Tỉnh thành VN > Nghệ An > Huyện Anh Sơn

Huyện Anh Sơn, Tỉnh Nghệ An

Thông tin tổng quan về Anh Sơn, Nghệ An

Huyện Anh Sơn là một huyện miền núi miền Tây tỉnh Nghệ An, Việt Nam. Huyện có khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ Anđược UNESCO công nhận.
Diện tích: 60.326,11 km2,.
Dân số: 110.000 người
Huyện Anh Sơn có 1 thị trấn Anh Sơn và các xã là: Thành Sơn, Bình Sơn, Tam Sơn, Thọ Sơn, Hùng Sơn, Đỉnh Sơn, Cẩm Sơn, Hội Sơn, Tường Sơn, Hoa Sơn, Thạch Sơn, Đức Sơn, Vĩnh Sơn, Long Sơn, Phúc Sơn, Tào Sơn, Khai Sơn, Cao Sơn,Lạng Sơn, Lĩnh Sơn.

Sdt quan trọng

Bưu điện Anh Sơn: (0238) 3872597
UBND Anh Sơn: (0238) 3 872 164
BVĐK Anh Sơn: 0919 620 562
Nhà nghỉ Xanh (Anh Sơn, Nghệ An)
NH nông nghiệp và phát triển nông thôn: 063 3828364
Phòng vé hàng không VN: 063 3825413
Ga Vinh: (84-38) 3853426
Taxi Vinh: 038.3.84.84.84

Địa hình thời tiết

Huyện nằm dọc theo Quốc lộ 7 và đôi bờ sông Lam. Phía Đông Anh Sơn giáp với huyện đồng bằng Đô Lương, phía Bắc Anh Sơn giáp với huyện miền núi Tân Kỳ và huyện vùng cao Quỳ Hợp, phía Tây Anh Sơn giáp với huyện vùng cao Con Cuông và Lào, phía Nam Anh Sơn giáp với huyện miền núi Thanh Chương. Anh Sơn cách tp Vinh 100 km về phía Tây Bắc.
Địa hình huyện Anh Sơn dốc dần từ Tây sang Đông. Độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 100-200m.
Địa hình chủ yếu là đồi núi có xen với đồng bằng, hai bên dốc dần vào sông Lam, bị chia cắt bởi các sông, suối.
Anh Sơn có 3 dạng địa hình: Đồng bằng ven sông, đồi và núi: Dạng đồng bằng ven sông: Chủ yếu nằm dọc 2 bên bờ sông Lam, độ cao từ 30- 40m so với mực nước biển, chiếm 14% diện tích tự nhiên toàn huyện. Huyện có 2 dang địa hình:
Dạng đồi: chiếm 56% diện tích tự nhiên toàn huyện, tập trung phía Nam và phía Tây của huyện.
Dạng núi: Chủ yếu là núi thấp, chiếm 26% diện tích tự nhiên, tập trung các xã Thọ Sơn, Thành Sơn, Bình Sơn, Đỉnh Sơn, Hội Sơn, Phúc Sơn. Các đỉnh cao là: Cao Vều 1.200 m, Kim Nhan 1.340 m.
Khí hậu Anh Sơn là khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang đặc trưng của khí hậu vùng Tây Nam Nghệ An. Có 2 mùa rõ rệt: Nhiệt độ trung bình là 23,5 0C.
Có 2 hướng gió chính thịnh hành: Gió mùa Đông Bắc mang theo không khí lạnh làm nhiệt độ xuống thấp, gây giá rét. Gió mùa Đông Nam và tháng 6,7 có gió Tây Nam (gió Lào) gây khô nóng.
Tài nguyên khí hậu nói chung thuận lợi để phát triển cây trồng, vật nuôi, song biên độ nhiệt giữa các mùa trong năm lớn, nắng nóng khô hanh, mưa tập trung là những nguyên nhân gây hạn hán, xói mòn đất, lũ lụt, xói lở bờ sông…

Lịch sử

Vùng đất Anh Sơn thời nhà Hậu Lê, thuộc huyện Nam Đường, phủ Anh Đô, xứ Nghệ An.
Trấn Nghệ An chia tách thành 2 tỉnh: Dưới thời nhà Nguyễn, năm Minh Mạng thứ 12 (1831) là tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Nghệ An. Phủ Anh Đô có thêm huyện Thanh Chương chuyển từ phủ Đức Quang sang. Phủ Anh Đô thời Thành Thái đổi tên thành phủ Anh Sơn gồm các huyện: Nam Đàn, Hưng Nguyên, Đô Lương, Anh Sơn và Thanh Chương.
phủ Anh Sơn đến năm 1946, lúc này bao gồm 2 huyện Đô Lương và Anh Sơn.
Trước khi chia tách, huyện Anh Sơn có 48 xã.
Từ tháng 4/1963 huyện Anh Sơn được thành lập tách ra từ huyện lớn Anh Sơn theo Quyết định số 32/QĐ-TTg ngày 19/4/1963 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam. 3 xã Kỳ Sơn, Hương Sơn, Phú Sơn chuyển sang trực thuộc huyện Tân Kỳ.
Thành lập thị trấn Anh Sơn ngày 1/3/1988, từ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của xã Hội Sơn, xã Phúc Sơn; xã Thạch Sơn.
Thành lập xã Hoa Sơn ngày 9/2/2009 từ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của xã Hội Sơn, Tường Sơn.

Kinh tế

1. Tài nguyên đất đai.
Theo tài liệu điều tra thổ nhưỡng tỉnh Nghệ An, huyện Anh Sơn có những loại đất chính sau:
a. Đất phù sa: Gồm 04 loại:
- Bãi cát ven sông: Phân bổ rải dọc theo hai bờ sông Lam, diện tích khoảng 60 ha, địa hình tương đối bằng phẳng, thấp, thường bị ngập lụt hàng năm, là nguồn cung cấp cát, sỏi xây dựng.
- Đất phù sa được bồi đắp hàng năm: Diện tích khoảng 2.579 ha (4,25% diện tích tự nhiên), phân bổ ở các xã dọc sông Lam. Thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ, là loại đất có nhiều tính chất tốt, phù hợp cho trồng các loại cây Ngô, Lạc, Mía, Đậu đỗ, Rau,… cơ bản đã được sử dụng hết vào sản xuất nông nghiệp.
- Đất phù sa không được bồi: Diện tích 5.728 ha (chiếm 9,45% diện tích tự nhiên), phân bổ ở các xã Hùng Sơn, Hội Sơn, Tường Sơn, Đức Sơn, Thạch Sơn, Long Sơn, Lạng Sơn, Tào Sơn, Bình Sơn, Thành Sơn. Thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt nặng, hầu hết có sản phẩm Pheralit, có phản ứng chua, ít mùn. Đất lúa của huyện hầu hết tập trung ở loại đất này, ở những nơi cao không có nước tưới thì trồng các loại cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày.
- Đất phù sa ngòi suối, đất dốc tụ: Phù sa ngòi suối chiếm khoảng 200 ha, tập trung ở Thọ Sơn, Phúc Sơn, Lĩnh Sơn. Đất dốc tụ chiếm diện tích 440 ha ở Phúc Sơn, Lĩnh Sơn và rải rác ở một số xã. Thường được sử dụng trồng màu hoặc lúa tùy theo điều kiện địa hình và khả năng cung cấp nước.
b. Đất đồi núi: Gồm 08 loại:
- Đất Pheralit nâu vàng phát triển trên nền phù sa cổ: Diện tích khoảng 1.993 ha (3,28% diện tích). Phân bố ở Thành Sơn, Bình Sơn. Là loại đất đồi có lý tính tốt, chất dinh dưỡng khá. Hiện tại hầu hết được bố trí các khu dân cư.
- Đất Pheralit nâu đỏ phát triển trên đá vôi: Diện tích khoảng 392Ha, có ở dưới chân núi đá vôi tại Cẩm Sơn, Đỉnh Sơn, Thọ Sơn. Là loại đất khá tốt, có thể trồng cây công nghiệp như cà phê, chè, cây ăn quả và các loại rau màu khác. Hiện nay hầu hết loại đất này đã được sử dụng.
- Đất Pheralit đỏ vàng phát triển trên đá phiến thạch sét: Diện tích 22.015 ha (36,33% tổng diện tích tự nhiên). Phân bổ hầu hết ở vùng đồi của huyện, xã nào cũng có, nhiều nhất là ở Cao Sơn, Khai Sơn, Long Sơn, Phúc Sơn. Đây là loại đất quan trọng, đầy tiềm năng và là thế mạnh của huyện. Là loại đất tương đối tốt về lý tính cũng như hóa tính. Thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình, thích hợp cho trồng nhiều loại cây công nghiệp và cây ăn quả, rau màu, trồng rừng, làm đồng cỏ. Một số nơi lâu nay sử dụng không hợp lý nên đã thoái hóa nghiêm trọng, bị xói mòn tầng đất mỏng.
- Đất Pheralit đỏ vàng phát triển trên đá sa thạch: Diện tích 5.843 ha (9,64% diện tích tự nhiên), có ở vùng Vĩnh Sơn, Thọ Sơn. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, tầng đất mỏng hơn so với đất phát triển trên đá phiến thạch. Đất này sử dụng làm đồng cỏ chăn nuôi và trồng cây lâm nghiệp.
- Đất Pheralit vàng đỏ phát triển trên đá Mácma axit (Granite): Có ở Vĩnh Sơn, diện tích khoảng 100 ha. Loại đất này lý tính và hóa tính đều kém, chỉ dùng trồng cây lâm nghiệp.
- Đất Pheralitic xói mòn trơ sỏi đá: Diện tích 1.278 ha (2,1% diện tích tự nhiên) phân bố rải rác ở một số đồi núi trong một số xã. Do quá trình sử dụng không hợp lý nên đất bị xói mòn mạnh, bề mặt trơ sỏi đá, cần nhanh chóng trồng cây lâm nghiệp để bảo vệ đất không bị thoái hóa tiếp.
- Đất Pheralitic trên núi: Độ cao từ 200-700 m. Có diện tích 12.082 ha (19,94% diện tích tự nhiên). Phân bố ở vùng núi Cao Sơn, Phúc Sơn. Đất có phản ứng chua, tỷ lệ mùn tăng dần theo độ cao. Thành phần cơ giới thịt nhẹ hoặc trung bình. Là loại đất tương đối tốt nhưng do đặc điểm độ dốc và cao độ nên chủ yếu dành cho lâm nghiệp. Hiện nay phần lớn đất này đang là rừng tự nhiên.
- Đất Pheralitic mùn trên núi (độ cao 800-1.500 m): Có diện tích 2.193 ha (3,63% diện tích tự nhiên), có ở Cao Sơn. Hiện đang là rừng tự nhiên.
2. Tài nguyên rừng và thảm thực vật, động vật.
Năm 2011 toàn huyện có 35.192,79 ha đất lâm nghiệp, trữ lượng gỗ huyện Anh Sơn khoảng 650.475 m3; 21,5 triệu cây Nứa (228 ha). Huyện có Song, cây Dược liệu, Mây, nhiều loài động vật quý hiếm.
Rừng đặc dụng ở Anh Sơn thuộc vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên Pù Mát. Tiềm năng lâm nghiệp của Anh Sơn rất lớn và đa dạng. Đất lâm nghiệp chủ yếu là dồi và núi thấp, độ dốc không lớn, thổ nhưỡng tốt do vậy không phải đầu tư nhiều vào tu bổ, chăm sóc. Điều kiện kết hợp nông, lâm thuận lợi. Vấn đề đặt ra là cần phải bảo vệ tốt diện tích rừng và khai thác hợp lý nguồn lợi lâm sản.
3. Tài nguyên khoáng sản.
Khoáng sản tại Anh Sơn chủ yếu là nhóm làm vật liệu xây dựng: Đá vôi xi măng có ở Hội Sơn, trữ lượng khoảng 3.300 triệu tấn, chất lượng đảm bảo cho sản xuất xi măng.

Giao Thông

Huyện Anh Sơn có Quốc lộ 7 chạy qua theo hướng từ Đông sang Tây, đường Hồ Chí Minh chạy từ Bắc vào Nam. Có sông Lam, sông Con và sông Giăng chảy qua với bãi sông lớn nhất tỉnh, có vùng chè Gay nổi tiếng và thắng cảnh lèn Kim Nhan…có điều kiện thuận lợi để phát triển KTXH.
Nằm trong hành lang kinh tế Đông Tây (trục đường 7), trên các tuyến du lịch Quốc gia và Quốc tế (xuyên Việt theo đường Hồ Chí Minh, Vinh-Cánh đồng Chum-Luangprabang-Viên Chăn-Băng Cốc…qua Quốc lộ 7), Anh Sơn có nhiều lợi thế để phát triển du lịch và dịch vụ.

Văn hóa du lịch

Huyện Anh Sơn hiện có 62 di tích văn hóa, lịch sử cùng với nhiều danh thắng, tạo thành quần thể chứa đựng giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể hết sức phong phú: Di tích đền Cửa Lũy ở xã Hoa Sơn, đền thờ Trương Hán-tức Trương Công Hán, Hiệu Yên Xuân, Nhà thờ Nguyễn Hữu, Nhà thờ họ Bùi Lê, Đền Uy Minh Vương Lý Nhật Quang, Lê Quốc, đền Sát Hải đại vương Hoàng Tá Thốn, họ Nguyễn Đình.
Di tích, danh thắng: Nghĩa trang liệt sỹ Việt Lào
Lễ hội chính: Lễ hội Uống nước nhớ nguồn, tổ chức từ 25 đến 27/7 hàng năm.
Dự án Du lịch sinh thái Sông Giăng-bản Vều
Đặc sản
Cam Vinh, Chả rươi, Cháo lươn Vinh, Nước chè xanh, Nộm chợ Vinh, Măng chua Anh Sơn, Kẹo Cu Đơ, Chè Hùng Sơn...

Hình ảnh về Anh Sơn, Nghệ An

Hình ảnh Anh Sơn, Nghệ An
Anh Sơn- Nghệ An
Hình ảnh Anh Sơn, Nghệ An
Anh Sơn- Nghệ An
Hình ảnh Anh Sơn, Nghệ An
Măng chua Anh Sơn- Nghệ An
Hình ảnh Anh Sơn, Nghệ An
Chè Hùng Sơn- Anh Sơn- Nghệ An

Dự án bất động sản tại Huyện Anh Sơn, Nghệ An

Hiện chưa có dự án nào tại Huyện Anh Sơn, Nghệ An

Huyện Anh Sơn có bao nhiêu xã, phường và thị trấn?

Bản đồ vị trí Anh Sơn

Các trường THPT, CĐ, ĐH tại Huyện Anh SơnNghệ An

STTLoạiTên trườngĐịa chỉ
1THPTThpt Anh Sơn 1Thạch Sơn, Anh Sơn
2THPTThpt Anh Sơn 2Lĩnh Sơn , Anh Sơn
3THPTThpt Anh Sơn 3Đỉnh Sơn, Anh Sơn
4THPTTt GDTX Anh SơnThị Trấn Anh Sơn

Chi nhánh / cây ATM tại Anh Sơn, Nghệ An

Chi nhánh/ PGD ngân hàng ở Huyện Anh Sơn - Nghệ An

STTNgân hàngTên CN/ PGDĐịa chỉ
1AgribankChi nhánh Anh SơnKhối 4A, Thị Trấn Anh Sơn, Anh Sơn, Nghệ An
2BIDVPhòng giao dịch Anh SơnKhối 6, Thị Trấn Anh Sơn, Anh Sơn, Tỉnh Nghệ An
3LienVietPostBankPhòng giao dịch Anh SơnKhối 5, thị trấn Anh Sơn, Anh Sơn, Nghệ An
4AgribankPhòng Giao dịch Cầu TrùXóm 3, Xã Lĩnh Sơn, Anh Sơn, Nghệ An
5AgribankPhòng Giao dịch Cây ChanhXóm 8, Xã Đỉnh Sơn, Anh Sơn, Nghệ An
6AgribankPhòng Giao dịch Chợ DừaXã Khai Sơn, Huyện Anh Sơn, Nghệ An
7AgribankPhòng giao dịch Tri TrễXã Khai Sơn, Anh Sơn, Nghệ An

Cây ATM ngân hàng ở Huyện Anh Sơn - Nghệ An

STTNgân hàngTên cây ATMĐịa chỉ
1AgribankKhối 4A - Anh SơnKhối 4A, Thị trấn Anh Sơn, Anh Sơn, Nghệ An
2PGBankKhối 6, Thị Trấn Anh SơnKhối 6, TT Anh Sơn, Huyện Anh Sơn, Tỉnh Nghệ An
3BIDVPGD Anh SơnKhối 4, thị trấn Anh Sơn, Anh Sơn, Tỉnh Nghệ An

Ghi chú về Anh Sơn

Thông tin về Huyện Anh Sơn, Tỉnh Nghệ An liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Huyện Anh Sơn, Tỉnh Nghệ An: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Anh Sơn, Nghệ An