW.
Một số đặc sản Hưng Yên là nhãn lồng, mật ong, long nhãn, Cá mòi sông Hồng, hạt sen, bún thang lươn, Đặc sản gà Đông Tảo Hưng Yên,bánh giày, bánh khúc, bánh tẻ, bánh cuốn, chả gà tiêu quán, ếch om Phượng Toàn, tương Bần... .

Hình ảnh về Liêu Xá, Yên Mỹ, Hưng Yên

Hình ảnh Liêu Xá, Yên Mỹ, Hưng Yên
Đường Liêu Xá- Yên Mỹ- Hưng Yên
Hình ảnh Liêu Xá, Yên Mỹ, Hưng Yên
Liêu Xá- Yên Mỹ- Hưng Yên
Hình ảnh Liêu Xá, Yên Mỹ, Hưng Yên
Đình Liêu Trung- Liêu Xá- Yên Mỹ- Hưng Yên
Hình ảnh Liêu Xá, Yên Mỹ, Hưng Yên
Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông - Hưng Yên

Dự án bất động sản tại Xã Liêu Xá, Yên Mỹ - Hưng Yên

Ảnh dự án V-Green City Phố Nối
V-Green City Phố Nối
Đường 39A, Xã Liêu Xá, Yên Mỹ, Hưng Yên
Ảnh dự án New City Phố Nối
New City Phố Nối
Địa chỉ: Km 33, Đường Quốc Lộ 39A, Xã Liêu Xá, Yên Mỹ, Hưng Yên

Xã Liêu Xá gần với xã, phường nào?

Bản đồ vị trí Liêu Xá

Chi nhánh / cây ATM tại Liêu Xá, Yên Mỹ, Hưng Yên

Cây ATM ngân hàng ở Xã Liêu Xá - Huyện Yên Mỹ - Hưng Yên

STTNgân hàngTên cây ATMĐịa chỉ
1VPBankCông ty VIEXIM Hưng YênThôn Hảo, xã Liêu Xá, Yên Mỹ, Hưng Yên
2TechcombankKCN Phố Nối BXã Liêu Xá, Huyện Yên Mỹ, Tỉnh Hưng Yên
3ACBKCN Thăng Long IICổng phụ số 2, KCN Thăng Long II, Xã Liêu Xá, Yên Mỹ, Hưng Yên

Ghi chú về Liêu Xá

Thông tin về Xã Liêu Xá, Huyện Yên Mỹ, Tỉnh Hưng Yên liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Xã Liêu Xá, Huyện Yên Mỹ, Tỉnh Hưng Yên: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Liêu Xá, Yên Mỹ, Hưng Yên