Tỉnh thành VN > Huế > Quận Thuận Hóa > Phố Hai Bà Trưng

Phố Hai Bà Trưng, Quận Thuận Hóa, Thành phố Huế

Thông tin tổng quan về Hai Bà Trưng, Thuận Hóa, Huế

Sau khi thành lập Thành phố Huế mới (1/1/2025), Phố Hai Bà Trưng thuộc Phường Vĩnh Ninh trực thuộc quận Thuận Hóa

1. Vị trí địa lý Phố Hai Bà Trưng

Đường Hai Bà Trưng trực thuộc địa bàn phường Vĩnh Ninh, về phía Nam sông Hương, bắt đầu từ đường Hà Nội (cạnh công viên Kim Đồng, tên cũ là vườn hoa Hàng Đoác), đi qua ngã ba Trần Cao Vân, ngã tư Ngô Quyền, Nguyễn Huệ đến đường Phan Đình Phùng (giáp bờ sông An Cựu), dài 900m. Hơn ba phần đường này cho phép lưu thông cả hai chiều, đoạn từ ngã ba Trần Cao Vân đến đường Hà Nội lưu thông một chiều, cấm các loại xe tải nặng (tải trọng > = 3,5T).

2. Lịch sử Phố Hai Bà Trưng

Đường này có từ cuối thế kỷ 19, năm 1908 sáp nhập vào TP.. Thời Pháp thuộc chia làm hai đoạn: từ đường trước 1976 là đường Nguyễn Trãi, Hà Nội đến ngã tư Ngô Quyền là đường Marc Pourpe (Rue Marc Pourpe). Đoạn từ ngã tư Ngô Quyền đến Phan Đình Phùng thời Pháp thuộc là đường Thiệu Trị (Rue Thieu Tri), có bản đồ ghi là Đại lộ Thiệu Trị (Avenue Thieu Tri), trước 1976 là đường Trưng Trắc. Tháng 1 năm 1977, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Trị Thiên ra quyết định nhập cả hai đoạn làm một lấy tên đường Trưng Trắc, sau 1992 đổi lại là đường Hai Bà Trưng. Dân gian vẫn quen gọi là đường Hàng Muối.

3. Tiểu sử danh nhân được đặt tên cho con đường

Hai Bà Trưng (?-43) là hai chị em sinh đôi, tên là Trưng Trắc và Trưng Nhị, là hai vị anh hùng dân tộc của Việt Nam.

Thông tin chung

  • Tên: Trưng Trắc, Trưng Nhị
  • Năm mất: 43 (Quý Mão)
  • Quê quán: Huyện Mê Linh

Tiểu sử và sự nghiệp

Hai Bà Trưng là con gái của Lạc tướng huyện Mê Linh. Trưng Trắc là chị, lấy Thi Sách (con trai Lạc tướng Châu Diên).

Năm 39, Thi Sách bị Thái thú Tô Định sát hại. Mùa xuân năm 40, Trưng Trắc và Trưng Nhị đã chiêu mộ nghĩa sĩ, đứng lên đánh đuổi quân Tô Định. Cuộc khởi nghĩa thành công, Hai Bà đã giải phóng 65 huyện thành và lên làm vua, lấy hiệu là Trưng Nữ Vương.

Năm 43, vua Quang Võ nhà Đông Hán sai Mã Viện, Đoàn Chí, Lưu Long đem quân sang đàn áp. Hai Bà cùng quân dân kháng chiến, đánh nhiều trận lớn. Tuy nhiên, do thế yếu, Hai Bà phải lui quân về Cấm Khê (nay thuộc huyện Thạch Thất, Hà Nội) và sau đó đã tự vẫn trên sông Hát Giang để không rơi vào tay giặc.

Ghi nhận và tôn vinh

Hai Bà Trưng là biểu tượng của tinh thần yêu nước và ý chí quật cường của phụ nữ Việt Nam. Hàng năm, vào ngày mồng 6 tháng Giêng âm lịch, lễ hội Hai Bà Trưng được tổ chức tại xã Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc để tưởng nhớ hai vị nữ anh hùng.

Tên đường Hai Bà Trưng

Để ghi nhớ và tôn vinh công lao của hai bà, tên của hai bà đã được đặt cho nhiều con đường trên khắp cả nước.

Các địa điểm trên đường Hai Bà Trưng

Trên đường Hai Bà Trưng có một số địa điểm như:

  • UBND phường Vĩnh Ninh
  • Công ty Xây lắp Bưu điện
  • Khách sạn Thanh Lịch
  • Phòng Quản lý Bảo vệ sức khỏe cán bộ
  • Công ty Điện ảnh băng hình
Đường phố cùng tên Hai Bà Trưng:

Hình ảnh về Hai Bà Trưng, Thuận Hóa, Huế

Hình ảnh Hai Bà Trưng, Thuận Hóa, Huế
Hình ảnh đường phố Hai Bà Trưng - Quận Thuận Hóa

Dự án bất động sản tại Phố Hai Bà Trưng, Thuận Hóa - Huế

Hiện chưa có dự án nào tại Phố Hai Bà Trưng, Thuận Hóa - Huế

Phố Hai Bà Trưng gần với đường phố nào?

Bản đồ vị trí Hai Bà Trưng

Ghi chú về Phố Hai Bà Trưng

Thông tin về Phố Hai Bà Trưng, Quận Thuận Hóa, Thành phố Huế liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Phố Hai Bà Trưng, Quận Thuận Hóa, Thành phố Huế: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Hai Bà Trưng, Thuận Hóa, Huế