Xã Tân Dân, Huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội
Mục lục:
Thông tin tổng quan về Tân Dân, Phú Xuyên, Hà Nội
Tân Dân là 1 xã của huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội, nước Việt Nam.
- Tổng diện tích theo k2 là: 7,6 km²
- Tổng số dân: 7202 người (1999)
- Mật độ dân số đạt 948 người/km².
Nâng cao hiệu quả sử dụng đất, dồn điền đổi thửa (DĐĐT) làm bước đệm chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, tận dụng nghề truyền thống nhằm nâng cao thu nhập cho người dân là chủ trương mà xã Tân Dân, huyện Phú Xuyên thực hiện trong suốt thời gian qua. Với hướng đi đúng đó, dù không phải là xã điểm xây dựng nông thôn mới (NTM) của huyện song Tân Dân đã đạt được 10/19 tiêu chí xây dựng NTM, trở thành điểm sáng về phát triển kinh tế của Phú Xuyên.
Đẩy mạnh dồn điền đổi thửa
Ông Trần Văn Tóa, Phó Chủ nhiệm HTX Tân Dân cho biết, công tác DĐĐT được bắt đầu trên toàn xã từ năm 2003 và đến năm 2004 đã hoàn thành. Trước kia, trung bình mỗi hộ có đến 7,8 thửa thì nay mỗi hộ chỉ còn 1 đến 2 thửa, năng suất lúa không ngừng tăng. Giá trị thu nhập từ trồng trọt đạt 29,5 tỷ đồng năm 2010, tăng 30% so với năm 2009. Giá trị thu nhập từ chăn nuôi đạt 16 tỷ đồng, tăng 18% so với năm trước. Tổng thu nhập từ sản xuất nông nghiệp của xã đạt 45,5 tỷ đồng, tăng 29% so với năm 2009.
Năm 2004, Tân Dân đã lập đề án quy hoạch phát triển từng thôn, trong đó chú trọng phát triển các mô hình kinh tế mới, mô hình VAC. Nhiều diện tích đồng trũng cấy lúa không hiệu quả đã được chuyển nuôi trồng thủy sản, cho hiệu quả gấp 2-3 lần. Điển hình như anh Trần Văn Tuân, thôn Thường Liễu, đã chuyển vùng đất trũng rộng hơn 2ha sang mô hình VAC nuôi cá rô đồng, kết hợp nuôi 100 con lợn, hơn 1.000 con gà ta và trồng các loại rau màu ngắn ngày cung cấp cho địa phương trong vùng, chuyển về nội thành Hà Nội và các vùng lân cận. Thu nhập bình quân từ mô hình VAC của anh cao gấp 3-4 lần so với trồng lúa. Toàn xã có đến 40 trang trại lớn, nhỏ như vậy được hình thành. Nhiều thôn đã thành lập câu lạc bộ nuôi trồng thủy sản để hướng dẫn bà con cách chăn nuôi, giúp đỡ về kinh tế và tổ chức đi tham quan học hỏi các địa phương khác.
Theo Chủ tịch UBND xã Tân Dân Nguyễn Khắc Thuật, ban đầu, công tác DĐĐT gặp không ít khó khăn bởi người dân so đo tính toán thiệt hơn. Nắm bắt được tâm lý đó, chính quyền xã đã vận động bà con tự nguyện nhận ruộng, có chính sách khuyến khích những hộ nhận ruộng ở các vùng xa, vùng trũng, nhờ đó mà công tác DĐĐT được triển khai nhanh, gọn trong vòng một năm và đạt kết quả tốt. Hiện xã đã xây dựng kế hoạch chuyển đổi 7ha đất nông nghiệp và được huyện phê duyệt. Việc DĐĐT đã mở ra hướng đi mới cho người nông dân, giúp họ thoát nghèo, ổn định cuộc sống, mang đến một diện mạo mới cho bộ mặt nông thôn xã Tân Dân.
Tận dụng thế mạnh làng nghề
Trong những năm tiếp theo, Tân Dân phấn đấu chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp sang tiểu thủ công nghiệp, phát triển dịch vụ và kinh tế làng nghề. Mục tiêu là năm 2011, cơ cấu nông nghiệp đạt 38%, tiểu thủ công nghiệp 47,2%, dịch vụ thương mại 14,8%; phấn đấu thu nhập bình quân đầu người đạt 14,8 triệu đồng/năm. Theo ông Nguyễn Khắc Thuật, Tân Dân có làng nghề mộc nổi tiếng tại thôn Đại Nghiệp, trong những năm tiếp theo, xã sẽ xây dựng cơ chế về tạo quỹ đất, cơ sở hạ tầng nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển làng nghề truyền thống này.
Đại Nghiệp có nghề sản xuất chế biến gỗ từ lâu đời. Sản phẩm đồ mộc của làng có uy tín và chất lượng, được xuất đi khắp các tỉnh trong cả nước và một số nước trên thế giới. Anh Phạm Ngọc Dư, Chủ nhiệm Câu lạc bộ làng nghề thôn Đại Nghiệp, cũng là chủ doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ lớn trong thôn chia sẻ, có trên 500 hộ thì có đến 90% số hộ làm nghề mộc, 10% còn lại làm dịch vụ bán hàng, quảng bá sản phẩm. Thu nhập bình quân của thợ làm nghề khoảng 160 nghìn đồng/ngày, đối với những thợ kỹ thuật cao có thể lên đến 200 nghìn đồng/ngày. Làng nghề thu hút hơn 1.000 lao động trực tiếp và nhiều hộ gia đình sản xuất vệ tinh quanh vùng. Thợ Đại Nghiệp luôn cải tiến mẫu mã phù hợp với thị hiếu, có sức cạnh tranh cao nên ngày càng được ưa chuộng. Nếu mô hình làng nghề mộc tại Đại Nghiệp được mở rộng trên toàn xã với thu nhập bình quân trên 5 triệu đồng/người/tháng thì bài toán nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm, tạo bộ mặt mới cho nông thôn sẽ được giải quyết trong tương lai rất gần.
Phường / Xã / Thị trấn cùng tên Tân Dân:
- Tổng diện tích theo k2 là: 7,6 km²
- Tổng số dân: 7202 người (1999)
- Mật độ dân số đạt 948 người/km².
Nâng cao hiệu quả sử dụng đất, dồn điền đổi thửa (DĐĐT) làm bước đệm chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, tận dụng nghề truyền thống nhằm nâng cao thu nhập cho người dân là chủ trương mà xã Tân Dân, huyện Phú Xuyên thực hiện trong suốt thời gian qua. Với hướng đi đúng đó, dù không phải là xã điểm xây dựng nông thôn mới (NTM) của huyện song Tân Dân đã đạt được 10/19 tiêu chí xây dựng NTM, trở thành điểm sáng về phát triển kinh tế của Phú Xuyên.
Đẩy mạnh dồn điền đổi thửa
Ông Trần Văn Tóa, Phó Chủ nhiệm HTX Tân Dân cho biết, công tác DĐĐT được bắt đầu trên toàn xã từ năm 2003 và đến năm 2004 đã hoàn thành. Trước kia, trung bình mỗi hộ có đến 7,8 thửa thì nay mỗi hộ chỉ còn 1 đến 2 thửa, năng suất lúa không ngừng tăng. Giá trị thu nhập từ trồng trọt đạt 29,5 tỷ đồng năm 2010, tăng 30% so với năm 2009. Giá trị thu nhập từ chăn nuôi đạt 16 tỷ đồng, tăng 18% so với năm trước. Tổng thu nhập từ sản xuất nông nghiệp của xã đạt 45,5 tỷ đồng, tăng 29% so với năm 2009.
Năm 2004, Tân Dân đã lập đề án quy hoạch phát triển từng thôn, trong đó chú trọng phát triển các mô hình kinh tế mới, mô hình VAC. Nhiều diện tích đồng trũng cấy lúa không hiệu quả đã được chuyển nuôi trồng thủy sản, cho hiệu quả gấp 2-3 lần. Điển hình như anh Trần Văn Tuân, thôn Thường Liễu, đã chuyển vùng đất trũng rộng hơn 2ha sang mô hình VAC nuôi cá rô đồng, kết hợp nuôi 100 con lợn, hơn 1.000 con gà ta và trồng các loại rau màu ngắn ngày cung cấp cho địa phương trong vùng, chuyển về nội thành Hà Nội và các vùng lân cận. Thu nhập bình quân từ mô hình VAC của anh cao gấp 3-4 lần so với trồng lúa. Toàn xã có đến 40 trang trại lớn, nhỏ như vậy được hình thành. Nhiều thôn đã thành lập câu lạc bộ nuôi trồng thủy sản để hướng dẫn bà con cách chăn nuôi, giúp đỡ về kinh tế và tổ chức đi tham quan học hỏi các địa phương khác.
Theo Chủ tịch UBND xã Tân Dân Nguyễn Khắc Thuật, ban đầu, công tác DĐĐT gặp không ít khó khăn bởi người dân so đo tính toán thiệt hơn. Nắm bắt được tâm lý đó, chính quyền xã đã vận động bà con tự nguyện nhận ruộng, có chính sách khuyến khích những hộ nhận ruộng ở các vùng xa, vùng trũng, nhờ đó mà công tác DĐĐT được triển khai nhanh, gọn trong vòng một năm và đạt kết quả tốt. Hiện xã đã xây dựng kế hoạch chuyển đổi 7ha đất nông nghiệp và được huyện phê duyệt. Việc DĐĐT đã mở ra hướng đi mới cho người nông dân, giúp họ thoát nghèo, ổn định cuộc sống, mang đến một diện mạo mới cho bộ mặt nông thôn xã Tân Dân.
Tận dụng thế mạnh làng nghề
Trong những năm tiếp theo, Tân Dân phấn đấu chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp sang tiểu thủ công nghiệp, phát triển dịch vụ và kinh tế làng nghề. Mục tiêu là năm 2011, cơ cấu nông nghiệp đạt 38%, tiểu thủ công nghiệp 47,2%, dịch vụ thương mại 14,8%; phấn đấu thu nhập bình quân đầu người đạt 14,8 triệu đồng/năm. Theo ông Nguyễn Khắc Thuật, Tân Dân có làng nghề mộc nổi tiếng tại thôn Đại Nghiệp, trong những năm tiếp theo, xã sẽ xây dựng cơ chế về tạo quỹ đất, cơ sở hạ tầng nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển làng nghề truyền thống này.
Đại Nghiệp có nghề sản xuất chế biến gỗ từ lâu đời. Sản phẩm đồ mộc của làng có uy tín và chất lượng, được xuất đi khắp các tỉnh trong cả nước và một số nước trên thế giới. Anh Phạm Ngọc Dư, Chủ nhiệm Câu lạc bộ làng nghề thôn Đại Nghiệp, cũng là chủ doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ lớn trong thôn chia sẻ, có trên 500 hộ thì có đến 90% số hộ làm nghề mộc, 10% còn lại làm dịch vụ bán hàng, quảng bá sản phẩm. Thu nhập bình quân của thợ làm nghề khoảng 160 nghìn đồng/ngày, đối với những thợ kỹ thuật cao có thể lên đến 200 nghìn đồng/ngày. Làng nghề thu hút hơn 1.000 lao động trực tiếp và nhiều hộ gia đình sản xuất vệ tinh quanh vùng. Thợ Đại Nghiệp luôn cải tiến mẫu mã phù hợp với thị hiếu, có sức cạnh tranh cao nên ngày càng được ưa chuộng. Nếu mô hình làng nghề mộc tại Đại Nghiệp được mở rộng trên toàn xã với thu nhập bình quân trên 5 triệu đồng/người/tháng thì bài toán nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm, tạo bộ mặt mới cho nông thôn sẽ được giải quyết trong tương lai rất gần.
Phường / Xã / Thị trấn cùng tên Tân Dân:
- Xã Tân Dân - Huyện Kinh Môn - Tỉnh Hải Dương
- Xã Tân Dân - Thị xã Chí Linh - Tỉnh Hải Dương
- Xã Tân Dân - Huyện Mai Châu - Tỉnh Hòa Bình
- Xã Tân Dân - Huyện Khoái Châu - Tỉnh Hưng Yên
- Phường Tân Dân - Thành phố Việt Trì - Tỉnh Phú Thọ
- Xã Tân Dân - Huyện Hoành Bồ - Tỉnh Quảng Ninh
- Xã Tân Dân - Huyện Tĩnh Gia - Tỉnh Thanh Hóa
- Xã Tân Dân - Huyện An Lão - Thành phố Hải Phòng
- Thị trấn Tân Dân - Huyện Yên Dũng - Tỉnh Bắc Giang
- Xã Tân Dân - Huyện Đầm Dơi - Tỉnh Cà Mau
Xem thêm:
Hình ảnh về Tân Dân, Phú Xuyên, Hà Nội
Làng nghề Đại Nghiệp
Dự án bất động sản tại Xã Tân Dân, Phú Xuyên - Hà Nội
Hiện chưa có dự án nào tại Xã Tân Dân, Phú Xuyên - Hà Nội
Xã Tân Dân gần với xã, phường nào?
- Thị trấn Phú Minh
- Thị trấn Phú Xuyên
- Xã Bạch Hạ
- Xã Châu Can
- Xã Chuyên Mỹ
- Xã Đại Thắng
- Xã Đại Xuyên
- Xã Hoàng Long
- Xã Hồng Minh
- Xã Hồng Thái
- Xã Khai Thái
- Xã Minh Tân
- Xã Nam Phong
- Xã Nam Tiến
- Xã Nam Triều
- Xã Phú Túc
- Xã Phú Yên
- Xã Phúc Tiến
- Xã Phượng Dực
- Xã Quang Lãng
- Xã Quang Trung
- Xã Sơn Hà
- Xã Tân Dân
- Xã Thụy Phú
- Xã Tri Thủy
- Xã Tri Trung
- Xã Văn Hoàng
- Xã Văn Nhân
- Xã Vân Từ
Bản đồ vị trí Tân Dân
Ghi chú về Tân Dân
Thông tin về Xã Tân Dân, Huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Xã Tân Dân, Huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Tân Dân, Phú Xuyên, Hà Nội
Từ khóa tìm kiếm:
Xã Tân Dân, Huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Tân Dân, Phú Xuyên, Hà Nội