Xã Phan Thanh, Huyện Lục Yên, Tỉnh Yên Bái
Mục lục:
Thông tin tổng quan về Phan Thanh, Lục Yên, Yên Bái
Phan Thanh là một xã thuộc huyện Lục Yên,tỉnh Yên Bái, Việt Nam.
Tổng số dân vào năm 1999 là 2.143 người, mật độ dân số tương ứng 59 người/km².
Năm 1954 sau cải cách ruộng đất, đặt tên mới theo tên Nhà cách mạng Việt Nam, cụ Phan Thanh (1908 - 1939), quê quán tại huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa.
Vị trí địa lý
Xã Phan Thanh phía Bắc giáp với xã Tân Lập, phía Nam giáp với xã Đồng Lạng, phía Đông kề vào sườn Tây núi Nậm Ngập, phía Tây ngăn bởi sông Chảy.
Trước năm 1945, xã có 7 làng là: Phố Riềng, làng Ro, làng Híp, phố Hốc, làng Vạn Thìu, lũng Dầu. Phía Bắc có con ngòi Dầu cắt ngang chảy ra sông Chảy. Giữa xã có ngôi miếu thờ cô mẫu tọa lạc trên quả gò tả ngạn bến Vạn Thìu, địa danh một thời xã vắng, không dễ gì mai một trong dân gian như: Vạn Thìu là bến đò huyết mạch trong kháng chiến chống Pháp thông sang huyện Văn Yên. Ngòi Ho, Mỏ Dù là những khuỷu sông gấp khúc cực kỳ hiểm trở cho dân làm nghề sông nước, họ lập đàn tế trời tại đây cầu mong sự “xuôi dòng bến lọt”.
Tộc danh trong xã là người Tày, Nùng. Trong tộc danh Tày có một tiểu tộc khá đặc biệt gọi là “Keo mạy ràng” (tạm dịch là Kinh nứa giang), theo các cụ cao tuổi giải thích rằng: Tổ tiên một bộ phận cư dân ở đây có nguồn gốc là người Kinh quê quán ở Hải Dương, Hải Phòng làm nghề đánh cá biển, trong quá trình giao lưu buôn bán lâm thổ sản, ban đầu là buôn bè tre giang (lạt giang) về xuôi, tiếp theo là nhiều lý do khác, họ di cư lên lập nghiệp tại Vạn Thiều, đặt tên cho quần cư của mình là “Vạn” (tức nghề cá) gắn với địa danh sở tại là xã Xuân Thiều tác thành Vạn Thiều sau này. Kinh qua nhiều đời, sự giao thoa giữa hai nền văn hóa miền núi và miền biển hòa quyện với nhau, dần dà trở thành người Tày, nhưng vẫn giữ nguyên tiếng mẹ đẻ của mình là tiếng Kinh cổ (mặc dầu họ nghe và hiểu thông thạo tiếng Tày, Nùng). Đặc điểm tiếng kinh cổ của họ khi phát âm không phân định rõ chữ cái TR, ngay trong các cụ cao tuổi bây giờ họ vẫn phát âm như ngày xưa. Ví dụ con trâu trắng thành con “tâu tắng”, cây tre đọc là “cây te”. Có ý kiến cho rằng bộ phận tiểu tộc danh ấy thời cổ có nguồn gốc chuyên buôn cây giang về xuôi, nên gọi đồng bào là “Keo mạy ràng” (kinh buôn giang). Văn hóa tâm linh của Keo mạy ràng có nhiều điểm tương đồng với người Kinh hơn người Tày, Nùng, như tập quán tổ chức ngày giỗ tổ, tập quán này người Tày, Nùng không có. Trong xã có 1 họ đạo thiên chúa giáo ngự ở xóm Ba Trạng (làng Híp) hình thành từ thập kỷ 20/TK20, sau này chuyển dần sang xã Trúc Lâu.
Sau cách mạng tháng 8/1945, chính quyền mới đặt tên xã là Cát Khánh. Năm 1949, tách xã thành 2, phía Bắc là xã Tô Hiệu, phíaNam là xã Phan Thanh
Trong kháng chiến chống Pháp, quân đội xây dựng tại ngòi Hốc một cơ sở hậu cần, sản xuất giấy và một số vũ khí nhỏ, tỉnh cũng đặt một tổng kho thóc dự trữ tại phố Hốc phục vụ chiến dịch Tây Bắc.
Năm 1964, khi xây dựng nhà máy thủy điện Thác Bà, xã bị ngập hầu hết, nên phần lớn dân phải chuyển đến nhiều xã lân cận như Yên Thắng, Minh Xuân, Liễu Đô...Một bộ phận nhỏ sống trên mốc hồ (58m) được chuyển vào vùng ven chân núi. Từ thập kỷ 80/TK20 mực nước hồ Thác Bà ổn định, một số diện tích vẫn có thể trồng trọt, nhất là các đảo hồ có lợi thế trồng cây lâm nghiệp, nên dân quay trở lại cư trú, tái lập xã, vẫn giữ tên cũ là xã Phan Thanh.
Xã Phan Thanh hiện nay có 8 thôn:
1- Thôn Bản Kè
2- Thôn Bản Năn
3- Thôn Bản Chang (trung tâm xã)
4- Thôn Bản Thủy Văn
5- Thôn Bản Hốc
6- Thôn Bản Xả
7- Thôn Bản Ro
8- Thôn Bản Dầu
Đường từ trung tâm huyện lỵ đến xã 30km, qua các xã Tân Lĩnh, Tân Lập, vượt 2 con đèo hiểm trở là đèo Xiêng và đèo Úc.
Phường / Xã / Thị trấn cùng tên Phan Thanh:
Diện tích - Dân số
Xã có tổng số diện tích theo km2 36,26 km²,Tổng số dân vào năm 1999 là 2.143 người, mật độ dân số tương ứng 59 người/km².
Địa hình
Là một xã có đường xá đi lại khó khăn, phía đông và phía bắc là núi cao, phía tây và phía nam là hồ Thác Bà. con đường bộ độc đạo đi lên phía bắc men theo các triền núi cao để thông thương với các nơi khác.Mất gần 40 km thì mới đến đường quốc lộ. Tuy nhiên, mọi người vẫn có thể đi theo một con đường khác là đi bằng thuyền qua hồ Thác Bà. Chỉ mất chưa đầy 5Km là có thể ra tới đường quốc lộ. Mùa nước mùa nước xuống thì đi 2 lần thuyền, chuyển thuyền phải đi bộ mất 500m đường lầy lội, không đi được bằng xe máy.Lịch sử hình thành
Trước cách mạng tháng 8/1945 là xã Tòng Lệnh, thuộc Tổng Lâm Trường Thượng.Năm 1954 sau cải cách ruộng đất, đặt tên mới theo tên Nhà cách mạng Việt Nam, cụ Phan Thanh (1908 - 1939), quê quán tại huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa.
Vị trí địa lý
Xã Phan Thanh phía Bắc giáp với xã Tân Lập, phía Nam giáp với xã Đồng Lạng, phía Đông kề vào sườn Tây núi Nậm Ngập, phía Tây ngăn bởi sông Chảy.
Trước năm 1945, xã có 7 làng là: Phố Riềng, làng Ro, làng Híp, phố Hốc, làng Vạn Thìu, lũng Dầu. Phía Bắc có con ngòi Dầu cắt ngang chảy ra sông Chảy. Giữa xã có ngôi miếu thờ cô mẫu tọa lạc trên quả gò tả ngạn bến Vạn Thìu, địa danh một thời xã vắng, không dễ gì mai một trong dân gian như: Vạn Thìu là bến đò huyết mạch trong kháng chiến chống Pháp thông sang huyện Văn Yên. Ngòi Ho, Mỏ Dù là những khuỷu sông gấp khúc cực kỳ hiểm trở cho dân làm nghề sông nước, họ lập đàn tế trời tại đây cầu mong sự “xuôi dòng bến lọt”.
Tộc danh trong xã là người Tày, Nùng. Trong tộc danh Tày có một tiểu tộc khá đặc biệt gọi là “Keo mạy ràng” (tạm dịch là Kinh nứa giang), theo các cụ cao tuổi giải thích rằng: Tổ tiên một bộ phận cư dân ở đây có nguồn gốc là người Kinh quê quán ở Hải Dương, Hải Phòng làm nghề đánh cá biển, trong quá trình giao lưu buôn bán lâm thổ sản, ban đầu là buôn bè tre giang (lạt giang) về xuôi, tiếp theo là nhiều lý do khác, họ di cư lên lập nghiệp tại Vạn Thiều, đặt tên cho quần cư của mình là “Vạn” (tức nghề cá) gắn với địa danh sở tại là xã Xuân Thiều tác thành Vạn Thiều sau này. Kinh qua nhiều đời, sự giao thoa giữa hai nền văn hóa miền núi và miền biển hòa quyện với nhau, dần dà trở thành người Tày, nhưng vẫn giữ nguyên tiếng mẹ đẻ của mình là tiếng Kinh cổ (mặc dầu họ nghe và hiểu thông thạo tiếng Tày, Nùng). Đặc điểm tiếng kinh cổ của họ khi phát âm không phân định rõ chữ cái TR, ngay trong các cụ cao tuổi bây giờ họ vẫn phát âm như ngày xưa. Ví dụ con trâu trắng thành con “tâu tắng”, cây tre đọc là “cây te”. Có ý kiến cho rằng bộ phận tiểu tộc danh ấy thời cổ có nguồn gốc chuyên buôn cây giang về xuôi, nên gọi đồng bào là “Keo mạy ràng” (kinh buôn giang). Văn hóa tâm linh của Keo mạy ràng có nhiều điểm tương đồng với người Kinh hơn người Tày, Nùng, như tập quán tổ chức ngày giỗ tổ, tập quán này người Tày, Nùng không có. Trong xã có 1 họ đạo thiên chúa giáo ngự ở xóm Ba Trạng (làng Híp) hình thành từ thập kỷ 20/TK20, sau này chuyển dần sang xã Trúc Lâu.
Sau cách mạng tháng 8/1945, chính quyền mới đặt tên xã là Cát Khánh. Năm 1949, tách xã thành 2, phía Bắc là xã Tô Hiệu, phíaNam là xã Phan Thanh
Trong kháng chiến chống Pháp, quân đội xây dựng tại ngòi Hốc một cơ sở hậu cần, sản xuất giấy và một số vũ khí nhỏ, tỉnh cũng đặt một tổng kho thóc dự trữ tại phố Hốc phục vụ chiến dịch Tây Bắc.
Năm 1964, khi xây dựng nhà máy thủy điện Thác Bà, xã bị ngập hầu hết, nên phần lớn dân phải chuyển đến nhiều xã lân cận như Yên Thắng, Minh Xuân, Liễu Đô...Một bộ phận nhỏ sống trên mốc hồ (58m) được chuyển vào vùng ven chân núi. Từ thập kỷ 80/TK20 mực nước hồ Thác Bà ổn định, một số diện tích vẫn có thể trồng trọt, nhất là các đảo hồ có lợi thế trồng cây lâm nghiệp, nên dân quay trở lại cư trú, tái lập xã, vẫn giữ tên cũ là xã Phan Thanh.
Xã Phan Thanh hiện nay có 8 thôn:
1- Thôn Bản Kè
2- Thôn Bản Năn
3- Thôn Bản Chang (trung tâm xã)
4- Thôn Bản Thủy Văn
5- Thôn Bản Hốc
6- Thôn Bản Xả
7- Thôn Bản Ro
8- Thôn Bản Dầu
Đường từ trung tâm huyện lỵ đến xã 30km, qua các xã Tân Lĩnh, Tân Lập, vượt 2 con đèo hiểm trở là đèo Xiêng và đèo Úc.
Phường / Xã / Thị trấn cùng tên Phan Thanh:
Xem thêm:
Hình ảnh về Phan Thanh, Lục Yên, Yên Bái
Chiều trên hồ xã Phan Thanh
Con đường qua cánh đồng lúa của xã
Cảnh yên bình tại vùng nông thôn xa Phan Thanh
Dự án bất động sản tại Xã Phan Thanh, Lục Yên - Yên Bái
Hiện chưa có dự án nào tại Xã Phan Thanh, Lục Yên - Yên Bái
Xã Phan Thanh gần với xã, phường nào?
- Thị trấn Yên Thế
- Xã An Lạc
- Xã An Phú
- Xã Động Quan
- Xã Khai Trung
- Xã Khánh Hòa
- Xã Khánh Thiện
- Xã Lâm Thượng
- Xã Liễu Đô
- Xã Mai Sơn
- Xã Minh Chuẩn
- Xã Minh Tiến
- Xã Minh Xuân
- Xã Mường Lai
- Xã Phan Thanh
- Xã Phúc Lợi
- Xã Tân Lập
- Xã Tân Lĩnh
- Xã Tân Phượng
- Xã Tô Mậu
- Xã Trúc Lâu
- Xã Trung Tâm
- Xã Vĩnh Lạc
- Xã Xuân Minh
- Xã Yên Thắng
Bản đồ vị trí Phan Thanh
Ghi chú về Phan Thanh
Thông tin về Xã Phan Thanh, Huyện Lục Yên, Tỉnh Yên Bái liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Xã Phan Thanh, Huyện Lục Yên, Tỉnh Yên Bái: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Phan Thanh, Lục Yên, Yên Bái
Từ khóa tìm kiếm:
Xã Phan Thanh, Huyện Lục Yên, Tỉnh Yên Bái: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Phan Thanh, Lục Yên, Yên Bái