Tỉnh thành VN > Nghệ An > Huyện Kỳ Sơn

Huyện Kỳ Sơn, Tỉnh Nghệ An

Thông tin tổng quan về Kỳ Sơn, Nghệ An

Kỳ Sơn là một huyện phía Tây tỉnh Nghệ An, Việt Nam. Đây là huyện được UNESCO đưa vào danh sách các địa danh thuộc Khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An.
Diện tích: 2.095 km²
Dân số: 62.300 người (2009).
Hành chính: huyện Kỳ Sơn có 1 Thị trấn Mường Xén và 20 xã là Mỹ Lý, Bắc Lý, Keng Đu, Đoọc Mạy, Huồi Tụ, Mường Lống, Na Loi, Nậm Càn, Phà Đánh, Bảo Nam, Bảo Thắng, Tà Cạ, Hữu Lập, Chiêu Lưu, Mường Típ, Tây Sơn, Hữu Kiệm, Mường Ải, Na Ngoi, Nậm Cắn

Sdt quan trọng

Bưu điện Kỳ Sơn: (0238) 3507607
UBND Kỳ Sơn: 0383.875.108 - 0383.875.
BVDK Kỳ Sơn: 038)3875403.
Khách Sạn Hải Vân: 038 3 875332
NH nông nghiệp và phát triển nông thôn: 063 3828364
Phòng vé hàng không VN: 063 3825413
Ga Vinh: (84-38) 3853426
Taxi Vinh: 038.3.84.84.84

Địa hình thời tiết

.
Huyện Kỳ Sơn ở tọa độ 19006’-19043’ vĩ độ Bắc, 103052’-104047’ kinh độ Đông. Phía Bắc, Tây, Nam Kỳ Sơn giáp với 5 huyện, thuộc 3 tỉnh (Xiêng Khoảng, Hủa Phăn, Bôlykhămxay) của nước Lào với 192 km đường biên giới, phía Đông Kỳ Sơn giáp với huyện Tương Dương.
Huyện Kỳ Sơn có đỉnh Phuxailaileng cao 2.711m-là ngọn núi cao nhất của Nghệ An và cả dãy Trường Sơn. Vùng Mường Lống khí hậu mát mẻ, có dòng Nậm Nơn, Nậm Mộ và Quốc lộ 7A chạy qua, có cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn nối với tỉnh kết nghĩa Xiêng Khoảng (Lào). Ngoài ra có 1 cửa khẩu phụ Ta Đo (Mường Típ) và nhiều đường tiểu ngạch qua biên giới.
Hệ thống sông suối chảy qua Kỳ Sơn khá dày đặc gồm dòng sông Cả với 2 nhánh phụ là Nặm Mộ và Nặm Nơn dài khoảng 125 km, diện tích lưu vực khoảng 1 nghìn km2 và hàng trăm khe suối lớn nhỏ như: khe Chảo,khe Nằn, Nhinh, Huổi Pà, Ca Nhăn, Huồi Giảng...Đây vừa là những khó khăn, song cũng là tiềm năng để phát triển thủy điện vừa và nhỏ.
Kỳ Sơn chịu ảnh hưởng trực tiếp của vùng khí hậu Tây Nam Nghệ An, có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt. Nhiệt độ trung bình biến đổi từ 200C-250C.
Lượng mưa bình quân đạt 1.650 mm, song lại phân bố không đều theo không gian và thời gian. Kỳ Sơn chịu ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam (gió Lào) xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 8, gây khô, nóng ở một số vùng địa hình tương đối thấp trong huyện.
Huyện Kỳ Sơn có 12 họ thực vật gồm gần 150 loại cây có giá trị kinh tế cao. Trong đó có nhiều loại gỗ quý như: đinh, sến, lim, táu, nếp, mật gội, lát...mọc xen kẽ hoặc thành những quần thể diện tích rộng, trữ lượng gỗ lớn. Ngoài ra, rừng còn cho nhiều loại nứa, mét, song, giang...đặc biệt là cây quế và cánh kiến. Bên cạnh đó, các loại dược liệu quý mọc tự nhiên như:sa nhân, ngũ gia bì, đẳng sâm, thiên niên kiện...cùng một số cây đặc sản mọc tự nhiên ở Na Ngoi, Mường Típ, Tây Sơn,...đã tạo nên giá trị to lớn của các loại lâm sản phi gỗ. Rừng Kỳ Sơn có nhiều loại thú quý sống lâu đời, đã trở thành hiếm không chỉ ở Việt Nam mà cả nhiều nước trên thế giới như sóc bay, lợn rừng, sơn dương, báo...Thêm nữa, Kỳ Sơn còn có nhiều khoáng sản có giá trị như mỏ than đá ở Nậm Cắn, mỏ đồng ở Phuxanbu với trữ lượng khá lớn.
Kỳ Sơn cũng có lợi thế nhất định trong phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch với cửa khẩu Nậm Cắn và quốc lộ 7A-một đầu mối giao thông quan trọng kết nối các huyện Tây Nam Nghệ An với một số tỉnh nước bạn Lào.

Lịch sử

Thời nhà Hậu Lê năm 1490, huyện Kỳ Sơn thuộc phủ Trà Lân, xứ Nghệ An.
Huyện Kỳ Sơn thuộc phủ Tương Dương, tỉnh Nghệ An thời nhà Nguyễn.
Tháng 10/1961, tách Tương Dương thành 2 huyện Kỳ Sơn và Tương Dương.
Khi tách ra, huyện Kỳ Sơn có 12 xã: Bảo Nam, Bắc Lý, Hín Ngộn, Bảo Thắng, Hữu Kiệm, Huồi Giàng, Huồi Tụ,Mường Lống, Mường Típ, Mỹ Lý, Nậm Cắn, Phà Đánh.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ ra Quyết định số 125-NV ngày 5/7/1963, thành lập 6 xã: Tà Cạ, Keng Đu, Thiên Lý, Bảo Lộc, Na Loi, Hữu Lập.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ ra Quyết định số 142-NV ngày 15/4/1967 thành lập 6 xã: Nậm Càn, Đoọc Mạy, Na Ngoi, Mường Ải, Huồi Thắng, Mường Thù.
Hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh ngày 27/12/1975, hợp nhất thành tỉnh Nghệ Tĩnh, huyện Kỳ Sơn thuộc tỉnh Nghệ Tĩnh.
Hội đồng Chính phủ ra Quyết định 78-CP ngày 26/3/1977, chuyển xã Chiêu Lưu thuộc huyện Tương Dơng về huyện Kỳ Sơn quản lý.
Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 104-HĐBT ngày 8/8/1984, thành lập thị trấn Mường Xén-thị trấn huyện lị huyện Kỳ Sơn-trên cơ sở 100 ha diện tích tự nhiên của xã Tà Cạ.
Ngày 12/8/1991, tái lập tỉnh Nghệ An từ tỉnh Nghệ Tĩnh cũ, huyện Kỳ Sơn trở lại thuộc tỉnh Nghệ An.

Kinh tế- Giao Thông

Kỳ Sơn là một huyện được xếp vào nhóm các huyện nghèo của cả nước. Năm 2003, Kỳ Sơn còn 45% hộ thuộc diện nghèo đói.
Nông nghiệp và lâm nghiệp
Là huyện vùng cao, Kỳ Sơn có tiềm năng lớn về phát triển kinh tế rừng. Toàn huyện có 59 nghìn ha rừng, chiếm 28% diện tích tự nhiên với nhiều loại động-thực vật phong phú và quý hiếm.
Đến hết năm 2003, toàn huyện có trên 40 nghìn ha đất rẫy và đất ruộng, chiếm gần 20% diện tích đất tự nhiên. Diện tích gieo trồng hàng năm ổn định trong khoảng 10-11 nghìn ha, riêng năm 2003 đạt 11.639 ha cho sản lượng lương thực 14.450 tấn.
Ngoài một số cây lương thực truyền thống, huyện đã chủ động đưa nhiều loại cây ăn quả như đào, mận, xoài, mít, hồng Nhật, lê, đào ôxtrâylia và các loại cây công nghiệp như chè, lạc, vừng, đậu,vào trồng, dần hình thành một số vùng chuyên canh nhằm từng bước chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Đáng chú ý là cây mận tam hoa, một trong những loại cây thay thế cây thuốc phiện bắt đầu cho lượng quả đáng kể (năm 2003 đạt 250 tấn).
Lâm nghiệp huyện chủ trương xã hội hoá nghề rừng. Công tác bảo vệ khoanh nuôi và trồng mới hàng năm luôn được chú ý nên diện tích rừng trồng không ngừng gia tăng với nhiều loại cây như: bồ đề, keo lá tràm, phèn, lát, sở,...Việc giao đất, giao rừng từng bước được thực hiện có hiệu quả. Đến hết năm 2003, tổng diện tích đất lâm nghiệp đã giao đạt gần 170 nghìn ha. Rừng đầu nguồn-lá phổi cho cả tỉnh được bảo vệ an toàn. Tập quán du canh, du cư dần được xoá bỏ mà vẫn đảm bảo cuộc sống ổn định cho nhiều đồng bào dân tộc.

Văn hóa du lịch

Kỳ sơn có nhiều phong cảnh thiên nhiên rất kỳ thú như: Đỉnh Phuxailaileng hùng vĩ, thác bản Cánh (xã Tà Cạ), Cành Lẹt, thác Cành Cạp, Cành Xộp (xã Mỹ Lý);hang phỉ (xã Mường Lống); hang Tù (xã Nậm Cắn), Tháp cổ bản Yên Hòa (xã Mỹ Lý) theo kiến trúc văn hóa Chăm Pa là những điểm du lịch sinh thái hấp dẫn. Lên hội chọi bò(Phuxai laileng), Di tích lịch sử, văn hóa đền Pu Nhạ Thầu, bản Na,
Huyện Kỳ Sơn có 5 dân tộc anh em cùng sinh sống là: Thái, Khơ Mú, H'Mông, Kinh và Hoa với những đặc trưng văn hóa khác nhau tạo nên sự đa dạng, phong phú, giàu bản sắc.
Lễ hội Đền Pu Nhạ Thầu (đền Nhà Trần) vào dịp đầu xuân hàng năm là nét đẹp văn hoá truyền thống của đồng bào các dân tộc Kỳ Sơn. Ngoài Đền Pu Nhạ Thầu còn có đền Cây Đa (Đền ông Đức Thánh) Một số nghi thức diễn ra: Rước lễ vật tại Lễ hội đền Pu Nhạ Thầu, Lễ Chém trâu, các điệu múa của các cô gái Thái.
Văn hóa phi vật thể của huyện Kỳ Sơn phong phú với kho tàng văn học dân gian của dân tộc Thái, các lễ hội như: Lễ hội Xang Khan của dân tộc Thái,lễ hội chọi bò; lễ mừng nhà mới của dân tộc Khơ Mú, hội xuân, cầu may, đám cưới truyền thống của dân tộc H’Mông. Hội thi ném còn, kéo co, đẩy gậy, chận trâu, bắn nỏ, đánh gụ, đu quay, tò mặc lẻ, tung còn.
Đến với Kỳ Sơn sẽ được thưởng thức các tiết mục văn nghệ đặc trưng của các dân tộc như: khắp, Xuối, tòng long, lăm, nhuôn, nhảy sạp, của dân tộc Thái; hát Rer Rer, hát tơm, cồng chiêng của dân tộc Khơ Mú; lù tẩu, cự xia, múa thổi khèn của dân tộc H’Mông.
Đặc sản
Cam Vinh, Chả rươi, Cháo lươn Vinh, Kẹo Cu Đơ, Nộm chợ Vinh, Nước chè xanh, Chè Hùng Sơn, tiết canh ong, Măng chua Anh Sơn, món lạp cá, cá mòi sông Lam, Bánh cuốn nóng,Cà pháo, Ốc xào, Ốc xào, bánh đa vừng Đô Lương, Đặc sản ''ruốc'' rươi ở Hưng Nguyên, Rượu nếp Hưng Tân, và món ăn được chế biến bằng nguồn sản vật của địa phương như: cá mát, gà đen,cá lăng, lợn đen, bò giàng, nặm nhọoc, pìa; các loại rau quả như: măng đắng, xoài, cà ngọt, khoai sọ, bí đỏ, bí xanh, mận, đào, các loại rau rừng mang đậm hương vị đặc trưng của núi rừng. ...

Hình ảnh về Kỳ Sơn, Nghệ An

Hình ảnh Kỳ Sơn, Nghệ An
Đền Pu Nhạ Thầu- Kỳ Sơn- Nghệ An
Hình ảnh Kỳ Sơn, Nghệ An
Hội chọi bò Phuxai laileng- Kỳ Sơn- Nghệ An

Dự án bất động sản tại Huyện Kỳ Sơn, Nghệ An

Hiện chưa có dự án nào tại Huyện Kỳ Sơn, Nghệ An

Huyện Kỳ Sơn có bao nhiêu xã, phường và thị trấn?

Kỳ Sơn có 19 xã, 1 thị trấn và 0 phường trực thuộc:

Phường xã trực thuộc Huyện Kỳ Sơn, Tỉnh Nghệ An


Đường phố trực thuộc Huyện Kỳ Sơn, Tỉnh Nghệ An

Bản đồ vị trí Kỳ Sơn

Các trường THPT, CĐ, ĐH tại Huyện Kỳ SơnNghệ An

STTLoạiTên trườngĐịa chỉ
1THPTThpt Kỳ SơnThị Trấn Mường xén
2THPTTt GDTX Kỳ SơnThị Trấn Mường Xén, Kỳ Sơn

Chi nhánh / cây ATM tại Kỳ Sơn, Nghệ An

Chi nhánh/ PGD ngân hàng ở Huyện Kỳ Sơn - Nghệ An

STTNgân hàngTên CN/ PGDĐịa chỉ
1AgribankChi nhánh Kỳ SơnKhối 1, Thị Trấn Mường Xén, Kỳ Sơn, Nghệ An
2LienVietPostBankPhòng giao dịch Kỳ SơnKhối 4, thị trấn Mường Xén, Kỳ Sơn, Nghệ An

Ghi chú về Kỳ Sơn

Thông tin về Huyện Kỳ Sơn, Tỉnh Nghệ An liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Huyện Kỳ Sơn, Tỉnh Nghệ An: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Kỳ Sơn, Nghệ An