Tỉnh thành VN > Nghệ An > Huyện Yên Thành

Huyện Yên Thành, Tỉnh Nghệ An

Thông tin tổng quan về Yên Thành, Nghệ An

Yên Thành là một huyện thuộc tỉnh Nghệ An, Việt Nam.
Bưu điện Yên Thành: (0238) 3882101
UBND Thanh Chương: 0383.823.816
BVDK Thanh Chương: (0238)3882182
Khách sạn Hải Hà: 038 3632 888‎
NH nông nghiệp và phát triển nông thôn: 063 3828364
Phòng vé hàng không VN: 063 3825413
Ga Vinh: (84-38) 3853426
Taxi Vinh: 038.3.84.84.84

Địa hình thời tiết

Diện tích: 549,9008 km²
Dân số: 275.165 người
Hành chính: Huyện Yên Thành có 39 đơn vị hành chính, gồm thị trấn Yên Thành và các xã:
Bảo Thành, Bắc Thành, Công Thành, Đô Thành, Đồng Thành, Đức Thành, Hồng Thành, Hậu Thành, Hùng Thành, Hợp Thành, Hoa Thành, Khánh Thành, Lăng Thành, Long Thành, Liên Thành, Lý Thành, Minh Thành, Mỹ Thành, Nam Thành, Nhân Thành, Phúc Thành, Phú Thành, Quang Thành, Sơn Thành, Tăng Thành, Tân Thành, Thọ Thành, Thịnh Thành, Trung Thành, Văn Thành, Viên Thành, Vĩnh Thành, Xuân Thành, Đại Thành, Tây Thành, Kim Thành, Mã Thành, Tiến Thành.
Yên Thành là vùng đất nửa trung du miền núi, nửa đồng bằng. Phía bắc giáp các huyện Tân Kỳ, Quỳnh Lưu, Diễn Châu; phía đông giáp huyện Diễn Châu; phía đông nam giáp huyện Nghi Lộc, phía nam giáp huyện Đô Lương, phía tây giáp huyện Tân Kỳ.
Về địa hình, huyện Yên Thành tựa hình lòng chảo, ba phía bắc, tây, nam là rừng núi và đồi thấp, ở giữa và phía đông là vùng trũng tiếp giáp với huyện Diễn Châu; với chiều dài gần 40 km từ bắc xuống nam, chiều rộng gần 35 km từ đông sang tây. Nơi gần bờ biển nhất là xã Đô Thành (6km). Đỉnh Vàng Tâm với độ cao 544 m, là ngọn núi cao nhất huyện nằm ở phía bắc xã Lăng Thành. Nơi thấp nhất là cánh đồng trũng dọc kênh Biên Hòa, xã Vĩnh Thành, cao 0,2 m so với mực nước biển. Phía bắc huyện là dãy núi Bồ Bồ, phía tây và tây nam là đồi núi có các thung lũng, hang động tạo nên nhiều cảnh quan đẹp.
Yên Thành nằm trong vùng tiểu khí hậu Bắc Trung Bộ. Mùa hè, gió Tây Nam thổi mạnh, không khí nóng nực, nhưng khi có gió Đông Nam (gió Nồm) đưa hơi nước biển lên thì mát mẻ dễ chịu. Mùa thu thường phải chống chọi với những cơn bão lớn. Mùa đông có gió Đông Bắc, mưa dầm kéo dài.

Lịch sử

Huyện Yên Thành, được thành lập tách ra từ huyện Đông Thành, Phủ Diễn Châu, từ năm Minh Mệnh thứ 18 (1838). Phủ Diễn Châu tức Châu Diễn, là một bộ phận của bộ Hoài Hoan, một trong 15 bộ của của nước Văn Lang thời vua Hùng Dựng nước. Dưới thời Bắc thuộc, Diễn Châu thuộc huyện Hàm Hoan đời Hán, quận cửu Đức đời Ngô, quận cửu Chân Đời Lương, quận Nhật Nam đời Tuỳ, châu nam Đức, Đức Châu rồi Hoan Châu, đời Đường. Năm Trịnh quán I (627) đời Đường, phía bắc Hoan Châu gọi là Diễn Châu. Tên Diễn Châu bắt đầu được gọi từ đó. Diễn Châu có lúc gọi là quận Long Tri gồm 7 huyện: Trung Nghĩa; Hoài Hoan; Long Tri; Tứ Nông; Võ lung; Võ Dung; và Võ Kim, trị sở đóng tại Quỳ Lăng (Lăng thành).
Huyện Yên Thành, được thành lập tách ra từ huyện Đông Thành, Phủ Diễn Châu, từ năm Minh Mệnh thứ 18 (1838). Phủ Diễn Châu tức Châu Diễn, là một bộ phận của bộ Hoài Hoan, một trong 15 bộ của của nước Văn Lang thời vua Hùng Dựng nước.
Dưới thời Bắc thuộc, Diễn Châu thuộc huyện Hàm Hoan đời Hán, quận cửu Đức đời Ngô, quận cửu Chân Đời Lương, quận Nhật Nam đời Tuỳ, châu nam Đức, Đức Châu rồi Hoan Châu, đời Đường. Năm Trịnh quán I (627) đời Đường, phía bắc Hoan Châu gọi là Diễn Châu. Tên Diễn Châu bắt đầu được gọi từ đó. Diễn Châu có lúc gọi là quận Long Tri gồm 7 huyện: Trung Nghĩa; Hoài Hoan; Long Tri; Tứ Nông; Võ lung; Võ Dung; và Võ Kim, trị sở đóng tại Quỳ Lăng (Lăng thành). Được quyền tự chủ, các triều đại Ngô (939-967); Đinh (968-980) vẫn chọn Quỳ Lăng làm lỵ sở Châu Diễn. Thời triều Lê (980-1009) lỵ sở Châu Diễn chuyển về Kẻ Dền, Công Trung Thượng (xã Văn Thành).
Sách “Đại Nam nhất thống chí” thì đây là cơ sở của hoàng tử con vua Lê Đại Hành và Lê long Ngân (còn có tên là Long Toàn, Lê Ngân Tích), được phong làm Đông Thành Đại Vương, đã chọn kẻ Dền đắp thành xưng đế. Với ý đồ xây dựng Châu Diễn làm vùng cát cứ lâu dài; (ở kẻ Dền vẫn còn dấu tích của thành vua Dền, như nền thành, tường thành, hào nước bao quanh, các xã lân cận còn có tên là Triều Nha, Hậu Nha, Triều Đường, Thượng Thành, Hạ thành, bến tàu Voi, đồng lùm Hoa, kho Vàng, kho tiền...mang đậm dấu vết một triều đô cũ.)
“Núi Mã Yên (Yên Ngựa) xã hương Khê, huyện Yên Thành, một ngọn núi cao, trong đám núi trông như hình yên ngựa; sườn núi có một hố sâu, rộng đến vài trượng, gọi là huyệt Vương Mẫu. Tục truyền con vua Lê Đại Hành giữ Phủ Diễn Châu ( châu lỵ đóng ở Công Trung) có táng mộ bà mẹ ở đây, khi nhà Lý cướp ngôi nhà Lê, Lê Hoàng tử bèn giữ châu tự xưng làm đế. Nhà Lý đánh không nổi, phải ngầm mượn người đào mộ ấy lên, rồi sau mới dẹp tan được” (Đại nam nhất thống chí quyển 14-15 trang 53)
Trên dãy Mã yên vẫn còn dấu tích của Động Huyệt và những huyền thoại về kẻ Dền. Tháng 11 năm 1041 vua Lý Thái tổ cử Lý Nhật Quang vào làm tri châu Nghệ An, Lý Nhật Quang đã dừng chân tại Công Trung Đông và Tràng Thành Nam để nghiên cứu nơi thành lập trị sở (Nghệ An) sau đó mới lên đặt tri sở tại Mượu xã Bạch đường (Anh Sơn) Từ đây cũng bắt đầu cuộc di dân từ bắc vào khai phá đồng ruộng, lập làng. ở Công Trung Đông; Tam toà, Hợp thành và Tràng Thành Nam Hoa Thành còn đền thờ Lý Nhật Quang, năm thiên thành thứ 3 đời vua Lý Thái Tông (1036), nhập Hoan Diễn Thành châu Nghệ An, thời Trần gọi là huyện Thổ Thành, vua Trần Duệ Tông năm Long khánh thứ 2 (1374) đổi làm lộ Diễn Châu. Vua Trần Thuận Tông năm Quang Thái thứ 10 (1379) đặt là trấn Vọng Giang.
Nhà Trần vẫn tiếp tục phái thân vương Trần Quốc Khang vào trấn trị Diễn Châu. Mùa xuân năm 1270 Tĩnh Quốc đại Vương Trần Quốc Khang (anh vua Trần Thánh Tông) được phong làm vọng Giang phiêu kỵ đô thượng tướng quân, đã tiếp tục xây dựng kẻ Dền lỵ sở Châu Diễn. Trần Quốc Khang đã mở mang trị sở, ý đồ chuẩn bị để xưng đế “Xây dựng phủ đệ, lang vũ vòng quanh lộng lẫy quá mức thường, vua nghe tin sai người đến xem, Tĩnh quốc sợ, nên tô tượng phật để thờ, nay là chùa Thông” (đại việt sử ký toàn thư, tập II của Ngô Sỹ Liên, Hà nội 1971 trang 41).
Trần Quốc Khang đã xây dựng kẻ Dền, chùa Thông như là một đế đô, bao gồm chợ búa, làng xã, trại lính và đắp con đường từ kẻ Dền lên Chùa Thông gọi là đường Vua.
Đời nhà Hồ, Hồ Hán Thương đổi tên làm phủ Linh Nguyên (1403) thời thuộc Minh gọi là huyện Đông Ngàn.
Năm 1428, sau khi đánh đuổi giặc Minh, Lê Lợi lên ngôi chia nước làm 5 đạo, Diễn Châu thuộc đạo Hải Tây
Năm Quang Thuận thứ 7 (1466) đời Lê Thánh Tông phủ Diễn Châu thuộc thửa tuyên Nghệ An, phủ Diễn Châu lúc này gồm 2 huyện Đông thành và Quỳnh Lưu. Huyện Đông thành bao gồm cả huyện Yên Thành, Diễn Châu và một số xã của Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Đô Lương, Nghi Lộc ngày nay. Lỵ sở Phủ Diễn Châu chuyển từ Kẻ Dền (Công Trung) về Thành Trài (Đông Lũy) Diễn Hồng.
Thời nhà Lê, huyện Đông thành và huyện Quỳnh Lưu đều do phủ Diễn Châu kiêm lý. Đến thời Tây Sơn Quang Trung, Nguyễn Huệ đổi Nghệ An thành trấn Nghĩa An, phủ Diễn Châu thuộc trấn Nghĩa An, phủ lỵ dời về làng Tiền Lý (Diễn Ngọc).
Năm 1802 Gia Long đổi Nghĩa An thành Nghệ An, phủ Diễn Châu vẫn gồm 2 huyện Đông thành và Quỳnh Lưu. Huyện Đông thành gồm 7 tổng: Cao Xá; Vạn Phần; Quan Trung; Quan Triều; Thái Trạch; Vân Tụ; Hoàng Trường. Gồm 242 xã và thôn động.
Mùa xuân năm Minh Mệnh thứ 18 (1837) từ huyện Đông thành tách ra thành 2 huyện: Đông thành và Yên Thành, theo hướng Đông Tây; huyện Yên Thành ở về phía Bắc, trị sở đóng tại Yên Lý (gần chợ huyện xã Diễn Yên). Huyện Đông thành đóng ở phía nam, trị sở đóng tại làng Cao Xá, xã Diễn Thành, huyện nào cũng có núi, có đồng bằng và có biển.
Huyện Yên Thành gồm các tổng: Hoàng Trường, Vạn Phần, Thái Trạch, Quan Triều và Cự Lâm do phủ Diễn Châu thống hạt. Năm Minh Mệnh thứ 21 (1840) trích tổng Cự Lâm lập huyện Nghĩa Đàn.
Năm Tự Đức thứ 4 (1851), bởi chức tri huyện Yên Thành đóng ở Yên Lý mà do tri phủ Diễn Châu kiêm nhiếp cả 2 huyện.
Năm Thành Thái thứ 10 (1898) Thực dân Pháp và chính quyền nhà Nguyễn nhận thấy chia 2 huyện theo chiều đông tây, thì địa dư từ tây sang đông quá dài, bề ngang lại hẹp nên chia lại hai huyện theo chiều Nam Bắc. Huyện Đông thành về phía đông, huyện Yên thành về phía Tây, đều thuộc Phủ Diễn Châu
Huyện Yên Thành gồm các tổng: Quỳ Trạch (tức Thái trạch); Quan Hoá (tức quan triều) Vân Tụ; Quan Trung và lập thêm tổng Vân Hội, lỵ sở Yên thành chuyển về làng Phụng Luật xã Hợp Thành.
Từ năm 1919, bỏ cấp phủ, đổi huyện Đông thành, phủ Diễn Châu ngang cấp với huyện Yên Thành.
Từ năm 1898 đến năm 1945 huyện Yên thành có 5 tổng 136 làng xã; sau cách mạng tháng Tám năm 1945 cắt các làng Xuân Lạc (kẻ Năn), Phượng Kỷ (trại lạ) Quỳ Hậu (kẻ Mưng), Yên Lương, Mỹ hoá, Trịnh Sơn (kẻ rọc) về Anh Sơn; cắt Trị Nội; Hội Yên về Nghi Lộc. Sau năm 1955 cắt phía bắc Nghĩa Môn, làng Cận về Quỳnh Lưu.
Sau khi giành lại chính quyền vào ngày 28/8/1945, Yên thành đã xây dựng chính quyền nhà nước địa phương phát triển vững chắc, đến nay huyện Yên Thành có 38 xã và 1 thị trấn, 12 thị tứ, với số dân là 275.165 người (theo số liệu thống kê đến ngày 31 tháng 12 năm 2008).

Kinh tế- Giao thông

Chủ đạo là kinh tế nông nghiệp. Nông nghiệp ở Yên Thành chủ yếu là trồng lúa, chăn nuôi tự túc. Những cánh đồng lúa Hoa Thành, Nhân Thành,Văn Thành, Hợp Thành... thẳng cánh cò bay.
- Diện tích tự nhiên 54.829 ha; đất nông nghiệp 22.817 ha (trong đó đất trồng lúa nước 13.600 ha), đất lâm nghiệp 20.788 ha, đất phi nông nghiệp 9.928 ha, đất chưa sử dụng 920 ha; phù hợp với phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp; nhiều vùng đất rộng lớn có điều kiện thổ nhưỡng phù hợp phát triển cây cam hàng hóa.
- Là huyện có trình độ thâm canh lúa, năng suất, sản lượng luôn đứng đầu tỉnh Nghệ An (b/q mỗi năm đạt 150 -155 ngàn tấn lúa); ngoài việc sản xuất các loại lúa giống chất lượng cao, nay có thêm một số cây trồng mới đã được khẳng định thương hiệu và nhân rộng sản xuất như: Cam (tại xã Đồng Thànhxã Minh Thành), Nấm Rơm đã được công nhận tiêu chuẩn VIETGAP, lúa Tím thảo dược.
- Tài nguyên khoáng sản: có đá xây dựng (ở các xã Đồng Thành, Trung Thành, Nam Thành, Thịnh Thành, Minh Thành, Tân Thành, Mã Thành…); ngoài ra còn có khoáng sản quý hiếm như vàng (xã Tiến Thành), sắt (Kim Thành, Mã Thành), barits (xã Sơn Thành) và đất sét (xã Sơn Thành, Viên Thành, Hợp Thành…).
- Có Kênh Chính (sông Đào) bắt nguồn từ sông Lam cấp nước cho 3 huyện Yên Thành, Diễn Châu, Quỳnh Lưu; Ngoài ra có 232 hồ đập lớn nhỏ ở các xã miền núi là nguồn nước phục vụ sản xuất, dân sinh, môi trường sinh thái, là cơ sở xây dựng các điểm du lịch sinh thái rừng.
Các cụm công nghiệp đã được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch
1. Cụm công nghiệp thị trấn:
- Vị trí: tại thị trấn Yên Thành, diện tích 11 ha; ở dọc bờ nam Kênh Chính cách QL 1A 12 km, cách Ga Sy (ga đường sắt) 9 km về phía đông, cách QL 7A 8 km về phía nam; đây là cụm công nghiệp được hưởng cơ chế đầu tư của Chính phủ. Bố trí các dự án sản xuất theo công nghệ sạch như may mặc, điện tử. Khi được lấp đầy, sẽ mở rộng thêm 20 ha dọc bờ bắc Kênh Chính.
- Thu hút đầu tư: + Công ty TNHH MLB TENERGY Nhật Bản, may mặc hàng xuất khẩu, thuê 4 ha đất, sử dụng 1.000 lao động, vốn đầu tư 05 triệu USD, sản xuất từ năm 2013.
+ Đã ký biên bản ghi nhớ với 2 nhà đầu tư Nhật Bản sẽ đầu tư tại cụm công nghiệp thị trấn 2 nhà máy may mặc, chế biến đồ gỗ cao cấp, dự kiến thuê 4 ha diện tích.
- Tiếp tục giới thiệu quy hoạch kêu gọi đầu tư.
2. Cụm công nghiệp Tràng Kè – xã Mỹ Thành:
- Vị trí: tại xã Mỹ Thành, dọc QL 7A, diện tích 50 ha đất đồi núi, cách QL 1A 25 km về phía đông - nam. Bố trí các dự án đầu tư công nghiệp, chế biến nông – lâm sản.
- Thu hút đầu tư: đang giới thiệu quy hoạch kêu gọi dầu tư.
Các điểm công nghiệp
1. Điểm nghiệp Công Thành A và Công Thành B
- Vị trí: tại khu quy hoạch đô thị Vân Tụ - xã Công Thành, diện tích 45 ha, trên QL 7A đi nước bạn Lào về phía tây, cách QL 1A 18 km về phía đông - nam. Bố trí các dự án sản xuất công nghiệp, dịch vụ và chế biến nông sản.
- Thu hút đầu tư: Nhà máy chế biến tinh bột sắn – thuộc Công ty máy động lực & máy nông nghiệp Việt Nam, thuê 07 ha, vốn đầu tư 04 triệu USD, công suất 200 tấn tinh bột/ngày, sử dụng 150 lao động, hoạt động ổn định từ năm 2003 đến nay.
- Tiếp tục trình cấp có thẩm quyền phê duyệt cụm công nghiệp và kêu gọi đầu tư.
2. Điểm công nghiệp Cửa Nương – xã Đồng Thành
- Vị trí: tại đồng Cửa Nương – xã Đồng Thành, diện tích 25 ha, cách thị trấn 4 km, nằm trên 2 tuyến đường Dinh - Lạt từ Yên Thành đi huyện Tân Kỳ và trên tuyến đường 22 từ Yên Thành đi QL 48 đến huyện Quỳnh Lưu và thị xã Thái Hòa). Thu hút các dự án sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến lâm sản.
- Thu hút đầu tư: Công ty cổ phần Tây Nghệ - Yên Thành, xây dựng nhà máy sản xuất gạch tuynel tại cụm công nghiệp Cửa Nương – Đồng Thành, công suất 40 triệu viên/năm, thuê 10 ha, sử dụng 150 lao động, vốn đầu tư 2,0 triệu USD; đã hoạt động từ tháng 9/ 2014.
3. Điểm công nghiệp Sơn Thành
- Vị trí: tại xã Sơn Thành, diện tích 30 ha, nằm kề tỉnh lộ 534; cách QL 7A về phía Bắc 3 km, cách QL 1A về phía Nam 7 km, được quy hoạch bố trí các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng gạch tuynel, sản xuất đồ gốm, sứ.
- Thu hút đầu tư: Công ty BMC (thuộc bộ Công Thương), thuê 12 ha đất tại xã Sơn Thành để xây dựng nhà máy sản suất gạch tuynel, vốn đầu tư 7 triệu USD, sử dụng 200 lao động; đã giải phóng mặt bằng, đang tiến hành xây dựng.
Giao thông
Quốc lộ 7A: 18 km từ xã Vĩnh Thành đến xã Mỹ Thành
Tỉnh lộ 534 (nối quốc lộ 7A với quốc lộ 1A): 14 km từ thị trấn Yên Thành đến xã Sơn Thành
Tỉnh lộ 538 (nối quốc lộ 7A với quốc lộ 1A): 15 km từ xã Hợp Thành đến xã Công Thành
Tỉnh lộ 533 (nối quốc lộ 1A với quốc lộ 7A): 15 km từ xã Đô Thành đến xã Vĩnh Thành

Văn hóa du lịch

- Là vùng đất khoa bảng(thời phong kiến có 20 vị đỗ đại khoa, tiêu biểu gia đình họ Hồ (xã Thọ Thành) có 3 thế hệ kế tiếp đỗ trạng nguyên; có trạng nguyên khai khoa xứ nghệ Bạch Liêu; nay hàng năm có hơn 1.200 học sinh đỗ vào các trường đại học, có nhiều giáo sư, tiến sĩ trên các lĩnh vực làm việc trong và ngoài nước); là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, đậm đặc di tich lịch sử văn hóa (có 198 di tích, trong đó đã công nhận 21 di tích Quốc gia, 36 di tích cấp tỉnh), có nhà thờ công giáo Bảo Nham (tại xã Bảo Thành) kiến trúc độc đáo được ghép bằng các phiến đá lớn cách đây hàng thế kỷ. Là quê hương của nhà cách mạng tiền bối Phan Đăng Lưu. Đang hình thành tua du lịch tâm linh – sinh thái, đồng quê, thu hút du khách trong và ngoài huyện.
Điểm tham quan:
Di tích, danh thắng: Đền Đức Hoàng, đền Sừng, nhà thờ đá Bảo Nham, nhà lưu niệm Phan Đăng Lưu, Đền chùa Rú Gám, Tràng Kè, Khu lưu niệm Bác Hồ về thăm Vĩnh Thành, Phủ thờ Trần Đăng Dinh, Chùa Bảo Lâm, Đền thờ Quận công Phan Cảnh Quang, ...
Lễ hội chính: Đền Đức Hoàng, xã Phúc Thành tổ chức từ 14 đến 15 tháng giêng âm lịch.
Làng nghề truyền thống: đá mỹ nghệ.
Đặc sản
Cam Vinh, Cháo lươn Vinh, Chả rươi, Nộm chợ Vinh, Nước chè xanh, Kẹo Cu Đơ, Măng chua Anh Sơn, Chè Hùng Sơn, món lạp cá, tiết canh ong, Ốc xào, bánh đa vừng Đô Lương, cá mòi sông Lam, Đặc sản ''ruốc'' rươi ở Hưng Nguyên, Bánh cuốn nóng, Rượu nếp Hưng Tân, Ốc xào, Cà pháo, và món ăn được chế biến bằng nguồn sản vật của địa phương như: cá lăng, cá mát, lợn đen, gà đen, nặm nhọoc, bò giàng, pìa; các loại rau quả như: xoài, cà ngọt, măng đắng, khoai sọ, bí xanh, bí đỏ, mận, đào, Vùng núi Đại Huệ, Thiên Nhẫn có sản phẩm chè xanh thơm ngon, Giò Me Nam Đàn, Cam xã Đoài, Mật mía Nghĩa Đàn, lợn nít, vịt bầu, cá lăng, cá mát, cá chạch, gà ác, nếp cẩm, Dưa nại, măng đắng, khoai sọ, chanh le, Hó Moọc và canh môn, Chè đâm, Chè Dung, Khô Cá Đù, bán chưng chấm cá kho, Nhút Thanh Chương, cá sông Giăng, khoai La Mạc, măng chợ Chùa, mít ngọt, mui bùi, Xoài Tương Đương, Thịt bò giằng, thịt lợn giằng, lạp sưởn, thịt chuột Yên Thành, món cá tràu băm thành viên, ...

Hình ảnh về Yên Thành, Nghệ An

Hình ảnh Yên Thành, Nghệ An
Đền Đức Hoàng- Yên Thành- Nghệ An
Hình ảnh Yên Thành, Nghệ An
Nhà lưu niệm Phan Đăng Lưu- Yên Thành- Nghệ An
Hình ảnh Yên Thành, Nghệ An
Thịt chuột nướng- Yên Thành- Nghệ An

Dự án bất động sản tại Huyện Yên Thành, Nghệ An

Hiện chưa có dự án nào tại Huyện Yên Thành, Nghệ An

Huyện Yên Thành có bao nhiêu xã, phường và thị trấn?

Bản đồ vị trí Yên Thành

Các trường THPT, CĐ, ĐH tại Huyện Yên ThànhNghệ An

STTLoạiTên trườngĐịa chỉ
1THPTThpt Bắc Yên ThànhLăng Thành, Yên Thành
2THPTThpt Dl Lê Doãn NhãThị Trấn Yên Thành, Yên Thành
3THPTThpt Dl Trần Đình PhongThọ Thành, Yên Thành
4THPTThpt Nam yên ThànhBảo Thành, Yên Thành
5THPTThpt Phan Đăng LưuThị Trấn yên Thành
6THPTThpt Phan Thúc TrựcCông Thành, Yên Thành
7THPTThpt Yên Thành 2Bắc Thành, Yên Thành
8THPTThpt Yên Thành 3Quang Thành, Yên Thành
9THPTTt GDTX Yên ThànhThị Trấn yên Thành

Chi nhánh / cây ATM tại Yên Thành, Nghệ An

Chi nhánh/ PGD ngân hàng ở Huyện Yên Thành - Nghệ An

STTNgân hàngTên CN/ PGDĐịa chỉ
1AgribankChi nhánh Yên ThànhKhối 2, Thị Trấn Yên Thành, Yên Thành, Nghệ An
2BIDVPhòng giao dịch Bảo ThànhXóm 10B, Xã Bảo Thành, Yên Thành, Tỉnh Nghệ An
3AgribankPhòng giao dịch Chợ RộcXóm 5, Xã Trung Thành, Yên Thành, Nghệ An
4AgribankPhòng giao dịch Công TiếnXóm Ngã Tư, Xã Công Thành, Yên Thành, Nghệ An
5AgribankPhòng giao dịch Thọ YênXóm Thị Tứ, Xã Thọ Thành, Yên Thành, Nghệ An
6BIDVPhòng giao dịch Yên ThànhKhối 1 - Yên Thành- Huyện Yên Thành, Tỉnh Nghệ An
7EximbankPhòng giao dịch Yên ThànhKhối 1 thị trấn Yên Thành, Yên Thành, Tỉnh Nghệ An
8VietinBankPhòng giao dịch Yên ThànhĐường Tỉnh Lộ 538, Khối 3, Thị Trấn Yên Thành, Yên Thành, Nghệ An
9LienVietPostBankPhòng giao dịch Yên ThànhKhối 2, thị trấn Yên Thành, Yên Thành, Nghệ An

Cây ATM ngân hàng ở Huyện Yên Thành - Nghệ An

STTNgân hàngTên cây ATMĐịa chỉ
1AgribankKhối 2 - Yên ThànhKhối 2, Thị trấn Yên Thành, Huyện Yên Thành, Nghệ An
2BIDVPGD Yên ThànhKhối 1 Thị trấn Yên Thành - Yên Thành- Huyện Yên Thành, Tỉnh Nghệ An
3EximbankPGD Yên ThànhKhối 1 thị trấn Yên Thành, Yên Thành, Tỉnh Nghệ An
4VietinBankPGD Yên ThànhĐường Tỉnh Lộ 538, Khối 3, Thị Trấn Yên Thành, Yên Thành, Nghệ An

Ghi chú về Yên Thành

Thông tin về Huyện Yên Thành, Tỉnh Nghệ An liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Huyện Yên Thành, Tỉnh Nghệ An: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Yên Thành, Nghệ An