Tỉnh thành VN > Nghệ An > Huyện Đô Lương

Huyện Đô Lương, Tỉnh Nghệ An

Thông tin tổng quan về Đô Lương, Nghệ An

Đô Lương là một huyện nằm ở trung tâm tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam.
Diện tích: 350.433 km²
Dân số: 193.890 người (2010).
Huyện Đô Lương gồm 1 thị trấn và 32 xã là Lạc Sơn, Trù Sơn, Đại Sơn, Hiến Sơn, Thái Sơn, Trung Sơn, Đà Sơn, Ngọc Sơn, Thuận Sơn, Bồi Sơn, Lam Sơn, Bắc Sơn, Đông Sơn, Nam Sơn, Yên Sơn, Đặng Sơn, Văn Sơn, Bài Sơn, Thịnh Sơn, Quang Sơn, Nhân Sơn,Thượng Sơn, Xuân Sơn, Minh Sơn, Tân Sơn,Tràng Sơn, Hồng Sơn, Hòa Sơn, Lưu Sơn, Mỹ Sơn, Giang Sơn Đông, Giang Sơn Tây.

Sdt quan trọng

Bưu điện Đô Lương: (0238) 3871970
UBND Đô Lương: 0383 871382
TTYT Đô Lương: 0383871082
Khách sạn Phương Nam: 038 3710 777
NH nông nghiệp và phát triển nông thôn: 063 3828364
Phòng vé hàng không VN: 063 3825413
Ga Vinh: (84-38) 3853426
Taxi Vinh: 038.3.84.84.84

Địa hình thời tiết

Phía Bắc Đô Lương giáp với huyện Anh Sơn;Tân Kỳ, phía Nam Đô Lương giáp với huyện Nam Đàn, Nghi Lộc, phía Đông Đô Lương giáp với huyện Yên Thành, phía Tây Đô Lương giáp với huyện Thanh Chương, Anh Sơn.

Lịch sử

Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 52–QĐ/CP ngày 19/4/1963, chia tách huyện Anh Sơn cũ thành 2 huyện Anh Sơn và Đô Lương như hiện nay. Tên gọi huyện Đô Lương ra đời từ đó, đến nay vừa tròn 45 năm.
Danh xưng Đô Lương không phải đã có từ ngày đầu dựng nước và giữ nước mà cho đến nay thì cái tên gọi này mới được gần 200 năm.
Nhà nước đầu tiên của đất nước ta là Văn Lang do 18 đời Vua Hùng cai trị. Sau nhà nước Văn Lang là nhà nước Âu Lạc. Triệu Đà năm 179 TCN đã đem quân sang xâm lược nước ta. Triệu Đà sát nhập vào với nước Đại Việt rồi chia làm thành 2 quận là Giao Chỉ và Cửu Chân để dễ cai trị. Cả xứ Nghệ thuộc vào quận Cửu Chân.
Năm 111 TCN nhà Hán chiếm nước Đại Việt, chia Đại Việt thành 3 quận, Nghệ An thuộc Cửu Chân, cả Nghệ An và Hà Tĩnh lúc đó là 1 huyện Hàm Hoan-huyện lớn của quận Cửu Chân.
Đến đời Tam Quốc và Hàm Hoan, Lưỡng Tấn, đổi là quận Cửu Đức đời Nam Bắc triều, nhà Lương chia đất Cửu Đức đặt làm 3 châu: Lỵ Châu, Đức Châu, Minh Châu.
Đời Tùy (581–618) năm Khai Hoàng thứ 8 (588) Tùy Văn Đế, đổi Đức Châu làm Hoan Châu, Lỵ Châu đổi thành Tri Châu, năm Đại Nghiệp thứ 3 (603) cho cả Tri Châu, Hoan Châu, Minh Châu nhập vào Nhất Nam.
Đến nhà Đường (618–907) lúc đầu vẫn gọi cả xứ Nghệ là Hoan Châu, sau tách một phần bắc của Hoan Châu đặt là Diễn Châu.
Vua Lý Thái Tông đổi Hoan Châu là châu Nghệ An đời Lý năm Thiên Thành thứ 3 (1030), địa danh Nghệ An có từ đó. Theo sử sách nước ta đời Lý đã chia nước ta ra làm 24 lộ trong đó có lộ Nghệ An và lộ Diễn Châu, không thấy nhắc đến các đơn vị hành chính dưới lộ nên ta chưa rõ địa danh Đô Lương thời đó là gì và địa vực ra sao.
Đời nhà Trần-Hồ, Trần Thái Tông đã đổi 24 lộ đời Lý thành 12 lộ với tên gọi là phủ lộ. Năm Quang Thái thứ 10 (1397), Hồ Quý Ly làm Phụ Chính Thái Sư, sửa đổi chế độ hành chính đã đổi lộ phủ sang trấn như đổi lộ phủ Nghệ An thành trấn Lâm An, Diễn Châu thành trấn Vọng Giang.
Năm 1428, khi khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo đã hoàn toàn thắng lợi, Lê Lợi lên ngôi và chia nước ta thành 5 đạo: Nam đạo, Bắc đạo, Đông đạo, Hải Tây đạo, Nghệ An và Diễn Châu thuộc vào đạo Hải Tây.
Năm 1469 Lê Thánh Tông ra chỉ dụ điều chỉnh lại bản đồ hành chính trên cả nước, chia nước ta thành 12 thừa tuyên, nhập Nghệ An và Diễn Châu lại thành một là thừa tuyên Nghệ An. Thừa tuyên Nghệ An quản lĩnh 11 phủ trong đó có phủ Anh Đô có 2 huyện Hưng Nguyên và Nam Đường. Danh xưng Anh Đô bắt đầu có từ đây.
Vào năm Hồng Đức thứ 21 (1490) thừa tuyên Nghệ An được gọi là xứ Nghệ An, đến đời Hồng Thuận (1509 – 1516) đổi thành trấn Nghệ An. Ngày 16 tháng 2 năm Đại chính thứ 7 (1535) phụng chiếu Thái Tông Mạc Đăng Doanh. Hoàng Quận Công Mạc Đăng Lượng cùng em là Mạc Tuấn Ngạn đưa hơn 10 vạn quân vào trấn thủ đất Hoan châu huyện Nam Đường định đô tại Vùng Đô Đặng, có công chiêu lập 137 hộ dân gồm ba xã Đặng Sơn, Bắc Sơn, Nam sơn tiền thân các dòng họ Hoàng,Bùi Duy, Nguyễn Đăng ngày nay và các triều vua cho phép lập Đền Tiên đô (Tiên Đô Miếu Linh tự) ở xã Đặng sơn để ghi nhớ thờ phụng.Danh xưng Đô lương trong chiến tranh Lê- Mạc (1533 -1592) là nơi chứa lương thảo của nhà Mạc gọi là Đô lương và bên này sông Lam đặt Đô Lâm, Đô Đặng.. chứ không phải "Đò Lường" đọc chệch sang Đô lương
Năm 1831 niên hiệu Minh Mệnh 12 thì trấn Nghệ An tách thành 2 tỉnh là Nghệ An và Hà Tĩnh. Cũng trong năm này, đổi tên phủ Anh Đô thành phủ Anh Sơn, thành lập huyện Lương Sơn trực thuộc phủ Anh Sơn. Cũng thành lập tổng Đô Lương thuộc huyện Anh Sơn. Danh xưng Đô Lương chính thức có từ năm 1831.
Đô Lương là mảnh đất giàu truyền thống yêu nước và cách mạng. Trong tất cả các cuộc kháng chiến chống xâm lược từ xưa đến nay, nhân dân Đô Lương đều hăng hái, tích cực tham gia, có nhiều đóng góp to lớn về nhân tài vật lực, góp phần làm nên những thắng lợi vẻ vang của dân tộc.
Từ năm 1965 đến năm 1972, đế quốc Mỹ đã gây ra 2 cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc. Đô Lương là một trong nhưng nơi bị đánh phá vô cùng ác liệt, hàng ngàn ngôi nhà dân bị phá huỷ, nhiều kho tàng, công trình bị tàn phá, hàng trăm người chết và bị thương.
Đất nước thống nhất, đi lên CNXH cùng với cả nước, nhân dân Đô Lương bước vào thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đảng bộ đã đưa ra nhiều chủ trương, giải pháp tích cực để ổn định tình hình kinh tế xã hội, tham gia phong trào chung của Tỉnh. kinh tế huyện nhà trong 10 năm (1975- 1985) đã có sự ổn định và phát triển. Đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được nâng lên. Sau đại thắng Mùa Xuân 1975 chưa lâu, dân tộc ta lại phải đương đầu với 2 cuộc chiến tranh xâm lược từ biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc. Một lần nữa quân dân Đô Lương lại sẵn sàng đóng góp sức người sức của chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Hàng ngàn thanh niên lại lên đường, hàng trăm tấn gạo, thực phẩm, chăn chiếu khăn màn được đóng góp để phục vụ chiến đấu.

Kinh tế- Giao Thông

Tiềm năng đất đai đa dạng, khoáng sản có trữ lượng lớn nhất như đá vôi, cát sạn, đất sét, sứ và cao lanh, các kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật trải qua 20 năm đổi mới đã được đầu tư tương đối đồng bộ tạo thành nguồn lực cho sự phát triển.
Nền nông nghiệp đa dạng với 4 loại cây con, 4 nhóm sản phẩm chủ yếu đó là: cây lương thực; cây ăn quả, thực phẩm; cây công nghiệp; cây nguyên liệu. Trâu, lợn, bò, gia cầm cá, và 4 nhóm sản phẩm là: lương thực; thực phẩm; hàng tiêu dùng mỹ nghệ; vật liệu xây dựng.
Sản xuất nông nghiệp đã hình thành 3 sản phẩm chủ yếu là: thực phẩm, cây lương thực, tơ tằm.
Trong lĩnh vực lưu thông hàng hoá, một số chợ vùng có tầm cỡ như chợ Năn, chợ ú , chợ Vịnh, Trung tâm thương mại huyện được đầu tư xây dựng và hoạt động có hiệu quả.
Ngành nghề truyền thống: Đô Lương thường được nhắc đến như nơi có nghề làm nồi đất truyền thống ở Trù Sơn, với phương pháp làm đơn giản nhưng sản phẩm phong phú và đa dạng như: niêu cơm, chõ xôi, ấm sắc thuốc, đặc biệt niêu đất của Trù Sơn đã đến với mảnh đất Vũ Đại để làm nên món cá kho nổi tiếng tại quê hương nhà văn Nam Cao.
Ở Đà Sơn, Lưu Sơn, Tràng Sơn nghề đóng góp nhiều thu nhập cho nhân dân là nghề làm bánh đa hay làm kẹo lạc, kẹo cu đơ. Làng nghề Vĩnh Lộc, thị trấn Đô Lương đã được ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An công nhận làng nghề truyền thống với sản phẩm là kẹo lạc, kẹo dồi, bánh ong.
xã Đà Sơn còn có nghề làm gạch ngói tại làng Phượng Kỷ, nghề đan lát ở xóm Giáo Đà Lam. Ở xã Đặng sơn nghề Đan lát, trồng dâu nuôi tằm. Hầu như khắp nơi trên đất Đô Lương đều có người làm mộc, từ những dụng cụ trong nhà cho đến những đồ thủ công mỹ nghệ.
Giao thông: Đô Lương có các tuyến Quốc lộ chạy qua gồm: quốc lộ 7A từ xã Hòa Sơn đến xã Bắc Sơn, quốc lộ 15A từ xã Mỹ Sơn đến xã Giang Sơn Đông, quốc lộ 46 từ xã Đà Sơn đến xã Thuận Sơn.
Bên cạnh đó là các tuyến đường liên huyện, tỉnh lộ được xây dựng theo tiêu chuẩn cấp IV nông thôn. Đường sông có sông Lam chảy vào huyện từ xã Ngọc Sơn đến Thuận Sơn, các phương tiện tránh hệ thống ba ra Đô Lương qua hệ thống thủy quan Vòm Cóc ở xã Nam Sơn.

Văn hóa du lịch

Di tích lịch sử văn hóa: Đình Lương Sơn bên bờ sông Lam tại xã Bắc Sơn, Đền thờ Thái phó Tấn quốc công Nguyễn Cảnh Hoan tại xã Tràng Sơn, Đình Phú Nhuận và nhà thờ họ Hoàng Trần gắn với phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh tại xã Đặng Sơn, Nhà thờ họ Thái Đắc tại xã Bài Sơn, Đền Đức Hoàng thờ vua Lê Trang Tông tại xã Yên Sơn, Đền thờ Thái phó Chân quận công Thái Bá Du tại xã Yên Sơn (bên Quốc lộ 7), Đền Quả Sơn thờ Uy Minh Vương Lý Nhật Quang, Khu di tích lịch sử Truông Bồn, Đền Phú Thọ thờ Nguyễn Cảnh Hoan tại xã Lưu Sơn.
Di tích Lịch sử văn hóa cấp tỉnh: Nhà thờ họ Nguyễn Nguyên và Tiến sĩ Nguyễn Nguyên Thành, Đền Hội Thiện tại thôn Cự Đại, xã Trù Sơn thờ một nàng công chúa, gọi là Ngọc Hoa công chúa, con gái thứ 9 của vua Trần Dụ Tông. Đền Khai Long tại xã Tân Sơn, Chùa Bà Bụt ở xã Lam Sơn, Đình Long Thái tại xã Thái Sơn, gắn với truyền thuyết về vua Lê Trang Tông; Đền Linh Kiếm tại xã Thuận Sơn; Đình Phúc Hậu tại xã Lam Sơn; Nhà Thờ Họ Nguyễn Văn, xóm 6, Thuận Sơn; Nhà Thờ Họ Nguyễn Cảnh, xã Đông Sơn; Nhà Thờ Họ Nguyễn Tất, xã Tân Sơn; Nhà thờ họ Hoàng văn xã Đông sơn.
Du Lịch: Đô Lương có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp như hang Mặt Trắng, đập Đá Bàn(Bài Sơn), đập Khe Du (Hoà Sơn), đập Khe Ngầm (Lam Sơn), Đập Ba ra Đô Lương, Khu du lịch nước khoáng nóng (Giang Sơn Tây)... Những thắng cảnh thiên nhiên là những công trình kinh tế phục vụ đời sống con người. Bên cạnh đó là hệ thống các khu di tích lịch sử văn hóa, kiến trúc nghệ thuật như Đền Quả, Đền Đức Hoàng, nhà thờ Nguyễn Cảnh Hoan, Nhà thờ Thái phó Thái Bá Du, Đền tiên đô, Nhà thờ Họ Hoàng Trần và Đình Phú Nhuận ở Đặng sơn, khu di tích Truông Bồn... tạo thành khu du lịch văn hoá, sinh thái hấp dẫn.
Các địa danh đặc biệt: Cây đa chợ Huyện và Binh biến Đô Lương, Tượng đài Binh biến Đô Lương, Di tích Truông Cồn Đọi, Bara Đô Lương và Thủy quan Vòm Cóc.
Ngoài ra còn có các miếu, đền chưa được xếp hạng: Có nhiều di tích, đền đài được nêu trong các bản khai của địa phương vào năm 1937 với Viện Viễn đông Bác Cổ, được liệt kê trong Đồng Khánh địa dư chí như: đền Khai Long ở thôn Đông Bích, đền Bà chúa Nhâm ở xã Hoà Sơn, đền Nghiêm Thắng xã Đông Sơn, Đền Đông Trung xã Đông Sơn , Đền Kẻ Cà ở làng Yên Thạch, tổng Bạch Hà, nay là xã Thái Sơn, đền Đặng Thượng, Đền Tiên Đô xã Đặng Sơn nơi thờ 3 vị thần Bản cảnh thành Hoàng: Mạc Đăng Lượng, Hoàng Trần Ích, Hoàng Bá Kỳ; Đền phủ Nghè Ná thờ Thành Hoàng ngài Hoàng Bá Kỳ ở Thôn Khả phong trên sân vận động xã Nam sơn hiện nay, đền Bụt Đà ở xã Đà Sơn, đền Thuần Trung, đền Nại Lăng, đền Phúc Đồng ở xã Liên Sơn (cũ) nay là thị trấn Đô Lương, đền Đào Giang (thờ Thái Đăng Khoa), đền Bần Xá , Đền Nhà Vi ở xã Đông Sơn.
Đặc sản
Cam Vinh, Cháo lươn Vinh, Chả rươi, Nộm chợ Vinh, Nước chè xanh, Kẹo Cu Đơ, Măng chua Anh Sơn, Chè Hùng Sơn, món lạp cá, tiết canh ong, Ốc xào, bánh đa vừng Đô Lương ...

Hình ảnh về Đô Lương, Nghệ An

Hình ảnh Đô Lương, Nghệ An
Đài tưởng niệm anh hùng liệt sỹ- Đô Lương- Nghệ An
Hình ảnh Đô Lương, Nghệ An
Đô Lương- Nghệ An
Hình ảnh Đô Lương, Nghệ An
Đền Quả Sơn Đô Lương- Nghệ An
Hình ảnh Đô Lương, Nghệ An
Bánh đa vừng Đô Lương- Nghệ An

Dự án bất động sản tại Huyện Đô Lương, Nghệ An

Ảnh dự án Khu đô thị mới Cầu Dâu
Khu đô thị mới Cầu Dâu
Địa chỉ: Đường Quốc lộ 15, Thị trấn Đô Lương, Đô Lương, Nghệ An
Ảnh dự án Đô Lương Central Park
Đô Lương Central Park
Địa chỉ: Thị trấn Đô Lương, Huyện Đô Lương, Nghệ An.

Huyện Đô Lương có bao nhiêu xã, phường và thị trấn?

Bản đồ vị trí Đô Lương

Các trường THPT, CĐ, ĐH tại Huyện Đô LươngNghệ An

STTLoạiTên trườngĐịa chỉ
1THPTThpt Dl Đô Lương 1Văn Sơn, Đô Lương
2THPTThpt Dl Đô Lương 2Tân Sơn, Đô Lương
3THPTThpt Đô Lương 1Đà Sơn, Đô Lương
4THPTThpt Đô Lương 3Quang Sơn, Đô Lương
5THPTThpt Đô Lương 4Hiến Sơn, Đô Lương
6THPTTt GDTX Đô LươngĐà Sơn, Đô Lương

Chi nhánh / cây ATM tại Đô Lương, Nghệ An

Chi nhánh/ PGD ngân hàng ở Huyện Đô Lương - Nghệ An

STTNgân hàngTên CN/ PGDĐịa chỉ
1SHBChi nhánh Phòng GD Đô LươngKhối 7, TT Đô Lương, Đô Lương, Tỉnh Nghệ An
2AgribankChi nhánh Đô LươngXóm Yên Hương, Xã Yên Sơn, Đô Lương, Nghệ An
3AgribankPhòng giao dịch Bạch NgọcXóm 2, Xã Bồi Sơn, Đô Lương, Nghệ An
4LienVietPostBankPhòng giao dịch Bưu điện Đô LươngKhối 6, thị trấn Đô Lương, Đô Lương, Nghệ An
5AgribankPhòng Giao dịch Chợ LườngXóm 11, Xã Tràng Sơn, Đô Lương, Nghệ An
6AgribankPhòng giao dịch Văn HiếnXóm 11, Xã Quang Sơn, Đô Lương, Nghệ An
7AgribankPhòng giao dịch Xuân BàiXóm 1, Xã Xuân Sơn, Đô Lương, Nghệ An
8BIDVPhòng giao dịch Đô LươngKhối 7, Thị Trấn Đô Lương, Đô Lương, Tỉnh Nghệ An
9BacABankPhòng Giao dịch Đô LươngKhối 3 thị trấn Đô Lương, Đô Lương, Nghệ An
10EximbankPhòng giao dịch Đô LươngKhối 3, Thị trấn Đô Lương, Đô Lương, Tỉnh Nghệ An
11VietinBankPhòng giao dịch Đô LươngKhối 04, Thị Trấn Đô Lương, Đô Lương, Nghệ An
12LienVietPostBankPhòng giao dịch Đô LươngKhu đô thị mới, nam thị trấn Đô Lương, Đô Lương, Nghệ An

Cây ATM ngân hàng ở Huyện Đô Lương - Nghệ An

STTNgân hàngTên cây ATMĐịa chỉ
1BIDVChi nhánh Đô LươngKhối 7- Thị trấn Đô Lương, Đô Lương, Tỉnh Nghệ An
2PGBankChi nhánh Đô LươngKhối 7, TT Đô Lương, Huyện Đô Lương, Tỉnh Nghệ An
3EximbankCông ty TNHH Prex Vinh (2)Cụm Công nghiệp Lạc Sơn, Khối 3, Thị trấn Đô Lương, Đô Lương, Tỉnh Nghệ An
4BIDVPGD Đô LươngKhối 7 - Đô Lương- Huyện Đô Lương, Tỉnh Nghệ An
5SHBPhòng GD Đô LươngKhối 7, TT Đô Lương, huyện Đô Lương, Nghệ An
6AgribankXóm Yên Hương - Yên SơnXóm Yên Hương, xã Yên Sơn, Đô Lương, Nghệ An

Ghi chú về Đô Lương

Thông tin về Huyện Đô Lương, Tỉnh Nghệ An liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Huyện Đô Lương, Tỉnh Nghệ An: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Đô Lương, Nghệ An