Xã Mỹ Hưng, Huyện Thanh Oai, Thành phố Hà Nội
Mục lục:
Thông tin tổng quan về Mỹ Hưng, Thanh Oai, Hà Nội
Mỹ Hưng là 1 xã của huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội, nước Việt Nam. Đây là xã có Dự án đường trục phía nam Hà Nội đi qua.
- Tổng diện tích theo k2 là: 6,29 km²
- Tổng số dân: 5368 người (1999)
- Mật độ dân số đạt 853 người/km².
Tình hình kinh tế - Xã hội
Với địa hình trũng, thấp, đời sống người dân chủ yếu dựa vào nông nghiệp, giao thông đi lại khó khăn, xã Mỹ Hưng, huyện Thanh Oai được ví như một "ốc đảo" và là một trong những xã nghèo của Hà Nội, tỷ lệ hộ nghèo năm 2008 chiếm gần 30%. Trở lại Mỹ Hưng sau 3 năm trận lụt lịch sử, làng quê nghèo xưa, nay đã có nhiều đổi thay.
- Mỹ Hưng nỗ lực thoát nghèo:
Cuối tháng 10, đầu tháng 11-2008, trong trận lụt lịch sử tại Hà Nội, cả xã Mỹ Hưng, huyện Thanh Oai mênh mông nước, đến cả gần tháng sau khi trời ngừng mưa, nơi đây vẫn chưa hết cảnh ngập úng. Hàng nghìn nóc nhà, trường học, trạm y tế chìm trong biển nước, giao thông bị cô lập 100%, nhiều nơi nước sâu tới 4-5m, người dân sống nhờ vào mì tôm… Nghĩ lại những ngày ấy, nhiều người dân Mỹ Hưng vẫn còn thấy hãi. Với người nông dân ở đây, họ luôn cố gắng làm ăn để xây nhà cao tầng, đơn giản không chỉ vì để có một ngôi nhà to hơn, chắc hơn mà với hy vọng sẽ là nơi trú ẩn an toàn khi có thiên tai.
Sau 3 năm, nhờ sự quan tâm của các cấp, bộ mặt giao thông nông thôn của xã Mỹ Hưng đang thay đổi từng ngày. Con đường bê tông được đổ chạy vòng quanh các thôn, tạo thành bờ lũy ngăn nước sông Nhuệ dâng lên trong mùa mưa lũ, nhiều công trình phúc lợi khác được đầu tư xây dựng. Tuy nhiên, theo ông Đào Xuân Phái, Phó Chủ tịch UBND xã Mỹ Hưng, xã có 5 thôn với 1.450 hộ, 6,5 nghìn nhân khẩu; trong đó có hơn 300 hộ nghèo, chiếm tỉ lệ 19%
Đây vẫn còn là những thách thức không nhỏ đối với một xã vùng trũng, không có nghề truyền thống như Mỹ Hưng. Chăn nuôi của xã phát triển mạnh nhưng chủ yếu là nhỏ lẻ trong khu dân cư, trung bình mỗi hộ từ 20 đến 100 con, 2/3 số hộ trong xã đều chăn nuôi. Môi trường ô nhiễm, xã đã vận động một số hộ ra khu chăn nuôi tập trung nhưng chẳng hộ nào mặn mà, một phần vì đầu tư lớn, mặt khác chăn nuôi dịch bệnh xảy ra thường xuyên nên họ ngại. Nông dân ở đây chăn nuôi đều tận dụng phụ phẩm từ các quán cơm bình dân, nhà hàng, từ nấu rượu… lấy công làm lãi nên vận động họ thay đổi cách thức chăn nuôi rất khó, Phó Chủ tịch UBND xã Đào Xuân Phái thừa nhận. Xã cũng đã mở nhiều lớp dạy nghề để thu hút lao động nông nhàn nhưng sau khi lớp học kết thúc, số người còn gắn bó với nghề rất ít. Mới đây, UBND xã mở 2 lớp học nghề là làm chổi chít và khâu bóng, mỗi lớp 30 - 40 học viên.
Vài năm trước đây, dân Mỹ Hưng cũng thuần nông lắm, quanh năm quanh quẩn với ruộng đồng, lương thực thừa thì chăn nuôi con lợn, con gà, khi đó hộ nghèo của xã lên tới gần 30%. Thế rồi cũng chẳng nhớ chính xác từ thời điểm nào, lúc đầu chỉ có một vài chị em chạy chợ trong nội thành, sáng đi chiều sớm là đã về tới nhà cũng kiếm đôi ba trăm. Giờ cả làng có tới 60% phụ nữ ra ngoài buôn bán làm ăn, 70% thanh niên, nam giới trong độ tuổi lao động ra ngoài kiếm việc tự do.
Về lý thuyết, xã Mỹ Hưng vẫn còn tới 90% số hộ làm nông nghiệp. Nhưng thực tế một khẩu chỉ được hơn một sào Bắc bộ, ông Nguyễn Khắc Đức, Chủ nhiệm HTX nông nghiệp Mỹ Hưng, nhẩm tính, HTX đứng ra đảm nhận hầu hết các khâu dịch vụ phục vụ bà con nông dân như: dịch vụ diệt chuột, phân bón, làm đất, cày bừa, công tác thủy lợi, bảo vệ ruộng đồng... Hằng năm, HTX tổ chức tu bổ nạo vét kênh mương, sửa chữa cầu cống bị hư hỏng góp phần bảo đảm nước tưới phục vụ cho sản xuất của xã viên. Người nông dân giờ ở đây chỉ còn làm ruộng có 3-5 ngày/vụ, sản xuất nông nghiệp tưởng là chính hóa ra lại là phụ. Theo thống kê của xã Mỹ Hưng, số lao động đi làm ăn tự do thôn nào ít nhất cũng có 30-50 phụ nữ vào nội đô đi bán rượu, mua thức ăn thừa về chăn nuôi, đi buôn đồng nát, trong khi đó cánh đàn ông, con trai đi làm xây dựng ở các vùng lân cận.
Phường / Xã / Thị trấn cùng tên Mỹ Hưng:
- Tổng diện tích theo k2 là: 6,29 km²
- Tổng số dân: 5368 người (1999)
- Mật độ dân số đạt 853 người/km².
Tình hình kinh tế - Xã hội
Với địa hình trũng, thấp, đời sống người dân chủ yếu dựa vào nông nghiệp, giao thông đi lại khó khăn, xã Mỹ Hưng, huyện Thanh Oai được ví như một "ốc đảo" và là một trong những xã nghèo của Hà Nội, tỷ lệ hộ nghèo năm 2008 chiếm gần 30%. Trở lại Mỹ Hưng sau 3 năm trận lụt lịch sử, làng quê nghèo xưa, nay đã có nhiều đổi thay.
- Mỹ Hưng nỗ lực thoát nghèo:
Cuối tháng 10, đầu tháng 11-2008, trong trận lụt lịch sử tại Hà Nội, cả xã Mỹ Hưng, huyện Thanh Oai mênh mông nước, đến cả gần tháng sau khi trời ngừng mưa, nơi đây vẫn chưa hết cảnh ngập úng. Hàng nghìn nóc nhà, trường học, trạm y tế chìm trong biển nước, giao thông bị cô lập 100%, nhiều nơi nước sâu tới 4-5m, người dân sống nhờ vào mì tôm… Nghĩ lại những ngày ấy, nhiều người dân Mỹ Hưng vẫn còn thấy hãi. Với người nông dân ở đây, họ luôn cố gắng làm ăn để xây nhà cao tầng, đơn giản không chỉ vì để có một ngôi nhà to hơn, chắc hơn mà với hy vọng sẽ là nơi trú ẩn an toàn khi có thiên tai.
Sau 3 năm, nhờ sự quan tâm của các cấp, bộ mặt giao thông nông thôn của xã Mỹ Hưng đang thay đổi từng ngày. Con đường bê tông được đổ chạy vòng quanh các thôn, tạo thành bờ lũy ngăn nước sông Nhuệ dâng lên trong mùa mưa lũ, nhiều công trình phúc lợi khác được đầu tư xây dựng. Tuy nhiên, theo ông Đào Xuân Phái, Phó Chủ tịch UBND xã Mỹ Hưng, xã có 5 thôn với 1.450 hộ, 6,5 nghìn nhân khẩu; trong đó có hơn 300 hộ nghèo, chiếm tỉ lệ 19%
Đây vẫn còn là những thách thức không nhỏ đối với một xã vùng trũng, không có nghề truyền thống như Mỹ Hưng. Chăn nuôi của xã phát triển mạnh nhưng chủ yếu là nhỏ lẻ trong khu dân cư, trung bình mỗi hộ từ 20 đến 100 con, 2/3 số hộ trong xã đều chăn nuôi. Môi trường ô nhiễm, xã đã vận động một số hộ ra khu chăn nuôi tập trung nhưng chẳng hộ nào mặn mà, một phần vì đầu tư lớn, mặt khác chăn nuôi dịch bệnh xảy ra thường xuyên nên họ ngại. Nông dân ở đây chăn nuôi đều tận dụng phụ phẩm từ các quán cơm bình dân, nhà hàng, từ nấu rượu… lấy công làm lãi nên vận động họ thay đổi cách thức chăn nuôi rất khó, Phó Chủ tịch UBND xã Đào Xuân Phái thừa nhận. Xã cũng đã mở nhiều lớp dạy nghề để thu hút lao động nông nhàn nhưng sau khi lớp học kết thúc, số người còn gắn bó với nghề rất ít. Mới đây, UBND xã mở 2 lớp học nghề là làm chổi chít và khâu bóng, mỗi lớp 30 - 40 học viên.
Vài năm trước đây, dân Mỹ Hưng cũng thuần nông lắm, quanh năm quanh quẩn với ruộng đồng, lương thực thừa thì chăn nuôi con lợn, con gà, khi đó hộ nghèo của xã lên tới gần 30%. Thế rồi cũng chẳng nhớ chính xác từ thời điểm nào, lúc đầu chỉ có một vài chị em chạy chợ trong nội thành, sáng đi chiều sớm là đã về tới nhà cũng kiếm đôi ba trăm. Giờ cả làng có tới 60% phụ nữ ra ngoài buôn bán làm ăn, 70% thanh niên, nam giới trong độ tuổi lao động ra ngoài kiếm việc tự do.
Về lý thuyết, xã Mỹ Hưng vẫn còn tới 90% số hộ làm nông nghiệp. Nhưng thực tế một khẩu chỉ được hơn một sào Bắc bộ, ông Nguyễn Khắc Đức, Chủ nhiệm HTX nông nghiệp Mỹ Hưng, nhẩm tính, HTX đứng ra đảm nhận hầu hết các khâu dịch vụ phục vụ bà con nông dân như: dịch vụ diệt chuột, phân bón, làm đất, cày bừa, công tác thủy lợi, bảo vệ ruộng đồng... Hằng năm, HTX tổ chức tu bổ nạo vét kênh mương, sửa chữa cầu cống bị hư hỏng góp phần bảo đảm nước tưới phục vụ cho sản xuất của xã viên. Người nông dân giờ ở đây chỉ còn làm ruộng có 3-5 ngày/vụ, sản xuất nông nghiệp tưởng là chính hóa ra lại là phụ. Theo thống kê của xã Mỹ Hưng, số lao động đi làm ăn tự do thôn nào ít nhất cũng có 30-50 phụ nữ vào nội đô đi bán rượu, mua thức ăn thừa về chăn nuôi, đi buôn đồng nát, trong khi đó cánh đàn ông, con trai đi làm xây dựng ở các vùng lân cận.
Phường / Xã / Thị trấn cùng tên Mỹ Hưng:
Xem thêm:
Hình ảnh về Mỹ Hưng, Thanh Oai, Hà Nội
Đường làng ngõ xóm tại xã Mỹ Hưng
Dự án bất động sản tại Xã Mỹ Hưng, Thanh Oai - Hà Nội
Hiện chưa có dự án nào tại Xã Mỹ Hưng, Thanh Oai - Hà Nội
Xã Mỹ Hưng gần với xã, phường nào?
Bản đồ vị trí Mỹ Hưng
Ghi chú về Mỹ Hưng
Thông tin về Xã Mỹ Hưng, Huyện Thanh Oai, Thành phố Hà Nội liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Xã Mỹ Hưng, Huyện Thanh Oai, Thành phố Hà Nội: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Mỹ Hưng, Thanh Oai, Hà Nội
Từ khóa tìm kiếm:
Xã Mỹ Hưng, Huyện Thanh Oai, Thành phố Hà Nội: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Mỹ Hưng, Thanh Oai, Hà Nội