Tỉnh thành VN > Hưng Yên > Huyện Yên Mỹ > Xã Yên Phú

Xã Yên Phú, Huyện Yên Mỹ, Tỉnh Hưng Yên

Thông tin tổng quan về Yên Phú, Yên Mỹ, Hưng Yên

Yên Phú là 1 xã của huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên, nước Việt Nam.

Các số điện thoại quan trọng


Bưu điện Yên Mỹ: (84-321) 396 4619
UBND Tỉnh Hưng Yên: (0221) 3863823 - 3862750
TTYT Yên Mỹ: +84 321 3964 130
Taxi Mai Linh Hưng Yên: 03213.52.52.52
Khách sạn Phố Hiến Hưng Yên: 84 321 3862 909
NH nông nghiệp và phát triển nông thôn: 063 3828364
Phòng vé hàng không VN: 063 3825413

Địa lý thời tiết

Diện Tích: 8,11 km2.
Tổng số dân: 11350 người.
Tọa độ: 20°53′4″B 105°59′3″Đ
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình từ 18 - 27oC; lượng mưa hàng năm từ 1.600 - 1.700mm và tập trung vào các tháng 8,9; đặc điểm trên tạo thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. Song, ở Yên Mỹ mùa đông thường khô lạnh thiếu nước.

Lịch sử

Huyện Yên Mỹ đã có từ rất lâu đời, nằm trên vùng Bãi Sậy của Hưng Yên với nhiều cái tên đã đi vào lịch sử, nhưng Yên Mỹ chỉ trở thành một đơn vị hành chính cấp huyện kể từ khi thành lập đạo Bãi Sậy năm 1890. Khi đạo này bị giải thể, Yên Mỹ trở thành một huyện thuộc tỉnh Hưng Yên.
Yên Mỹ là nơi sản sinh ra những danh nhân nổi tiếng như Trạng nguyên Đỗ Thế Diên, nhà sử học Phạm Công Trứ, Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, Nữ sỹ Đoàn Thị Điểm, nhà chính trị Nguyễn Văn Linh, trung tướng Nguyễn Bình.
Năm 1999, huyện Yên Mỹ được tái lập từ huyện Mỹ Văn. Kinh tế của Yên Mỹ có bước phát triển nhanh sau khi tái lập, với sự ưu đãi của tỉnh trong chính sách thu hút đầu tư, các doanh nghiệp trong và ngoài nước đã chọn Yên Mỹ là điểm đến đầu tư. Hiện nay, ở Yên Mỹ đã có gần 100 dự án đầu tư trong và ngoài nước.

Kinh tế

Xã Yên Phú có hơn 80% số hộ dân sống bằng nghề nông nghiệp. Năm 2011, tỷ lệ hộ nghèo của xã lên đến 9,7%. Trước thực tế đó, Đảng ủy, chính quyền xã cùng với các đoàn thể chính trị đã thực hiện đồng bộ các giải pháp. Đặc biệt, tổ chức đảng và các đoàn thể như: Hội Cựu chiến binh, Hội LHPN, Đoàn thanh niên đã phân công đảng viên, hội viên có điều kiện kinh tế khá hỗ trợ các hội viên khó khăn về vốn, kinh nghiệm ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, phát triển kinh doanh hoặc tạo việc làm cho hội viên, con em hội viên nghèo… Ngoài ra, trung bình mỗi năm các đoàn thể của xã tín chấp cho 400 - 500 lượt hội viên vay vốn phát triển sản xuất với số vốn lên đến hàng tỷ đồng. Riêng năm 2014, các đoàn thể tín chấp cho 220 lượt hội viên vay hơn 3,7 tỷ đồng đầu tư phát triển sản xuất, 7 hộ vay vốn giải quyết việc làm với số tiền hơn 200 triệu đồng và nhiều gia đình vay vốn để trang trải chi phí học tập cho con em đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng và hàng chục lượt học sinh phổ thông được miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập… Với cách làm đó mà tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm còn 3,04%. Các khu dân cư của xã cũng vừa hoàn thành việc rà soát, bình xét hộ nghèo với tỷ lệ năm nay giảm còn 2,74% (giảm 6,96% so với năm 2011). Bà Nguyễn Thị Thắm, 62 tuổi ở thôn Yên Phú chia sẻ: “3 năm trước, năm nào gia đình cũng được bình xét là hộ nghèo và được hưởng các chính sách ưu đãi như: Hỗ trợ tiền điện, BHYT, tặng quà tết… Tôi cảm thấy ấm lòng, yên tâm động viên con cháu học tập, lao động. Năm nay, con trai tôi đã được tư vấn, giới thiệu việc làm và được một doanh nghiệp gần nhà tiếp nhận vào làm công nhân. Mức thu nhập của cháu đạt trung bình 3 - 4 triệu đồng/tháng nên gia đình tôi đã vơi bớt khó khăn. Tôi thật vui và mong chính sách hỗ trợ của Nhà nước sẽ tiếp thêm động lực để những người có hoàn cảnh khó khăn như chúng tôi bớt gánh nặng cuộc sống và dần vươn lên, tự chủ về kinh tế, góp sức chung vào sự phát triển của xã hội".
Sản xuất rau an toàn theo dự án JICA
Rau xanh là thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hàng ngày. Việc ô nhiễm vi sinh vật, hoá chất độc hại, kim loại nặng và thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trên rau, đặc biệt là rau ăn lá đã ảnh hưởng trước mắt cũng như lâu dài đối với sức khỏe cộng đồng. Sản xuất và cung ứng rau an toàn đang là vấn đề được các cấp, ngành và cộng đồng quan tâm.
Từ năm 2010, dự án “Nâng cao năng lực quản lý ngành trồng trọt nhằm cải thiện sản lượng và chất lượng sản phẩm cây trồng” được triển khai tại 4 HTX thuộc 3 tỉnh gồm Hưng Yên, Hà NamQuảng Ninh. Dự án do Cục Trồng trọt chủ trì, với sự tài trợ của Chính phủ Nhật Bản thông qua Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA). Mục tiêu của dự án là hướng đến các mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn GAP. Tiêu chuẩn GAP được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn VietGAP, đáp ứng 26 điểm kiểm soát chính trong tổng số 65 điểm kiểm soát của VietGAP, bảo đảm 2 tiêu chí cơ bản về an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
Trên địa bàn tỉnh ta, dự án được triển khai tại xã Yên Phú (Yên Mỹ). Đây là địa phương có truyền thống sản xuất rau xanh. Phó chủ nhiệm HTX DVNN xã Yên Phú Lê Văn Chức cho biết: Diện tích sản xuất rau của các hộ nông dân phân tán, manh mún, năng suất rau thấp, chưa xứng với tiềm năng đất đai. Chất lượng rau vẫn chưa được theo dõi kiểm định, đánh giá theo các tiêu chuẩn quy định. Thiếu cơ sở chế biến, thông tin thị trường còn thiếu và yếu, chưa hình thành được hệ thống tiêu thụ sản phẩm ổn định phục vụ người sản xuất. Việc sơ chế, bảo quản rau cung cấp cho thị trường chưa được quan tâm nên ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm khi tiêu thụ, giá cả bấp bênh, năng suất, sản lượng rau còn thấp và không ổn định. Nguyên nhân do nông dân sử dụng giống tại chỗ, mua giống không bảo đảm chất lượng, mặt khác sản xuất trong mùa nắng hạn thường thiếu nước và thiếu vật liệu che phủ nên rau sinh trưởng và phát triển kém dẫn đến năng suất thấp… Từ thực tế trên, năm 2011, dự án “Nâng cao năng lực quản lý ngành trồng trọt nhằm cải thiện sản lượng và chất lượng sản phẩm cây trồng” được triển khai qui mô 3 ha, với tổng số 41 hộ nông dân xã Yên Phú tham gia. Đây là những hộ có trình độ thâm canh tốt, có tâm huyết sản xuất rau an toàn và đồng đất tập trung. Các hộ sản xuất các loại rau: Su hào, cà chua, cải ngọt, cải bẹ Đông Dư, cải bắp. Trong quá trình sản xuất, nông dân thực hiện ghi chép nhật ký đồng ruộng, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc “4 đúng”. Trước khi bón phân hay phun thuốc BVTV, nông dân được cán bộ quản lý trực tiếp cung cấp phân bón, thuốc BVTV và hướng dẫn chi tiết: Dùng đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng lúc và đúng cách. Ban quản lý dự án tỉnh đã cung cấp hạt giống, vật tư nông nghiệp do dự án hỗ trợ cho nông dân. Ngoài ra, các hộ nông dân còn tự mua thêm hạt giống rau ngắn ngày để thâm canh, tăng vụ trong điều kiện thời vụ cho phép. Qua thực tế tại các hộ tham gia dự án cho thấy, các loại cây trồng trong mô hình sinh trưởng, phát triển tốt, một số loại rau ngắn ngày cho thu hoạch và bán được giá cao. Các hộ trong mô hình khi thu hoạch đều thực hiện tốt các biện pháp thu hoạch theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, giảm tổn thất khi thu hoạch, các loại rau trồng trong mô hình được các đầu mối thu mua với giá cao. Trước đây, chỉ tiêu thụ ở chợ địa phương, đến nay một số nông dân đã chuyên chở đến tiêu thụ ở các quán ăn, nhà hàng tại Hà Nội, chợ đầu mối Long Biên và nhiều tỉnh khác... Trong quá trình sản xuất, các hộ nông dân giám sát nhau, hướng dẫn bổ sung kỹ thuật trong quá trình triển khai thực hiện. Hàng tháng có buổi trao đổi, đánh giá, nhận xét của các hộ nông dân do cán bộ quản lý HTX tổ chức. Ngoài ra, cán bộ kỹ thuật thường xuyên kiểm tra, đánh giá tình hình sản xuất của các hộ nông dân thông qua quá trình chăm sóc, phòng trừ các đối tượng dịch hại, từ đó đúc rút kinh nghiệm.
Ông Trần Nguyên Tháp, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và thuỷ sản (Sở Nông nghiệp và PTNT) cho biết: Sau gần 3 năm thực hiện dự án, nông dân xã Yên Phú đã từng bước thay đổi tập quán canh tác, tiếp thu được nhiều kỹ thuật sản xuất tiên tiến như: Cách gieo rau giống trên khay, làm phân hữu cơ sinh học bón rau để giảm việc dùng đạm Ure, khống chế hàm lượng Nitrat dưới ngưỡng cho phép. Sản xuất và sử dụng thuốc BVTV bằng thảo mộc không gây hại cho môi trường và để lại dư lượng hoá chất độc hại trên sản phẩm. Bên cạnh đó, nông dân áp dụng tốt kỹ thuật quản lý dịch hại tổng hợp IPM, có các công thức luân canh, xen canh cây trồng hợp lý để cắt nguồn thức ăn của sâu, bệnh. Không phun thuốc BVTV tràn lan, sử dụng thuốc BVTV sinh học có thời gian cách ly 3 - 7 ngày, không sử dụng thuốc BVTV ngoài danh mục cho phép, thực hiện “4 đúng” trong phun thuốc BVTV. Vỏ bao bì thuốc BVTV được nông dân thu gom vào hệ thống bể chứa chuyên dụng, góp phần hạn chế ảnh hưởng tới môi trường. Các hộ nông dân tham gia mô hình thực hiện việc ghi chép nhật ký đồng ruộng, các loại rau đều được các hộ theo dõi ghi chép suốt quá trình sinh trưởng tới khi thu hoạch, cán bộ kỹ thuật của HTX giám sát chặt chẽ quá trình này để người tiêu dùng và cơ quan quản lý thuận lợi cho việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Hiệu quả thực hiện dự án sản xuất rau an toàn tại xã Yên Phú đã tạo ra sự khác biệt với cách làm cũ, nông dân nâng cao nhận thức về cây trồng an toàn, ý thức được trách nhiệm với cộng đồng, với chính cuộc sống của mình, có trách nhiệm về sản phẩm mà mình làm ra.
Từ kết quả trên cho thấy, mô hình sản xuất rau an toàn ở xã Yên Phú bước đầu đạt được những kết quả khả quan, người dân phấn khởi tham gia sản xuất. Dự án sản xuất rau an toàn được triển khai trong thời gian qua đã làm thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp theo tập quán cũ, người dân dần thay đổi những thói quen cũ trong sản xuất, vệ sinh đồng ruộng thường xuyên, bón phân, phun thuốc BVTV đúng quy trình, đúng nguyên tắc, hướng đến nền nông nghiệp hiện đại, an toàn và bền vững. Thông qua các hoạt động của dự án, không chỉ 41 hộ tham gia dự án mà nhiều nông dân trong xã Yên Phú có sự thay đổi rõ nét về nhận thức và kỹ thuật sản xuất rau an toàn, nắm được quy trình, ý thức trách nhiệm cũng như lợi ích khi thực hiện sản xuất rau an toàn. Mô hình sản xuất theo dự án có chi phí sản xuất hợp lý, năng suất lao động tăng và sản phẩm sản xuất ra đang từng bước tạo dựng được uy tín trên thị trường, nhiều sản phẩm có giá bán cao hơn các sản phẩm sản xuất tại các khu vực khác. Đây là hướng đi đúng để sản xuất rau an toàn đi vào nền nếp, ổn định thị trường tiêu thụ, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng và góp phần làm giàu cho người sản xuất rau an toàn.
Xã Yên Phú đã hoàn thành 8/19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới; tuy số tiêu chí mới đạt gần một nửa, nhưng với sự chung sức của người dân, việc hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới ở Yên Phú sẽ ở tương lai không xa./.
Nghề làm miến dong ở thôn Lại Trạch, xã Yên Phú (Yên Mỹ)

Giao thông

Tuyến đường liên thôn Từ Hồ, xã Yên Phú dài trên 2 km, mới được bê tông hóa, khiến người dân rất phấn khởi. Trước kia đường đất, chỉ rộng hơn 1m, lầy lội, bà con đi lại rất khó khăn; từ khi có chủ trương xây dựng Nông thôn mới, địa phương dấy lên phong trào hiến đất mở đường. “Con đường đau khổ” trước kia giờ đã được trải bê tông, rộng gần 4m, 2 làn xe tải vẫn có thể qua được, xe thương lái vào tận đầu bờ, rau quả bà con sản xuất ra bao nhiêu, cũng thu mua hết. Để làm đường, người dân thôn Từ Hồ đã vận động nhau tự nguyện hiến 2.365m2 đất. Từ bờ ao, bụi rậm đến tường rào, cây ăn quả, thậm chí là một góc công trình phụ… bà con đều sẵn sàng tháo dỡ để làm đường.

Văn hóa Du lịch

Cư dân Yên Mĩ, đại đa sô theo đạo Phật, làng nào cũng có chùa thờ Phật, sau chùa có điện thờ Mẫu Liễu Hạnh, có đình thờ Thành Hoàng, có đền, có miếu, nghề thờ nhũng người công với làng với nước.Đạo Thiên Chúa du nhập vào Yên Mĩ từ cuối thế kỷ 19, điểm đầu tiên là Lực Điền. Vào dịp mùa xuân, mùa thu hàng năm làng nào cũng có lễ hội. Trong lễ hội có hát trống quân, hát ví, hát giao duyên, hát chèo và nhiều trò chơi truyền thống.
Khu Di Tích Hải thượng Lãng Ông Hưng Yên: Khu di tích nằm tại thôn Liêu Xá, xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, có quan hệ tới Hải Thượng Lãn ông Lê Hữu Trác - Đại y tôn Việt Nam. Ông sinh năm 1720 mất năm 1791, quê tại Liêu Xá. Ông là nhà y học vĩ đại, nhà thơ, nhà văn xuất sắc, một nhà tư tưởng tiến bộ thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân đạo. Sau khi ông mất, nhân dân và giới y học cả nước suy tôn là bậc Y Thánh của Việt Nam. Lễ hội truyền thống tưởng niệm Đại danh y hàng năm được tổ chức vào ngày 15/1 âm lịch.
Yên Mỹ là nơi sản sinh ra những danh nhân nổi tiếng như Trạng nguyên Đỗ Thế Diên, nhà sử học Phạm Công Trứ, Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, Nữ sỹ Đoàn Thị Điểm, nhà chính trị Nguyễn Văn Linh.
Một số đặc sản Hưng Yên là nhãn lồng, mật ong, long nhãn, Cá mòi sông Hồng, hạt sen, bún thang lươn, Đặc sản gà Đông Tảo Hưng Yên,bánh giày, bánh khúc, bánh tẻ, bánh cuốn, chả gà tiêu quán, ếch om Phượng Toàn, tương Bần... .
Phường / Xã / Thị trấn cùng tên Yên Phú:

Hình ảnh về Yên Phú, Yên Mỹ, Hưng Yên

Hình ảnh Yên Phú, Yên Mỹ, Hưng Yên
Một góc làng quê xã Yên Phú- Yên Mỹ- Hưng Yên
Hình ảnh Yên Phú, Yên Mỹ, Hưng Yên
Mô hình trồng rau an toàn tại xã Yên Phú- Yên Mỹ- Hưng Yên
Hình ảnh Yên Phú, Yên Mỹ, Hưng Yên
Nghề làm miến dong ở thôn Lại Trạch- Yên Phú- Yên Mỹ- Hưng Yên

Dự án bất động sản tại Xã Yên Phú, Yên Mỹ - Hưng Yên

Hiện chưa có dự án nào tại Xã Yên Phú, Yên Mỹ - Hưng Yên

Xã Yên Phú gần với xã, phường nào?

Bản đồ vị trí Yên Phú

Các trường THPT, CĐ, ĐH tại Xã Yên Phú - Huyện Yên Mỹ - Hưng Yên

STTLoạiTên trườngĐịa chỉ
1THPTThpt Triệu Quang PhụcYên Phú H Yên Mỹ

Chi nhánh / cây ATM tại Yên Phú, Yên Mỹ, Hưng Yên

Chi nhánh/ PGD ngân hàng ở Xã Yên Phú - Huyện Yên Mỹ - Hưng Yên

STTNgân hàngTên CN/ PGDĐịa chỉ
1AgribankPhòng giao dịch Từ HồThôn Từ Hồ, Xã Yên Phú, Yên Mỹ, Hưng Yên

Cây ATM ngân hàng ở Xã Yên Phú - Huyện Yên Mỹ - Hưng Yên

STTNgân hàngTên cây ATMĐịa chỉ
1DongABankCông ty Giầy Ngọc TềThôn Mễ Thượng, Xã Yên Phú, Yên Mỹ, Hưng Yên
2AgribankYên PhúThôn Từ Hồ, Xã Yên Phú, Yên Mỹ, Hưng Yên

Ghi chú về Yên Phú

Thông tin về Xã Yên Phú, Huyện Yên Mỹ, Tỉnh Hưng Yên liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Xã Yên Phú, Huyện Yên Mỹ, Tỉnh Hưng Yên: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Yên Phú, Yên Mỹ, Hưng Yên