Tỉnh thành VN > Hưng Yên > Huyện Yên Mỹ > Xã Thanh Long

Xã Thanh Long, Huyện Yên Mỹ, Tỉnh Hưng Yên

Thông tin tổng quan về Thanh Long, Yên Mỹ, Hưng Yên

Thanh Long là 1 xã của huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên, nước Việt Nam.

Các số điện thoại quan trọng


Bưu điện Yên Mỹ: (84-321) 396 4619
UBND Tỉnh Hưng Yên: (0221) 3863823 - 3862750
TTYT Yên Mỹ: +84 321 3964 130
Taxi Mai Linh Hưng Yên: 03213.52.52.52
Khách sạn Phố Hiến Hưng Yên: 84 321 3862 909
NH nông nghiệp và phát triển nông thôn: 063 3828364
Phòng vé hàng không VN: 063 3825413

Địa lý thời tiết

Diện Tích: 6,21 ha.
Tổng số dân: 7775 vạn người.
Tọa độ: 20°53′21″B 106°1′8″Đ
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình từ 18 - 27oC; lượng mưa hàng năm từ 1.600 - 1.700mm và tập trung vào các tháng 8,9; đặc điểm trên tạo thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. Song, ở Yên Mỹ mùa đông thường khô lạnh thiếu nước.

Lịch sử

Huyện Yên Mỹ đã có từ rất lâu đời, nằm trên vùng Bãi Sậy của Hưng Yên với nhiều cái tên đã đi vào lịch sử, nhưng Yên Mỹ chỉ trở thành một đơn vị hành chính cấp huyện kể từ khi thành lập đạo Bãi Sậy năm 1890. Khi đạo này bị giải thể, Yên Mỹ trở thành một huyện thuộc tỉnh Hưng Yên.
Yên Mỹ là nơi sản sinh ra những danh nhân nổi tiếng như Trạng nguyên Đỗ Thế Diên, nhà sử học Phạm Công Trứ, Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, Nữ sỹ Đoàn Thị Điểm, nhà chính trị Nguyễn Văn Linh, trung tướng Nguyễn Bình.
Năm 1999, huyện Yên Mỹ được tái lập từ huyện Mỹ Văn. Kinh tế của Yên Mỹ có bước phát triển nhanh sau khi tái lập, với sự ưu đãi của tỉnh trong chính sách thu hút đầu tư, các doanh nghiệp trong và ngoài nước đã chọn Yên Mỹ là điểm đến đầu tư. Hiện nay, ở Yên Mỹ đã có gần 100 dự án đầu tư trong và ngoài nước.

Kinh tế

Hưởng ứng cuộc vận động “thanh niên làm kinh tế giỏi, tích cực xóa đói giảm nghèo” do Hội LHTN Việt Nam phát động, rất nhiều thanh niên trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã tích cực tham gia các hoạt động phát triển kinh tế, nhiều thanh niên đã khẳng định được khả năng lập thân, lập nghiệp ngay trên quê hương mình. Có dịp tìm hiểu phong trào phát triển kinh tế của thanh niên huyện Yên Mỹ, chúng tôi chứng kiến nhiều mô hình chủ động thoát nghèo, làm giàu với nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả.
Về Yên Mỹ hôm nay có thể dễ dàng bắt gặp nhiều mô hình làm kinh tế của thanh niên cho hiệu quả cao, thu nhập ổn định, nhiều thanh niên trẻ dám nghĩ dám làm với những mô hình kinh tế quy mô, vừa làm giàu hiệu quả lại vừa tạo được công ăn việc làm cho hàng chục lao động địa phương. Trao đổi với anh Vũ Nguyên Bình, Chủ tịch Hội LHTN huyện Yên Mỹ chúng tôi được biết, phát triển kinh tế, xóa nghèo làm giàu là một trong những nhiệm vụ trọng tâm ở địa phương hiện nay. Các cấp bộ Đoàn và Hội LHTN đã tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức cũng như hỗ trợ, đồng hành cùng với thanh niên trong vấn đề nghề nghiệp- việc làm. Nhiều hoạt động thiết thực đã diễn ra hàng năm như: tổ chức các buổi tư vấn học nghề và việc làm; phối hợp với các trường đào tạo chuyên nghiệp để dạy nghề, nâng cao trình độ cho người lao động; tạo điều kiện cho thanh niên vay vốn phát triển kinh tế… Tại nhiều cơ sở, thanh niên tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, năng động trong phát huy các mô hình kinh tế dịch vụ, ngành nghề truyền thống của địa phương.
Tại xã Thanh Long, địa phương khá điển hình của Yên Mỹ trong phong trào thanh niên làm kinh tế giỏi, những thanh niên nơi đây đã biết phát huy hiệu quả nghề mộc truyền thống của địa phương để làm giàu và tạo dựng sự nghiệp. Làng Thụy Lân có nghề mộc truyền thống từ lâu đời, nhiều thanh niên trong làng vừa nối nghề của cha ông, vừa chăm chỉ học hỏi sưu tầm mẫu mã, kỹ thuật trên thị trường với quyết tâm xây dựng làng nghề ngày càng phát triển. Hiện trong xã có hàng trăm thanh niên lập nghiệp từ nghề mộc. Anh Nguyễn Đăng Khánh, Bí thư đoàn xã Thanh Long cho hay, hầu hết các mô hình làm kinh tế từ nghề mộc của thanh niên trong xã đều cho hiệu quả kinh tế khá, ổn định, 80% các cơ sở sản xuất cho thu nhập từ 50 triệu đồng trở lên, nhiều cơ sở làm tốt có thể thu từ 100- 200 triệu đồng/ năm. Nếu không mở cơ sở sản xuất thì chỉ cần là thợ giỏi đã có thu nhập từ 2- 3 triệu đồng/ người/ tháng. Điều đáng mừng là vài năm trở lại đây việc sản xuất của làng nghề khá thuận lợi, sản phẩm làm ra được thị trường ưa chuộng, vừa bán chạy lại được giá nên ngày càng có nhiều thanh niên gắn bó với nghề.
Thăm cơ sở sản xuất đồ gỗ gia dụng- mỹ nghệ của anh Nguyễn Văn Trường (thôn Thụy Lân, Thanh Long), chúng tôi không chỉ ngạc nhiên về quy mô xưởng mộc của “ông chủ trẻ” mới 30 tuổi đời mà còn khâm phục ý chí của một thanh niên đi lên từ “hai bàn tay trắng”. Cách đây gần 10 năm, sau khi tốt nghiệp THPT anh Trường khoác ba lô lên đường làm nghĩa vụ quân sự. Trở về quê hương với quyết tâm làm kinh tế, thoát khỏi đói nghèo, anh Trường trăn trở trước nhiều cách làm khác nhau và anh đã quyết định: mình sinh ra ở một làng nghề có tiếng về sản xuất đồ mộc, vậy tại sao không phát triển từ nghề để vừa nối nghiệp ông cha lại vừa lập thân lập nghiệp?. Anh đã bước vào nghề với rất nhiều khó khăn thử thách, kinh tế gia đình eo hẹp, đồng vốn hầu như không có, nhưng không nản, anh chăm chỉ học tốt nghề của cha ông rồi nhẫn nại đi làm thuê cho nhiều xưởng mộc lớn trong và ngoài tỉnh để học hỏi thêm về mẫu mã, kỹ thuật cũng như khảo sát thị trường cho đầu ra sản phẩm. Trở về làng với sự tự tin về tay nghề nhưng anh lại vướng phải khó khăn về đồng vốn, bằng lòng quyết tâm của mình anh sử dụng số tiền tích cóp được cùng một phần sự giúp đỡ của người thân để bắt đầu từ một xưởng mộc nhỏ, bản thân làm thợ chính, xoay sở mọi công việc từ đặt mua gỗ đến khi bán sản phẩm. Vừa làm việc chăm chỉ anh vừa tìm cách để phát triển quy mô xưởng mộc của mình. Đến nay anh đã là chủ của một xưởng sản xuất đồ gỗ gia dụng lớn trong làng gồm khu trưng bày, bán sản phẩm, xưởng sản xuất, khu đánh bóng và hoàn thiện sản phẩm… Trong xưởng luôn có hơn 20 lao động làm việc và khoảng 5 hộ gia đình làm “cộng tác viên” chuyên đóng khoán sản phẩm, các thợ chính đều có thu nhập từ trên 2 triệu đồng/người/tháng, ngay cả thợ học việc cũng được trả lương từ 1- 1,5 triệu đồng. Trừ các chi phí, hàng năm xưởng mộc của anh Trường cho thu nhập khoảng 200 triệu đồng. Điều đáng quý là anh đã gây dựng được uy tín cho sản phẩm của mình cũng như góp phần tạo dựng thương hiệu đồ gỗ Thụy Lân đối với khách hàng trong và ngoài tỉnh, nên trong khi nhiều nơi đang phải lo lắng về đầu ra cho sản phẩm thì xưởng mộc của anh Trường lại luôn phải làm việc hết công suất, thu hút thêm lao động mới để cung ứng kịp nhu cầu của khách.
Anh Khánh cũng cho biết, nhờ có phong trào phát triển kinh tế gắn với phát triển làng nghề mà thanh niên trong xã đã có việc làm ổn định, thu nhập khá, giải quyết việc làm được cho hầu hết lao động trong xã và còn thu hút lao động từ những xã lân cận. Không chỉ phát triển kinh tế, thay đổi bộ mặt nông thôn của địa phương, từ nhiều năm nay trên địa bàn xã không có trường hợp nghiện ma túy, các tệ nạn xã hội đều giảm rõ rệt, thanh niên tích cực lao động, học hỏi nhau làm giàu, xây dựng quê hương.
Ở các địa phương khác của Yên Mỹ, thanh niên cũng đang ngày càng khẳng định được khả năng, vai trò trong việc tạo lập những mô hình kinh tế mới, mở ra nhiều hướng đi triển vọng cho phong trào thanh niên lập ngiệp trong huyện. Theo tổng hợp của Hội LHTN huyện Yên Mỹ, đến nay toàn huyện đã xây dựng được gần 50 mô hình kinh tế trang trại với hàng chục mô hình quy mô lớn, đạt tiêu chuẩn cấp tỉnh và Trung ương, hàng năm cho thu nhập từ 100- 150 triệu đồng như: mô hình VAC của anh Lê xuân Tùng (Yên Hòa); mô hình trồng cam đường canh của anh Nguyễn Văn Thênh (Minh Châu)… Ngoài ra còn có nhiều mô hình kinh doanh, dịch vụ đem lại hiệu quả cao khác như: sản xuất hàng kim khí, kinh doanh đồ điện, sản xuất gạch bê tông và xây dựng công trình dân dụng, tái chế phế liệu… Dù trong lĩnh vực nào, công việc nào những thanh niên “dám nghĩ dám làm” ấy cũng đều thể hiện được bản lĩnh cũng như ý chí quyết tâm tạo dựng sự nghiệp của mình. Để các hoạt động phát triển kinh tế, lập thân lập nghiệp của thanh niên trong huyện ngày càng có hiệu quả hơn, anh Vũ Nguyên Bình tâm sự: Muốn phát triển kinh tế bền vững thì thanh niên không chỉ cần nguồn vốn kịp thời, cần được tạo điều kiện về môi trường sản xuất kinh doanh mà còn cần được định hướng đúng trong chọn ngành nghề phù hợp, hỗ trợ để họ nâng cao trình độ và khả năng làm việc trước những yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Cùng với sự nỗ lực, sáng tạo của thanh niên thì sự quan tâm của các ngành các cấp sẽ là điều kiện, là động lực để họ vững vàng hơn trên con đường lập nghiệp.
Trên con đường làng rộn ràng tiếng máy cưa, máy bào, tiếng cười nói rôm rả của cánh thợ mộc thôn Thụy Lân, xã Thanh Long (Yên Mỹ, Hưng Yên), chúng tôi tìm đến nhà anh Nguyễn Văn Trường, chủ cơ sở sản xuất đồ gỗ có tiếng của thôn. Khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng nhưng đến nay anh Trường đã có trong tay hai cơ sở sản xuất đồ gỗ của gia đình với hơn 30 lao động, cho thu nhập 5-6 tỷ đồng/năm và còn là Hội trưởng Hội Làng nghề mộc mỹ nghệ dân dụng Thụy Lân.

Giao thông

Yên Mỹ có đường 39A chạy qua, đoạn từ Phố Nối tới Minh Châu dài 11 km; đường 200 từ Cầu Lác, Thôn Lạc Cầu, Xã Giai Phạm đi Hoan Ái-Cống Tráng, xa Tân Việt; đường 199 trước là đê ngăn lũ từ Thiết Trụ (Bình Minh, Khoái Châu) qua Từ Hồ-Vai Bò-Lực Điền gặp đường 39A đến xã Lý Thường Kiệt-Tân Việt tới Sa Lung, đoạn qua Yên Mĩ dài 15 km: đường 206 từ Bần Yên Nhân đi Từ Hồ - Quán Cà - Dân Tiến:đường 207 từ Từ Hồ đi Văn Giang, đoạn qua huyện dài 3 km. Một đoạn rất ngắn của quốc lộ 5A đi qua địa bàn xã Giai Phạm.

Văn hóa Du lịch

Cư dân Yên Mĩ, đại đa sô theo đạo Phật, làng nào cũng có chùa thờ Phật, sau chùa có điện thờ Mẫu Liễu Hạnh, có đình thờ Thành Hoàng, có đền, có miếu, nghề thờ nhũng người công với làng với nước.Đạo Thiên Chúa du nhập vào Yên Mĩ từ cuối thế kỷ 19, điểm đầu tiên là Lực Điền. Vào dịp mùa xuân, mùa thu hàng năm làng nào cũng có lễ hội. Trong lễ hội có hát trống quân, hát ví, hát giao duyên, hát chèo và nhiều trò chơi truyền thống.
Khu Di Tích Hải thượng Lãng Ông Hưng Yên: Khu di tích nằm tại thôn Liêu Xá, xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, có quan hệ tới Hải Thượng Lãn ông Lê Hữu Trác - Đại y tôn Việt Nam. Ông sinh năm 1720 mất năm 1791, quê tại Liêu Xá. Ông là nhà y học vĩ đại, nhà thơ, nhà văn xuất sắc, một nhà tư tưởng tiến bộ thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân đạo. Sau khi ông mất, nhân dân và giới y học cả nước suy tôn là bậc Y Thánh của Việt Nam. Lễ hội truyền thống tưởng niệm Đại danh y hàng năm được tổ chức vào ngày 15/1 âm lịch.
Yên Mỹ là nơi sản sinh ra những danh nhân nổi tiếng như Trạng nguyên Đỗ Thế Diên, nhà sử học Phạm Công Trứ, Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, Nữ sỹ Đoàn Thị Điểm, nhà chính trị Nguyễn Văn Linh.
Nhạc sĩ Đình Hùng tên đầy đủ là Nguyễn Đình Hùng, sinh ngày 24 tháng 4 năm 1938, nguyên quán xã Thanh Long, Yên Mỹ, Hưng Yên. Ông nguyên là chuyên viên âm nhạc Cục Nghệ thuật biểu diễn, Bộ Văn hóa - Thông tin. Năm 1955, nhạc sĩ Đình Hùng vào Đoàn Văn công tỉnh Phú Thọ. Năm 1961, ông về Đoàn nhạc Giao hưởng Quốc gia, sau là Nhà hát Giao hưởng - Hợp xướng - Nhạc Vũ kịch Việt Nam. Từ 1965-1969, ông về Ban Ca Nhạc Đài Phát thanh Giải phóng. Sau đấy. ông về học Chỉ huy dàn nhạc bậc Đại học tại Nhạc viện Hà Nội cho đến năm 1973.
Ông đã chỉ huy các dàn nhạc:
Dàn nhạc hãng Phim truyện Việt Nam (1973-1979)
Dàn nhạc dân tộc Nhà hát Ca Múa Nhạc Việt Nam (1981-1983), là Phó Trưởng đoàn Ca Nhạc dân tộc.
Một thời gian ông được cử sang thực tập sinh tại Tiệp Khắc, học ngành Đạo diễn âm nhạc (1980-1981). Từ 1986-1994, ông là Giám đốc và chỉ đạo nghệ thuật Đoàn Ca Múa Nhạc nhẹ Trung ương (nay là nhà hát Ca nhạc nhẹ Trung ương). Tháng 6 năm 1994, ông về làm chuyên viên âm nhạc Cục Nghệ thuật biểu diễn. Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhì. Huy chương “Vì sự nghiệp Văn hóa”
Huy chương “Vì sự nghiệp Đấu tranh giải phóng miền Nam”.
Một số đặc sản Hưng Yên là nhãn lồng, mật ong, long nhãn, Cá mòi sông Hồng, hạt sen, bún thang lươn, Đặc sản gà Đông Tảo Hưng Yên,bánh giày, bánh khúc, bánh tẻ, bánh cuốn, chả gà tiêu quán, ếch om Phượng Toàn, tương Bần... .
Phường / Xã / Thị trấn cùng tên Thanh Long:

Hình ảnh về Thanh Long, Yên Mỹ, Hưng Yên


Nghề mộc xã Thanh Long- Yên Mỹ- Hưng Yên

Mô hình mạ khat Thanh Long- Yên Mỹ- Hưng Yên

Nhãn lồng Hưng Yên

Dự án bất động sản tại Xã Thanh Long, Yên Mỹ - Hưng Yên

Hiện chưa có dự án nào tại Xã Thanh Long, Yên Mỹ - Hưng Yên

Xã Thanh Long gần với xã, phường nào?

Vị trí Thanh Long

Ghi chú về Thanh Long

Thông tin về Xã Thanh Long, Huyện Yên Mỹ, Tỉnh Hưng Yên liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Xã Thanh Long, Huyện Yên Mỹ, Tỉnh Hưng Yên: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Thanh Long, Yên Mỹ, Hưng Yên