Huyện Nghi Lộc, Tỉnh Nghệ An
Mục lục:
Thông tin tổng quan về Nghi Lộc, Nghệ An
Nghi Lộc là một huyện ven biển ở tỉnh Nghệ An. Huyện lỵ là thị trấn Quán Hành.
Diện tích: 34.809,60 ha
Dân số: 205.847 người (2008)
Hành chính: Nghi Lộc có 30 đơn vị hành chính cấp xã và thị trấn, bao gồm: Quán Hành (thị trấn huyện lỵ),Nghi Yên, Nghi Tiến, Nghi Thiết, Nghi Hưng, Nghi Đồng, Nghi Công nam, Nghi Công bắc,Nghi Mỹ, Nghi Phương, Nghi Văn, Nghi Kiều, Nghi Lâm, Nghi Diên, Nghi Trung, Nghi Phong, Nghi Vạn, Nghi Long, Nghi Trường, Nghi Thuận, Nghi Quang, Nghi Xá, Nghi Thịnh, Nghi Khánh, Nghi Hợp, Nghi Hoa, Nghi Thạch, Nghi Thái, Phúc Thọ, Nghi Xuân.
UBND Nghi Lộc: 038.3861 152
BVDK Nghi Lộc: 038.3844791
Bãi Lữ Resort: (0238) 2226 226
NH nông nghiệp và phát triển nông thôn: 063 3828364
Phòng vé hàng không VN: 063 3825413
Ga Vinh: (84-38) 3853426
Taxi Vinh: 038.3.84.84.84
Khí hậu huyện Nghi Lộc hàng năm mang tính chất chuyển tiếp giữa khí hậu Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Khí hậu chịu ảnh hưởng của khí hâu nhiệt đới ẩm gió mùa.
+Chế độ nhiệt: Có 2 mùa rõ rệt và biên độ chênh lệch giữa 2 mùa khá cao, mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 9, nhiệt độ trung bình từ 23,5-24,50C, tháng nóng nhất là tháng 7, nhiệt độ có thể lên tới 400C. Mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình từ 19,5- 20,50C, mùa này nhiệt độ có lúc xuống thấp đến 6,20C. Số giờ nắng trung bình năm là 1.637 giờ (Số liệu do trạm khí tượng thủy văn Vinh cung cấp).
+Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.900 mm, lớn nhất khoảng 2.600 mm, nhỏ nhất 1.100 mm. Lượng mưa phân bố không đều mà tập trung chủ yếu vào nửa cuối tháng 8 đến tháng 10, đây là thời điểm thường diễn ra lũ lụt. Lượng mưa thấp nhất từ tháng 1 đến tháng 4, chỉ chiếm 10% lượng mưa cả năm.
+Chế độ gió: Có 2 hướng gió chính:
-Gió mùa Đông Bắc nằm sâu trong lục địa lạnh lẽo của vùng Sibia và Mông Cổ từng đợt thổi qua Trung Quốc và Vịnh Bắc Bộ tràn về, bà con gọi là gió Bắc. Gió mùa Đông Bắc thường xuất hiện vào mùa Đông từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau
-Gió Đông Nam mát mẻ từ biển Đông thổi vào mà nhân dân gọi là gió Nồm, xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 10.
Ở Nghi Lộc thường xuất hiện vào tháng 6,7,8 đã gây ra khô, nóng và hạn hán ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của người dân.
Từ năm 1490 đến năm 1931, huyện Chân Phúc, thuộc phủ Đức Quang, xứ Nghệ An.
Vua Minh Mệnh năm 1932 chia trấn Nghệ An thành 2 tỉnh: Hà Tĩnh và Nghệ An thì huyện Chân Phúc nhập vào phủ Diễn Châu, thuộc tỉnh Hµ Néi. Sau đó Chân Phúc đổi tên thành Nghi Lộc.
Thực dân Pháp bỏ cấp phủ năm 1919, huyện Nghi Lộc thuộc tỉnh Nghệ An.
Xã Nghi Phú năm 1970 sáp nhập vào thành phố Vinh.
Từ 1976 đến 1991, là huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ Tĩnh.
Thành lập thị trấn Quán Hành năm 1986, từ một phần diện tích tự nhiên của xã Nghi Trung; xã Nghi Hoa và xã Nghi Long. Thành lập thị trấn Cửa Lò trên cơ sở diện tích, dân số của hai xã Nghi Tân và Nghi Thủy cùng một phần diện tích tự nhiên của xã Nghi Thu và một phần diện tích tự nhiên của xã Nghi Hợp.
Huyện Nghi Lộc thuộc tỉnh Nghệ An từ năm 1991 đến nay.
Tách thị trấn Cửa Lò và 4 xã: Nghi Thu, Nghi Hương, Nghi Hòa, Nghi Hải, một phần xã Nghi Quang ngày 29/8/1994 để thành lập thị xã Cửa Lò.
4 xã: Nghi Kim, Nghi Đức, Nghi Liên, Nghi Ân ngày 17/4/2007 được sáp nhập vào thành phố Vinh.
Nghi Lộc là huyện đồng bằng ven biển, địa hình đa dạng, có hướng thấp dần từ Tây sang đông và có thể chia thành 2 vùng lớn.
Vùng bán sơn địa: Phía Tây và Tây Bắc của huyện có nhiều đồi núi cao, địa hình có độ dốc chênh lệch nhiều do chia cắt bởi những khe suối; tại những khu vực này có những vùng đồng bằng phù sa xen kẽ tương đối rộng.
Vùng đồng màu: Khu vực trung tâm và phía Đông, Đông Nam của huyện có địa hình tương đối bằng phẳng, chỉ có ít đồi núi thấp xen kẽ độc lập. Đây là vùng có địa hình thấp nguồn nước dồi dào là vùng trọng điểm Lúa của huyện.
Tài nguyên đất của Nghi Lộc có các loại chính sau:
- Đất phù sa cũ có nhiều sản phẩm Feralit:
Tập trung hầu hết các xã vùng Lúa, đất có nguồn gốc từ phù sa hệ thống Sông Lam là loại đất trồng Lúa quan trọng của huyện.
- Đất Feralit biến đổi do trồng Lúa:
Phân bố ở các xã Nghi Kiều, Nghi Văn, Nghi Đồng, có diện tích 2.629ha đất được sử dụng để trồng Lúa tương đối ổn định.
- Đất dốc tụ:
Có diện tích khoảng 235ha,thường được sử dụng để trồng hoa màu như: Lạc, đậu, vừng, khoai, sắn hoặc trồng cây lâm nghiệp.
- Đất Feralit vàng đỏ vùng đồi:
Có ở các xã vùng bán sơn địa như Nghi Công Bắc, Nghi Công Nam, Nghi Văn, Nghi Kiều, Nghi Mỹ, Nghi Đồng. Có diện tích khoảng 3.852ha, dùng để làm vườn, trồng cây ăn quả, cây lâm nghiệp khá tốt.
- Đất Feralit xói mòn:
Phân bố ở các vùng núi cao, nhiều nhất là vùng bán sơn địa, có diện tích khoảng 7.177,32 ha được trồng rừng để bảo vệ đất và bảo vệ môi trường.
- Đất mặn:
Phân bố ở vùng hạ lưu Sông Cấm thuộc các xã Nghi Phương, Nghi Đồng, Nghi Thuận, Nghi Hoa, Nghi Long, Nghi Xá, Nghi Tiến, Nghi Thiết, Nghi Quang và rải rác ở một số xã ven biển bị ảnh hưởng của nước mặn thuỷ triều, loại đất này có diện tích 977,59 ha chiếm 2,87% tổng diện tích. Sau khi xây dựng đập Nghi Quang ngăn mặn giữ ngọt nên một số diện tích đã cải tạo để trồng Lúa và nuôi trồng thuỷ sản.
- Đất phù sa không được bồi:
Có ở các xã vùng Lúa dọc theo hai bên Sông nhà Lê, Sông Cấm diện tích có khoảng 3.371,33ha chiếm 9,7% tổng diện tích.
- Đất cát cũ ven biển:
Phân bố hầu hết ở các xã vùng màu, diện tích khoảng 5.911,24 ha chiếm 17,0% tổng diện tích. Đây là loại đất có diện tích lớn nhất của huyện, đất có thành phần là cát pha, hàm lượng sét thấp. Phù hợp cho các loại rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày.
-Đất cồn cát:
Có ở tất cả các xã ven biển như Nghi Thịnh, Nghi Xá, Nghi Trường, Nghi Thạch, Nghi Ân, Nghi Xuân, Nghi Phong, Nghi Thái, Phúc Thọ...diện tích khoảng 1.376,19 ha dùng để trồng cây chắn gió, chắn cát và trồng một số cây chịu hạn như: Lạc, đậu, vừng,...
Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt: Nghi Lộc có nguồn nước mặt khá dồi dào, bao gồm hệ thống sông Cấm, sông Lam, Kênh nhà Lê và 11 hồ chứa nước, 18 đập chứa nước với trữ lượng trên 21 triệu m3. Nguồn nước mặt dùng để phục vụ sản xuất nông nghiệp và thau chua rửa mặn và ngọt hoá cho vùng đất nhiễm mặn hai bên hạ lưu sông Cấm.
Nguồn nước ngầm: Theo kết quả nghiên cứu địa chất thuỷ văn trước đây, nguồn nước ngầm hiện có ở 3 tầng nước chủ yếu, có ý nghĩa cho việc cấp nước sinh hoạt và phát triển kinh tế như các tầng chứa nước lỗ hổng Holocen; tầng chứa nước lỗ hổng Plestocen và các tầng chứa nước khe nứt và khe nứt Karst. Tài nguyên nước có khả năng đáp ứng được cho sản xuất và phục vụ đời sống sinh hoạt.
Về tài nguyên rừng
Đất lâm nghiệp của huyện có 9.265,52 ha. Chiếm 26,6% diện tích đất tự nhiên (trong đó rừng sản xuất 3.400,98 ha, rừng phòng hộ 5.864,54 ha). Rừng tập trung chủ yếu ở các xã vùng bán sơn địa được trồng các loại cây thông, keo, phi lao, bạch đàn và trồng rừng ngập mặn ở các xã ven biển để chắn sóng, chắn gió.
Về tài nguyên khoáng sản
Nghi Lộc không nhiều về tài nguyên khoáng sản, ít chủng loại, chủ yếu chỉ có nhóm làm vật liệu xây dựng và một ít kim loại màu.
Đất sét, cao lanh ở xã Nghi Văn có trữ lượng khoảng 1,750 triệu m3; đá xây dựng có ở các xã Nghi Yên, Nghi Lâm, Nghi Tiến, Nghi Thiết, Nghi Vạn,... Mỏ Barit có ở xã Nghi Văn trữ lượng khoảng 1,81 ngàn tấn, sắt có ở xã Nghi Yên trữ lượng khoảng 841,8 ngàn tấn.
Về tài nguyên biển
Huyện Nghi Lộc có 14km bờ biển, diện tích khoảng 12.000 km2 mặt biển tạo nên vùng bãi triều tương đối rộng, tập trung ở 7 xã: Nghi Yên, Nghi Thái, Nghi Tiến, Nghi Thiết, Nghi Quang, Nghi Xuân, Phúc Thọ.
Biển Nghi Lộc có tiềm năng lớn để phát triển nuôi trồng các loại thuỷ sản như tôm, cua và các loại cá có giá trị kinh tế cao, khai thác phục vụ chế biến thuỷ sản, phát triển du lịch biển.
Các công trình như: Sân bay trực thăng, khu Casino, khu nhạc nước, Viện hải dương học, các dịch vụ và trò chơi trên biển, khu thể thao... đang dần dần được hình thành. Những ngọn núi thoai thoải với bạt ngàn màu xanh ở xung quanh các bãi tắm và trên núi đã xây dựng công trình tượng Phật...tạo nên thêm một loại hình du lịch vãn cảnh, tâm linh.
Dọc theo sông Cấm và các xã vùng bán sơn địa như Nghi Hưng,Nghi Quang, Nghi Mỹ, Nghi Lâm có cảnh quan thiên nhiên phù hợp cho việc phát triển du lịch sinh thái
Đặc sản
Cam Vinh, Chả rươi, Cháo lươn Vinh, Nước chè xanh, Nộm chợ Vinh, Măng chua Anh Sơn, Kẹo Cu Đơ, Chè Hùng Sơn, món lạp cá, tiết canh ong, bánh đa vừng Đô Lương, Ốc xào, cá mòi sông Lam, Bánh cuốn nóng, Đặc sản ''ruốc''rươi ở Hưng Nguyên, Rượu nếp Hưng Tân, Cà pháo, Ốc xào, và món ăn được chế biến bằng nguồn sản vật của địa phương như: cá lăng, lợn đen, cá mát, gà đen, bò giàng, nặm nhọoc, pìa; các loại rau quả như: xoài, cà ngọt, măng đắng, bí xanh, khoai sọ, bí đỏ, đào, mận,các loại rau rừng mang đậm hương vị đặc trưng của núi rừng, Vùng núi Đại Huệ, Thiên Nhẫn có sản phẩm chè xanh thơm ngon, Giò Me Nam Đàn, Cam xã Đoài.. ...
Diện tích: 34.809,60 ha
Dân số: 205.847 người (2008)
Hành chính: Nghi Lộc có 30 đơn vị hành chính cấp xã và thị trấn, bao gồm: Quán Hành (thị trấn huyện lỵ),Nghi Yên, Nghi Tiến, Nghi Thiết, Nghi Hưng, Nghi Đồng, Nghi Công nam, Nghi Công bắc,Nghi Mỹ, Nghi Phương, Nghi Văn, Nghi Kiều, Nghi Lâm, Nghi Diên, Nghi Trung, Nghi Phong, Nghi Vạn, Nghi Long, Nghi Trường, Nghi Thuận, Nghi Quang, Nghi Xá, Nghi Thịnh, Nghi Khánh, Nghi Hợp, Nghi Hoa, Nghi Thạch, Nghi Thái, Phúc Thọ, Nghi Xuân.
Sdt quan trọng
Bưu điện Nghi Lộc: (0238) 3861127UBND Nghi Lộc: 038.3861 152
BVDK Nghi Lộc: 038.3844791
Bãi Lữ Resort: (0238) 2226 226
NH nông nghiệp và phát triển nông thôn: 063 3828364
Phòng vé hàng không VN: 063 3825413
Ga Vinh: (84-38) 3853426
Taxi Vinh: 038.3.84.84.84
Địa hình thời tiết
Huyện Nghi Lộc phía Đông giáp thị xã Cửa Lò, phía Đông Nam Nghi Lộc giáp với huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh), phía Nam Nghi Lộc giáp với tp Vinh và huyện Hưng Nguyên, phía Tây Nam Nghi Lộc giáp với huyện Nam Đàn, phía Tây Nghi Lộc giáp với huyện Đô Lương, phía Tây Bắc Nghi Lộc giáp với huyện Yên Thành, và phía Bắc Nghi Lộc giáp với huyện Diễn Châu.Khí hậu huyện Nghi Lộc hàng năm mang tính chất chuyển tiếp giữa khí hậu Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Khí hậu chịu ảnh hưởng của khí hâu nhiệt đới ẩm gió mùa.
+Chế độ nhiệt: Có 2 mùa rõ rệt và biên độ chênh lệch giữa 2 mùa khá cao, mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 9, nhiệt độ trung bình từ 23,5-24,50C, tháng nóng nhất là tháng 7, nhiệt độ có thể lên tới 400C. Mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình từ 19,5- 20,50C, mùa này nhiệt độ có lúc xuống thấp đến 6,20C. Số giờ nắng trung bình năm là 1.637 giờ (Số liệu do trạm khí tượng thủy văn Vinh cung cấp).
+Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.900 mm, lớn nhất khoảng 2.600 mm, nhỏ nhất 1.100 mm. Lượng mưa phân bố không đều mà tập trung chủ yếu vào nửa cuối tháng 8 đến tháng 10, đây là thời điểm thường diễn ra lũ lụt. Lượng mưa thấp nhất từ tháng 1 đến tháng 4, chỉ chiếm 10% lượng mưa cả năm.
+Chế độ gió: Có 2 hướng gió chính:
-Gió mùa Đông Bắc nằm sâu trong lục địa lạnh lẽo của vùng Sibia và Mông Cổ từng đợt thổi qua Trung Quốc và Vịnh Bắc Bộ tràn về, bà con gọi là gió Bắc. Gió mùa Đông Bắc thường xuất hiện vào mùa Đông từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau
-Gió Đông Nam mát mẻ từ biển Đông thổi vào mà nhân dân gọi là gió Nồm, xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 10.
Ở Nghi Lộc thường xuất hiện vào tháng 6,7,8 đã gây ra khô, nóng và hạn hán ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của người dân.
Lịch sử
Nghi Lộc thuộc châu Cửu Đức, rồi Hoan Châu, Nghệ An châu, Nghệ An thừa tuyên.Từ năm 1490 đến năm 1931, huyện Chân Phúc, thuộc phủ Đức Quang, xứ Nghệ An.
Vua Minh Mệnh năm 1932 chia trấn Nghệ An thành 2 tỉnh: Hà Tĩnh và Nghệ An thì huyện Chân Phúc nhập vào phủ Diễn Châu, thuộc tỉnh Hµ Néi. Sau đó Chân Phúc đổi tên thành Nghi Lộc.
Thực dân Pháp bỏ cấp phủ năm 1919, huyện Nghi Lộc thuộc tỉnh Nghệ An.
Xã Nghi Phú năm 1970 sáp nhập vào thành phố Vinh.
Từ 1976 đến 1991, là huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ Tĩnh.
Thành lập thị trấn Quán Hành năm 1986, từ một phần diện tích tự nhiên của xã Nghi Trung; xã Nghi Hoa và xã Nghi Long. Thành lập thị trấn Cửa Lò trên cơ sở diện tích, dân số của hai xã Nghi Tân và Nghi Thủy cùng một phần diện tích tự nhiên của xã Nghi Thu và một phần diện tích tự nhiên của xã Nghi Hợp.
Huyện Nghi Lộc thuộc tỉnh Nghệ An từ năm 1991 đến nay.
Tách thị trấn Cửa Lò và 4 xã: Nghi Thu, Nghi Hương, Nghi Hòa, Nghi Hải, một phần xã Nghi Quang ngày 29/8/1994 để thành lập thị xã Cửa Lò.
4 xã: Nghi Kim, Nghi Đức, Nghi Liên, Nghi Ân ngày 17/4/2007 được sáp nhập vào thành phố Vinh.
Kinh tế
Tài nguyên đấtNghi Lộc là huyện đồng bằng ven biển, địa hình đa dạng, có hướng thấp dần từ Tây sang đông và có thể chia thành 2 vùng lớn.
Vùng bán sơn địa: Phía Tây và Tây Bắc của huyện có nhiều đồi núi cao, địa hình có độ dốc chênh lệch nhiều do chia cắt bởi những khe suối; tại những khu vực này có những vùng đồng bằng phù sa xen kẽ tương đối rộng.
Vùng đồng màu: Khu vực trung tâm và phía Đông, Đông Nam của huyện có địa hình tương đối bằng phẳng, chỉ có ít đồi núi thấp xen kẽ độc lập. Đây là vùng có địa hình thấp nguồn nước dồi dào là vùng trọng điểm Lúa của huyện.
Tài nguyên đất của Nghi Lộc có các loại chính sau:
- Đất phù sa cũ có nhiều sản phẩm Feralit:
Tập trung hầu hết các xã vùng Lúa, đất có nguồn gốc từ phù sa hệ thống Sông Lam là loại đất trồng Lúa quan trọng của huyện.
- Đất Feralit biến đổi do trồng Lúa:
Phân bố ở các xã Nghi Kiều, Nghi Văn, Nghi Đồng, có diện tích 2.629ha đất được sử dụng để trồng Lúa tương đối ổn định.
- Đất dốc tụ:
Có diện tích khoảng 235ha,thường được sử dụng để trồng hoa màu như: Lạc, đậu, vừng, khoai, sắn hoặc trồng cây lâm nghiệp.
- Đất Feralit vàng đỏ vùng đồi:
Có ở các xã vùng bán sơn địa như Nghi Công Bắc, Nghi Công Nam, Nghi Văn, Nghi Kiều, Nghi Mỹ, Nghi Đồng. Có diện tích khoảng 3.852ha, dùng để làm vườn, trồng cây ăn quả, cây lâm nghiệp khá tốt.
- Đất Feralit xói mòn:
Phân bố ở các vùng núi cao, nhiều nhất là vùng bán sơn địa, có diện tích khoảng 7.177,32 ha được trồng rừng để bảo vệ đất và bảo vệ môi trường.
- Đất mặn:
Phân bố ở vùng hạ lưu Sông Cấm thuộc các xã Nghi Phương, Nghi Đồng, Nghi Thuận, Nghi Hoa, Nghi Long, Nghi Xá, Nghi Tiến, Nghi Thiết, Nghi Quang và rải rác ở một số xã ven biển bị ảnh hưởng của nước mặn thuỷ triều, loại đất này có diện tích 977,59 ha chiếm 2,87% tổng diện tích. Sau khi xây dựng đập Nghi Quang ngăn mặn giữ ngọt nên một số diện tích đã cải tạo để trồng Lúa và nuôi trồng thuỷ sản.
- Đất phù sa không được bồi:
Có ở các xã vùng Lúa dọc theo hai bên Sông nhà Lê, Sông Cấm diện tích có khoảng 3.371,33ha chiếm 9,7% tổng diện tích.
- Đất cát cũ ven biển:
Phân bố hầu hết ở các xã vùng màu, diện tích khoảng 5.911,24 ha chiếm 17,0% tổng diện tích. Đây là loại đất có diện tích lớn nhất của huyện, đất có thành phần là cát pha, hàm lượng sét thấp. Phù hợp cho các loại rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày.
-Đất cồn cát:
Có ở tất cả các xã ven biển như Nghi Thịnh, Nghi Xá, Nghi Trường, Nghi Thạch, Nghi Ân, Nghi Xuân, Nghi Phong, Nghi Thái, Phúc Thọ...diện tích khoảng 1.376,19 ha dùng để trồng cây chắn gió, chắn cát và trồng một số cây chịu hạn như: Lạc, đậu, vừng,...
Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt: Nghi Lộc có nguồn nước mặt khá dồi dào, bao gồm hệ thống sông Cấm, sông Lam, Kênh nhà Lê và 11 hồ chứa nước, 18 đập chứa nước với trữ lượng trên 21 triệu m3. Nguồn nước mặt dùng để phục vụ sản xuất nông nghiệp và thau chua rửa mặn và ngọt hoá cho vùng đất nhiễm mặn hai bên hạ lưu sông Cấm.
Nguồn nước ngầm: Theo kết quả nghiên cứu địa chất thuỷ văn trước đây, nguồn nước ngầm hiện có ở 3 tầng nước chủ yếu, có ý nghĩa cho việc cấp nước sinh hoạt và phát triển kinh tế như các tầng chứa nước lỗ hổng Holocen; tầng chứa nước lỗ hổng Plestocen và các tầng chứa nước khe nứt và khe nứt Karst. Tài nguyên nước có khả năng đáp ứng được cho sản xuất và phục vụ đời sống sinh hoạt.
Về tài nguyên rừng
Đất lâm nghiệp của huyện có 9.265,52 ha. Chiếm 26,6% diện tích đất tự nhiên (trong đó rừng sản xuất 3.400,98 ha, rừng phòng hộ 5.864,54 ha). Rừng tập trung chủ yếu ở các xã vùng bán sơn địa được trồng các loại cây thông, keo, phi lao, bạch đàn và trồng rừng ngập mặn ở các xã ven biển để chắn sóng, chắn gió.
Về tài nguyên khoáng sản
Nghi Lộc không nhiều về tài nguyên khoáng sản, ít chủng loại, chủ yếu chỉ có nhóm làm vật liệu xây dựng và một ít kim loại màu.
Đất sét, cao lanh ở xã Nghi Văn có trữ lượng khoảng 1,750 triệu m3; đá xây dựng có ở các xã Nghi Yên, Nghi Lâm, Nghi Tiến, Nghi Thiết, Nghi Vạn,... Mỏ Barit có ở xã Nghi Văn trữ lượng khoảng 1,81 ngàn tấn, sắt có ở xã Nghi Yên trữ lượng khoảng 841,8 ngàn tấn.
Về tài nguyên biển
Huyện Nghi Lộc có 14km bờ biển, diện tích khoảng 12.000 km2 mặt biển tạo nên vùng bãi triều tương đối rộng, tập trung ở 7 xã: Nghi Yên, Nghi Thái, Nghi Tiến, Nghi Thiết, Nghi Quang, Nghi Xuân, Phúc Thọ.
Biển Nghi Lộc có tiềm năng lớn để phát triển nuôi trồng các loại thuỷ sản như tôm, cua và các loại cá có giá trị kinh tế cao, khai thác phục vụ chế biến thuỷ sản, phát triển du lịch biển.
Văn hóa du lịch
Nghi Lộc có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch biển, du lịch sinh thái, lịch sử văn hoá và du lịch nghỉ dưỡng. Bờ biển có nhiều bãi tắm đẹp và hấp dẫn như bãi Lữ, Bãi Tiền Phong (Nghi Tiến), Cửa Hiền, Núi Rồng (Nghi Thiết) nước và cát sạch, sóng không lớn, độ sâu thoải, độ mặn thích hợp và có vị trí thuận lợi về giao thông, môi trường thiên nhiên trong lành. Hiện tại khu du lịch Bãi Lữ đã đưa vào khai thác và bước đầu phát huy hiệu quả. Di tích lịch sử văn hoá như Đền thờ Quốc Công Nguyễn Xí (Nghi Hợp), Đền Tam Tòa, nhà thờ Phạm Nguyễn Du (Nghi Xuân)...Các công trình như: Sân bay trực thăng, khu Casino, khu nhạc nước, Viện hải dương học, các dịch vụ và trò chơi trên biển, khu thể thao... đang dần dần được hình thành. Những ngọn núi thoai thoải với bạt ngàn màu xanh ở xung quanh các bãi tắm và trên núi đã xây dựng công trình tượng Phật...tạo nên thêm một loại hình du lịch vãn cảnh, tâm linh.
Dọc theo sông Cấm và các xã vùng bán sơn địa như Nghi Hưng,Nghi Quang, Nghi Mỹ, Nghi Lâm có cảnh quan thiên nhiên phù hợp cho việc phát triển du lịch sinh thái
Đặc sản
Cam Vinh, Chả rươi, Cháo lươn Vinh, Nước chè xanh, Nộm chợ Vinh, Măng chua Anh Sơn, Kẹo Cu Đơ, Chè Hùng Sơn, món lạp cá, tiết canh ong, bánh đa vừng Đô Lương, Ốc xào, cá mòi sông Lam, Bánh cuốn nóng, Đặc sản ''ruốc''rươi ở Hưng Nguyên, Rượu nếp Hưng Tân, Cà pháo, Ốc xào, và món ăn được chế biến bằng nguồn sản vật của địa phương như: cá lăng, lợn đen, cá mát, gà đen, bò giàng, nặm nhọoc, pìa; các loại rau quả như: xoài, cà ngọt, măng đắng, bí xanh, khoai sọ, bí đỏ, đào, mận,các loại rau rừng mang đậm hương vị đặc trưng của núi rừng, Vùng núi Đại Huệ, Thiên Nhẫn có sản phẩm chè xanh thơm ngon, Giò Me Nam Đàn, Cam xã Đoài.. ...
Xem thêm:
Hình ảnh về Nghi Lộc, Nghệ An
Bãi Lữ- Nghi Lộc- Nghệ An
Chùa Tu Nghi Lộc- Nghệ An
Cam xã Đoài- Nghi Lộc- Nghệ An
Dự án bất động sản tại Huyện Nghi Lộc, Nghệ An
FLC Nghệ An
Địa chỉ: Xã Nghi Tiến, Nghi Lộc, Nghệ An
Nhà ở xã hội KT Home
Địa chỉ: Đường N5, Xóm 8, Xã Nghi Xá, Huyện Nghi Lộc, Nghệ An.
Meysenses Lucia Bay Bãi Lữ
Địa chỉ: Meysenses Lucia Bay Bãi Lữ Xã Nghi Tiến, Huyện Nghi Lộc, Nghệ An.
Huyện Nghi Lộc có bao nhiêu xã, phường và thị trấn?
Nghi Lộc có 30 xã, 1 thị trấn và 0 phường trực thuộc:
Phường xã trực thuộc Huyện Nghi Lộc, Tỉnh Nghệ An
- Thị trấn Quán Hành
- Xã Khánh Hợp
- Xã Nghi Công bắc
- Xã Nghi Công nam
- Xã Nghi Diên
- Xã Nghi Đồng
- Xã Nghi Hoa
- Xã Nghi Hợp
- Xã Nghi Hưng
- Xã Nghi Khánh
- Xã Nghi Kiều
- Xã Nghi Lâm
- Xã Nghi Liên
- Xã Nghi Long
- Xã Nghi Mỹ
- Xã Nghi Phong
- Xã Nghi Phương
- Xã Nghi Quang
- Xã Nghi Thạch
- Xã Nghi Thái
- Xã Nghi Thiết
- Xã Nghi Thịnh
- Xã Nghi Thuận
- Xã Nghi Tiến
- Xã Nghi Trung
- Xã Nghi Trường
- Xã Nghi Văn
- Xã Nghi Xá
- Xã Nghi Xuân
- Xã Nghi Yên
- Xã Phúc Thọ
Đường phố trực thuộc Huyện Nghi Lộc, Tỉnh Nghệ An
Bản đồ vị trí Nghi Lộc
Các trường THPT, CĐ, ĐH tại Huyện Nghi LộcNghệ An
STT | Loại | Tên trường | Địa chỉ |
---|---|---|---|
1 | THPT | Thpt Dl Nghi Lộc | Thị Trấn Quán Hành, Nghi Lộc |
2 | THPT | Thpt Nghi Lộc 1 | Thị Trấn Quán Hành, Nghi Lộc |
3 | THPT | Thpt Nghi Lộc 2 | Nghi Mỹ, Nghi Lộc |
4 | THPT | Thpt Nghi Lộc 3 | Nghi Xuân, Nghi Lộc |
5 | THPT | Thpt Nghi Lộc 4 | Nghi Xá, Nghi Lộc |
6 | THPT | Thpt Nghi Lộc 5 | Nghi Lâm, Nghi lộc |
7 | THPT | Tt GDTX Nguyễni Lộc | Thị Trấn Quán Hành, Nghi Lộc |
8 | Cao đẳng/TC | CĐ Giao Thông Vận Tải Miền Trung | Xã Nghi Liên, huyện Nghi Lộc, Nghệ An |
Chi nhánh / cây ATM tại Nghi Lộc, Nghệ An
Chi nhánh/ PGD ngân hàng ở Huyện Nghi Lộc - Nghệ An
STT | Ngân hàng | Tên CN/ PGD | Địa chỉ |
---|---|---|---|
1 | Agribank | Chi nhánh Nghi Lộc | Xóm 22, Xã Nghi Trung, Nghi Lộc, Nghệ An |
2 | SHB | Chi nhánh Phòng GD Nghi Lộc | K. 4 TT Quán Hành, Nghi Lộc, Tỉnh Nghệ An |
3 | HDBank | Chi nhánh Quán Hành | Khối 04 TT Quán Hành, Nghi Lộc, Nghệ An |
4 | Agribank | Phòng giao dịch Chợ Sơn | Xóm 1, Xã Nghi Thạch, Nghi Lộc, Nghệ An |
5 | Agribank | Phòng giao dịch Cửa Hội | Xóm Xuân Lộc, Xã Nghi Xuân, Nghi Lộc, Nghệ An |
6 | VietinBank | Phòng giao dịch Cửa Hội | Xã Nghi Xuân, Nghi Lộc, Nghệ An |
7 | Agribank | Phòng giao dịch Lâm Mỹ | Xóm 10, Xã Nghi Phương, Nghi Lộc, Nghệ An |
8 | LienVietPostBank | Phòng giao dịch Nghi Lộc | Khối 4, thị trấn Quán Hành, Nghi Lộc, Nghệ An |
9 | Agribank | Phòng giao dịch Quán Hành | Khối 4, Thị Trấn Quán Hành, Nghi Lộc, Nghệ An |
10 | VietinBank | Phòng giao dịch Quán Hành | Khối 4, Tt. Quán Hành, Nghi Lộc, Nghệ An |
Cây ATM ngân hàng ở Huyện Nghi Lộc - Nghệ An
STT | Ngân hàng | Tên cây ATM | Địa chỉ |
---|---|---|---|
1 | VIB | ATM 380: cty nhựa tiền phong | Cty Nhựa Tiền Phong, Khu C khu công nghiệp Nam Cẩm, Nghi Lộc, Nghệ An |
2 | Agribank | Khối 4 - Quán Hành | Khối 4, Thị trấn Quán Hành, Nghi Lộc, Nghệ An |
3 | Vietcombank | Khu C, KCN Nam Cấm | PGD Vietcombank, KCN Nam Cấm, Huyện Nghi Lộc, Tỉnh Nghệ An |
4 | Vietcombank | Khu công Nghiệp Nam Cấm | khu công Nghiệp Nam Cấm- Huyện Nghi Lộc, Tỉnh Nghệ An |
5 | Techcombank | Masan MB | Khu B KCN Nam Cấm, Nghi Long, Huyện Nghi Lộc, Tỉnh Nghệ An |
6 | VietinBank | PGD Cửa Hội | Xóm Xuân Trang, xã Xuân Nghi, huyện Nghi Lộc, Huyện Nghi Lộc, Nghệ An |
7 | HDBank | PGD Quán Hành | K4 TT Quán Hành - Huyện Nghi Lộc, Tỉnh Nghệ An |
8 | VietinBank | PGD Quán Hành | Khối 4, Tt. Quán Hành, Nghi Lộc, Nghệ An |
9 | SHB | Phòng GD Nghi Lộc | K. 4 TT Quán Hành - Nghi Lộc - Nghệ An |
10 | VietinBank | Trường Đại học Vinh - Cơ sở 2 | Xã Nghi Phong, Huyện Nghi Lộc, Tỉnh Nghệ An |
11 | Agribank | Xóm 22 - Nghi Trung | Xóm 22, Xã Nghi Trung, Nghi Lộc, Nghệ An |
12 | Vietcombank | Xóm 8 Nghi Diên | Xóm 8 Nghi Diên- Huyện Nghi Lộc, Tỉnh Nghệ An |
Ghi chú về Nghi Lộc
Thông tin về Huyện Nghi Lộc, Tỉnh Nghệ An liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Huyện Nghi Lộc, Tỉnh Nghệ An: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Nghi Lộc, Nghệ An
Từ khóa tìm kiếm:
Huyện Nghi Lộc, Tỉnh Nghệ An: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Nghi Lộc, Nghệ An