Tỉnh thành VN > Huế > Quận Thuận Hóa > Đường Ngự Bình

Đường Ngự Bình, Quận Thuận Hóa, Thành phố Huế

Thông tin tổng quan về Ngự Bình, Thuận Hóa, Huế

Sau khi thành lập Thành phố Huế mới (1/1/2025), Đường Ngự Bình chạy qua các phường: An Cựu, An Tây trực thuộc quận Thuận Hóa

1. Vị trí địa lý Đường Ngự Bình

Đường Ngự Bình trực thuộc địa bàn phường An Cựu, Phước Vĩnh, phường An Tây và phường Trường An, về phía Nam Kinh đô Huế, bắt đầu từ đường An Dương Vương (tiếp giáp ngẹo Giằng Xay), qua ngã tư Bánh Bèo, ngã ba đường Hoàng Thị Loan, đường Đặng Huy Trứ đến đường Tam Thai (tiếp giáp góc phải đường Đàn Nam Giao), có chiều dài khoảng 2600m. Đường cho phép lưu thông cả hai chiều.

2. Lịch sử Đường Ngự Bình

Nguyên xưa là đường mòn, có từ đầu thế kỷ 18, cùng thời gian với việc Sư Liễu Quán dựng chùa Viên Thông dưới chân núi, sau chúa Nguyễn cho sửa sang mở rộng, làm đường lên Hòn Mô để xem thế địa, chúa chọn núi làm bình phong tiền án để xây dựng chính dinh Phú Xuân. Từ trước 1980, đường này trực thuộc huyện Hương Thủy, người dân địa phương đã quen gọi là đường Ngự Bình. Sau năm 1981, sáp nhập vào TP. , vẫn mang tên đường Ngự Bình cho đến nay. Hiện nay đường này thuộc một đoạn nằm trên quốc lộ 49 qua Huế.

3. Tiểu sử danh nhân được đặt tên cho con đường

Núi Ngự Bình, một biểu tượng văn hóa tinh thần của người Huế, nằm trong dãy Tam Tầng, thuộc xã Thủy An, Huế. Trước đây, núi có nhiều tên gọi như Hòn Mô, Bàn Sơn, Bằng Sơn. Đến thời vua Gia Long, khi xây dựng Kinh thành Huế, ngọn núi được chọn làm "đệ nhất án sơn" trấn giữ phía trước Kinh thành. Vua Gia Long cũng chính là người đã đặt tên cho núi là Ngự Bình.

Núi Ngự Bình cao 104m, hai bên có hai ngọn núi nhỏ là Tả Phụ Sơn và Hữu Bật Sơn. Ngọn núi không chỉ là một thắng cảnh nổi tiếng mà còn là nguồn cảm hứng cho thi ca và hội họa. Vào dịp Tết Nguyên tiêu và Trùng cửu, người dân Huế, kể cả vua chúa và quan lại, thường lên núi để thưởng lãm cảnh đẹp. Vua Minh Mạng đã cho khắc hình núi Ngự Bình vào Nhân đỉnh khi đúc Cửu đỉnh. Vua Thiệu Trị cũng có bài thơ "Bình lãng đăng cao" ca ngợi vẻ đẹp của núi Ngự Bình, được chép trong "Thần Kinh nhị thập cảnh".

Nhà thơ Bùi Giáng, khi đến Huế, đã viết về núi Ngự Bình như một phần không thể thiếu của xứ Huế: "Dạ thưa xứ Huế bây giờ. Vẫn còn núi Ngự bên bờ sông Hương". Câu thơ cho thấy núi Ngự Bình có vị trí quan trọng trong lòng người dân Huế.

Ngoài ra, một số địa điểm khác cũng nằm gần đường Ngự Bình bao gồm:

  • Xí nghiệp vận tải Phúc Trường
  • Nghĩa trang Ngự Bình
  • Núi Tam Tầng (còn gọi là núi Bân) - nơi Nguyễn Huệ làm lễ tế Trời và lên ngôi Hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung.
  • Bia tưởng niệm bà Hoàng Thị Loan (thân mẫu Bác Hồ)

Hình ảnh về Ngự Bình, Thuận Hóa, Huế

Hình ảnh Ngự Bình, Thuận Hóa, Huế
Hình ảnh đường phố Ngự Bình - Quận Thuận Hóa

Dự án bất động sản tại Đường Ngự Bình, Thuận Hóa - Huế

Hiện chưa có dự án nào tại Đường Ngự Bình, Thuận Hóa - Huế

Đường Ngự Bình gần với đường phố nào?

Bản đồ vị trí Ngự Bình

Ghi chú về Đường Ngự Bình

Thông tin về Đường Ngự Bình, Quận Thuận Hóa, Thành phố Huế liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Đường Ngự Bình, Quận Thuận Hóa, Thành phố Huế: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Ngự Bình, Thuận Hóa, Huế