Xã Tri Trung, Huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội
Mục lục:
Thông tin tổng quan về Tri Trung, Phú Xuyên, Hà Nội
Tri Trung là 1 xã của huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội, nước Việt Nam. Đây là xã có Dự án đường trục phía nam Hà Nội đi qua.
- Tổng diện tích theo k2 là: 3,82 km²
- Tổng số dân: 3.636 người (1999)
Xã Tri Trung gồm hai làng (thôn) là Tri Chỉ (Kẻ Chể) và Trung Lập (Kẻ Sộp).
Vị trí địa lý
Xã Tri Trung nằm ở phía tây bắc của huyện Phú Xuyên.
- Phía đông giáp các xã Hồng Minh, Văn Hoàng và Hoàng Long;
- Phía nam giáp với xã Hoàng Long;
- Phía tây giáp với xã Phú Túc;
- Phía bắc giáp với xã Hồng Minh.
Lịch sử
Xã Tri Trung được thành lập lần đầu năm 1946, là năm Tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, trên cơ sở sáp nhập hai xã Tri Chỉ và Trung Lập của tổng Tri Chỉ. Lúc này xã Tri Trung thuộc huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Đông.
Năm 1948 xã Tri Trung cùng với xã Phú Túc (kể cả làng Đường La và Trình Viên) lập thành xã Ái Quốc.
Năm 1956, Chính phủ tách hai thôn Tri Chỉ (làng Chể) và Trung Lập (làng Sộp) của xã Ái Quốc tái lập lại xã Tri Trung cho đến ngày nay.
Làng Tri Chỉ
Làng Chể (làng Tri Chỉ) là một làng quê thuộc vùng đồng chiêm trũng, với địa thế nằm dọc theo bờ sông Nhuệ, chiều dài khoảng 1 km, làng Tri Chỉ có thế đất rất đặc biệt theo kiểu chữ Nhi (而) và chia thành hai làng (làng Thượng và làng Hạ) với diện tích 470 mẫu (đất canh tác 420 mẫu, đất thổ cư 50 mẫu), dân số 2.154 nhân khẩu (459 hộ gia đình), đời sống chính là sản xuất nông nghiệp.
Về mặt địa lý, làng Tri Chỉ phía đông giáp sông Nhuệ, phía tây giáp với xã Phú Túc, phía bắc giáp làng Tân Độ (làng Nhầu) thuộc xã Hồng Minh, phía nam giáp làng Trung Lập (làng Sộp) thuộc xã Tri Trung.
Theo âm Hán Việt: Tri là biết, Chỉ là dừng lại; tên làng Tri Chỉ có nghĩa là biết dừng.
Qua khảo sát một số tộc phả ở Tri Chỉ và một vài di chỉ như rìu đồng ở ao Phục Viên, trống đồng ở làng Trung Lập, tiền xu mang chữ "Hưng triều thông bảo", bia đề "Mã Viện chi thê" ở Nghè (nhiều người trong làng cho biết là đã nhìn thấy, nay đã bị thất lạc), đồng thời, dựa vào các sách Tên làng xã Việt Nam thế kỉ XIX, cộng với tư liệu địa phương, chúng ta có thể biết:
Vào đời Lê Thái Tông, niên hiệu Thiệu Bình (1434 -1439), Tri Chỉ là một xã của tổng Hoà Mỹ, huyện Phú Xuyên, phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam, có nghĩa là từ thời điểm đó, chúng ta mới biết được một "địa chỉ" cụ thể về Tri Chỉ trong hệ thống làng xã Việt Nam cổ truyền. Từ đây, làng Tri Chỉ có một số thay đổi về địa danh: Đầu thế kỉ XIX thuộc trấn Sơn Nam Thượng. Trước năm 1888 thuộc tỉnh Hà Nội, trước năm 1945 là xã Tri Chỉ thuộc tổng Tri Chỉ, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Đông gồm các xóm (khu dân cư): ngõ Sọi, ngõ Làng, ngõ Chỗ (làng Thượng), ngõ Hổi, ngõ Cõi, ngõ Ngói, ngõ Đông (làng Hạ), sau đổi thành các xóm: Thanh Trị, Thanh Khê, Thanh Tân, Thanh Lịch, Chính Tâm và Đông Phú. Mỗi xóm có một trưởng xóm do trong xóm cắt phiên mỗi người làm một năm và có ngày tháng quy định, ở đầu các xóm có một mảnh đất khoảng 70m2 để xây miếu thờ Thổ công xóm (nay đã biến thành khu dân cư).
Năm 1946, hai xã Tri Chỉ và Trung Lập của tổng Tri Chỉ sáp nhập thành xã Tri Trung thuộc huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Đông. Năm 1948 xã Tri Trung cùng với xã Phú Túc (kể cả làng Đường La và Trình Viên) lập thành xã Ái Quốc. Trong thời gian này, các xóm (ngõ) cũ của làng Tri Chỉ cũng được thay đổi: ngõ Sọi, ngõ Làng, ngõ Chỗ đổi thành xóm Hoà Bình; ngõ Cộc, ngõ Hổi (xóm Thanh Tân cũ) đổi thành xóm Hạnh Phúc; ngõ Ngói (Thanh Lịch cũ) đổi thành xóm Dân Chủ; ngõ Cõi (Chính Tâm cũ) đổi thành xóm Tự Do; ngõ Đông (Đông Phú) đổi thành xóm Cộng Hoà.
Hiện nay, làng Tri Chỉ chia thành ba khu dân cư (đội sản xuất): Đội sản xuất số 1 gồm cả xóm Hoà Bình (làng Thượng); Đội sản xuất số 2 gồm hai xóm cũ Hạnh Phúc và Dân Chủ; Đội sản xuất số 3 gồm hai xóm: Tự Do và Cộng Hoà.
Cách đây hàng trăm năm, nơi đây còn là vùng đầm lầy, hoang vu với những bãi bồi ven sông. Trải qua bao đời khai phá, ông cha ta đã chung lưng, đấu cật nhổ gốc, bốc trà, thau chua rửa mặn, biến những bãi đồng hoang vắng, đầm lầy lau sậy um tùm thành những cánh đồng thẳng cánh cò bay, dựng nên quê hương Tri Chỉ đầm ấm, đông đúc và vui vầy.
Hiện nay đất canh tác gồm 420 mẫu Bắc Bộ chia thành các xứ đồng: Cán Tàn, Cây Chanh, Mụ (Cây Gáo), Cây Đa, Cây Đề, Đồng Sung, Sân Trà, Lầy, Xép, Gốc, Sậy, Dâu, Đường Cà, Ba Đỗi, Bói, ác Bạc, Ngang, Cầu, Nẩy Trung, Nẩy Dài, Đồ ấm,... Năm 1937, làng Tri Chỉ có một xứ đồng Nhội khoảng 40 mẫu, do khơi dòng sông Nhuệ đã nắn lại đoạn sông từ làng Gọc (xã Phượng Dực) đến Ba Lương (thuộc xã Đại Xuyên) cho thẳng dòng, nên xứ đồng Nhội đã thuộc về làng Văn Trai thuộc xã Văn Hoàng, hiện nay làng Văn Trai gọi là xứ đồng Chể. Tên gọi kẻ Chể, cho chúng ta biết đây là vùng đất cổ, được khai phá từ rất sớm. Những nhóm người nhỏ gồm các dòng họ khác nhau lớn dần thành trang, ấp, chòm, xóm rồi thành làng như hiện nay.
Làng Trung Lập
Làng Trung Lập, tên nôm gọi là kẻ Sộp. Trước năm 1945 là xã Trung Lập thuộc tổng Tri Chỉ, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Đông. Năm 1946 thuộc xã Tri Trung. Năm 1948 thuộc xã Ái Quốc. Năm 1952, xã Ái Quốc chia thành hai xã Phú Túc và Tri Trung, thôn Trung Lập thuộc xã Tri Trung cho đến ngày nay.
Về vị trí địa lý, phía bắc giáp thôn Tri Chỉ (cùng xã), phía đông giáp với xã Văn Hoàng, phía nam giáp với xã Hoàng Long, phía tây giáp với xã Phú Túc.
Làng Trung Lập có tổng số diện tích theo km2 180,77 ha, dân số khoảng 1800 nhân khẩu, đời sống chính là sản xuất nông nghiệp.
Tương truyền, ông Phó Dón và một số người khác đã đến khu đồng cao phía tây làng Tri Chỉ lập nên một xóm mới... Những chứng tích ra đời của làng Trung Lập vẫn còn nguyên giá trị lưu truyền về một cánh đồng có tên gọi là đồng Phó Dón, hoặc tên làng Lập Thôn ghi trong bản đồ hành chính của người Pháp in năm 1917. Cho mãi tới sau này, người dân Lập Thôn mới đổi tên làng thành làng Trung Lập.
Lập nên làng mới, nhân dân Trung Lập và Tri Chỉ đã chọn cánh đồng Xép Nhọn là nơi giáp canh, trồng cột mốc giữa hai làng làm nơi giáp cư mà người cưa gọi là đường Đá Mốc. Dân làng Lập Thôn còn xây dựng đình, chùa làm nơi giao lưu văn hoá, lập miếu Thượng, miếu Trung để ghi nhớ công lao người tiền bối gây dựng cơ nghiệp.
Trước năm 1965, làng Trung Lập có bốn xóm và năm ngõ: xóm 1 - Nam Dương Hạng, xóm 2 - Đông Dương Hạng, xóm 3 - Trung Hưng Hạ Hạng, xóm 4 - Tử Dương Hạng; ngõ 1 - Nam Dương Hạng, ngõ 2 - Đông Dương Hạng, ngõ 3 - Trung Hưng Hạ Hạng, ngõ 4 (có cổng) - Trung Hưng Hạ Thượng, ngõ 5 - Tử Dương Hạng (nay là xóm Tía). Bốn xóm, năm ngõ này về sau hợp thành ba giáp: Đông, Tây, Nam. Hiện nay, làng Trung Lập được chia thành sáu xóm: xóm Nhất, xóm Nhị, xóm Tam trên, xóm Tam dưới, xóm Tía và xóm Mương.
Tính đến tháng 9 năm 2009, làng Trung Lập có 17 dòng họ.
- Tổng diện tích theo k2 là: 3,82 km²
- Tổng số dân: 3.636 người (1999)
Xã Tri Trung gồm hai làng (thôn) là Tri Chỉ (Kẻ Chể) và Trung Lập (Kẻ Sộp).
Vị trí địa lý
Xã Tri Trung nằm ở phía tây bắc của huyện Phú Xuyên.
- Phía đông giáp các xã Hồng Minh, Văn Hoàng và Hoàng Long;
- Phía nam giáp với xã Hoàng Long;
- Phía tây giáp với xã Phú Túc;
- Phía bắc giáp với xã Hồng Minh.
Lịch sử
Xã Tri Trung được thành lập lần đầu năm 1946, là năm Tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, trên cơ sở sáp nhập hai xã Tri Chỉ và Trung Lập của tổng Tri Chỉ. Lúc này xã Tri Trung thuộc huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Đông.
Năm 1948 xã Tri Trung cùng với xã Phú Túc (kể cả làng Đường La và Trình Viên) lập thành xã Ái Quốc.
Năm 1956, Chính phủ tách hai thôn Tri Chỉ (làng Chể) và Trung Lập (làng Sộp) của xã Ái Quốc tái lập lại xã Tri Trung cho đến ngày nay.
Làng Tri Chỉ
Làng Chể (làng Tri Chỉ) là một làng quê thuộc vùng đồng chiêm trũng, với địa thế nằm dọc theo bờ sông Nhuệ, chiều dài khoảng 1 km, làng Tri Chỉ có thế đất rất đặc biệt theo kiểu chữ Nhi (而) và chia thành hai làng (làng Thượng và làng Hạ) với diện tích 470 mẫu (đất canh tác 420 mẫu, đất thổ cư 50 mẫu), dân số 2.154 nhân khẩu (459 hộ gia đình), đời sống chính là sản xuất nông nghiệp.
Về mặt địa lý, làng Tri Chỉ phía đông giáp sông Nhuệ, phía tây giáp với xã Phú Túc, phía bắc giáp làng Tân Độ (làng Nhầu) thuộc xã Hồng Minh, phía nam giáp làng Trung Lập (làng Sộp) thuộc xã Tri Trung.
Theo âm Hán Việt: Tri là biết, Chỉ là dừng lại; tên làng Tri Chỉ có nghĩa là biết dừng.
Qua khảo sát một số tộc phả ở Tri Chỉ và một vài di chỉ như rìu đồng ở ao Phục Viên, trống đồng ở làng Trung Lập, tiền xu mang chữ "Hưng triều thông bảo", bia đề "Mã Viện chi thê" ở Nghè (nhiều người trong làng cho biết là đã nhìn thấy, nay đã bị thất lạc), đồng thời, dựa vào các sách Tên làng xã Việt Nam thế kỉ XIX, cộng với tư liệu địa phương, chúng ta có thể biết:
Vào đời Lê Thái Tông, niên hiệu Thiệu Bình (1434 -1439), Tri Chỉ là một xã của tổng Hoà Mỹ, huyện Phú Xuyên, phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam, có nghĩa là từ thời điểm đó, chúng ta mới biết được một "địa chỉ" cụ thể về Tri Chỉ trong hệ thống làng xã Việt Nam cổ truyền. Từ đây, làng Tri Chỉ có một số thay đổi về địa danh: Đầu thế kỉ XIX thuộc trấn Sơn Nam Thượng. Trước năm 1888 thuộc tỉnh Hà Nội, trước năm 1945 là xã Tri Chỉ thuộc tổng Tri Chỉ, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Đông gồm các xóm (khu dân cư): ngõ Sọi, ngõ Làng, ngõ Chỗ (làng Thượng), ngõ Hổi, ngõ Cõi, ngõ Ngói, ngõ Đông (làng Hạ), sau đổi thành các xóm: Thanh Trị, Thanh Khê, Thanh Tân, Thanh Lịch, Chính Tâm và Đông Phú. Mỗi xóm có một trưởng xóm do trong xóm cắt phiên mỗi người làm một năm và có ngày tháng quy định, ở đầu các xóm có một mảnh đất khoảng 70m2 để xây miếu thờ Thổ công xóm (nay đã biến thành khu dân cư).
Năm 1946, hai xã Tri Chỉ và Trung Lập của tổng Tri Chỉ sáp nhập thành xã Tri Trung thuộc huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Đông. Năm 1948 xã Tri Trung cùng với xã Phú Túc (kể cả làng Đường La và Trình Viên) lập thành xã Ái Quốc. Trong thời gian này, các xóm (ngõ) cũ của làng Tri Chỉ cũng được thay đổi: ngõ Sọi, ngõ Làng, ngõ Chỗ đổi thành xóm Hoà Bình; ngõ Cộc, ngõ Hổi (xóm Thanh Tân cũ) đổi thành xóm Hạnh Phúc; ngõ Ngói (Thanh Lịch cũ) đổi thành xóm Dân Chủ; ngõ Cõi (Chính Tâm cũ) đổi thành xóm Tự Do; ngõ Đông (Đông Phú) đổi thành xóm Cộng Hoà.
Hiện nay, làng Tri Chỉ chia thành ba khu dân cư (đội sản xuất): Đội sản xuất số 1 gồm cả xóm Hoà Bình (làng Thượng); Đội sản xuất số 2 gồm hai xóm cũ Hạnh Phúc và Dân Chủ; Đội sản xuất số 3 gồm hai xóm: Tự Do và Cộng Hoà.
Cách đây hàng trăm năm, nơi đây còn là vùng đầm lầy, hoang vu với những bãi bồi ven sông. Trải qua bao đời khai phá, ông cha ta đã chung lưng, đấu cật nhổ gốc, bốc trà, thau chua rửa mặn, biến những bãi đồng hoang vắng, đầm lầy lau sậy um tùm thành những cánh đồng thẳng cánh cò bay, dựng nên quê hương Tri Chỉ đầm ấm, đông đúc và vui vầy.
Hiện nay đất canh tác gồm 420 mẫu Bắc Bộ chia thành các xứ đồng: Cán Tàn, Cây Chanh, Mụ (Cây Gáo), Cây Đa, Cây Đề, Đồng Sung, Sân Trà, Lầy, Xép, Gốc, Sậy, Dâu, Đường Cà, Ba Đỗi, Bói, ác Bạc, Ngang, Cầu, Nẩy Trung, Nẩy Dài, Đồ ấm,... Năm 1937, làng Tri Chỉ có một xứ đồng Nhội khoảng 40 mẫu, do khơi dòng sông Nhuệ đã nắn lại đoạn sông từ làng Gọc (xã Phượng Dực) đến Ba Lương (thuộc xã Đại Xuyên) cho thẳng dòng, nên xứ đồng Nhội đã thuộc về làng Văn Trai thuộc xã Văn Hoàng, hiện nay làng Văn Trai gọi là xứ đồng Chể. Tên gọi kẻ Chể, cho chúng ta biết đây là vùng đất cổ, được khai phá từ rất sớm. Những nhóm người nhỏ gồm các dòng họ khác nhau lớn dần thành trang, ấp, chòm, xóm rồi thành làng như hiện nay.
Làng Trung Lập
Làng Trung Lập, tên nôm gọi là kẻ Sộp. Trước năm 1945 là xã Trung Lập thuộc tổng Tri Chỉ, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Đông. Năm 1946 thuộc xã Tri Trung. Năm 1948 thuộc xã Ái Quốc. Năm 1952, xã Ái Quốc chia thành hai xã Phú Túc và Tri Trung, thôn Trung Lập thuộc xã Tri Trung cho đến ngày nay.
Về vị trí địa lý, phía bắc giáp thôn Tri Chỉ (cùng xã), phía đông giáp với xã Văn Hoàng, phía nam giáp với xã Hoàng Long, phía tây giáp với xã Phú Túc.
Làng Trung Lập có tổng số diện tích theo km2 180,77 ha, dân số khoảng 1800 nhân khẩu, đời sống chính là sản xuất nông nghiệp.
Tương truyền, ông Phó Dón và một số người khác đã đến khu đồng cao phía tây làng Tri Chỉ lập nên một xóm mới... Những chứng tích ra đời của làng Trung Lập vẫn còn nguyên giá trị lưu truyền về một cánh đồng có tên gọi là đồng Phó Dón, hoặc tên làng Lập Thôn ghi trong bản đồ hành chính của người Pháp in năm 1917. Cho mãi tới sau này, người dân Lập Thôn mới đổi tên làng thành làng Trung Lập.
Lập nên làng mới, nhân dân Trung Lập và Tri Chỉ đã chọn cánh đồng Xép Nhọn là nơi giáp canh, trồng cột mốc giữa hai làng làm nơi giáp cư mà người cưa gọi là đường Đá Mốc. Dân làng Lập Thôn còn xây dựng đình, chùa làm nơi giao lưu văn hoá, lập miếu Thượng, miếu Trung để ghi nhớ công lao người tiền bối gây dựng cơ nghiệp.
Trước năm 1965, làng Trung Lập có bốn xóm và năm ngõ: xóm 1 - Nam Dương Hạng, xóm 2 - Đông Dương Hạng, xóm 3 - Trung Hưng Hạ Hạng, xóm 4 - Tử Dương Hạng; ngõ 1 - Nam Dương Hạng, ngõ 2 - Đông Dương Hạng, ngõ 3 - Trung Hưng Hạ Hạng, ngõ 4 (có cổng) - Trung Hưng Hạ Thượng, ngõ 5 - Tử Dương Hạng (nay là xóm Tía). Bốn xóm, năm ngõ này về sau hợp thành ba giáp: Đông, Tây, Nam. Hiện nay, làng Trung Lập được chia thành sáu xóm: xóm Nhất, xóm Nhị, xóm Tam trên, xóm Tam dưới, xóm Tía và xóm Mương.
Tính đến tháng 9 năm 2009, làng Trung Lập có 17 dòng họ.
Xem thêm:
Hình ảnh về Tri Trung, Phú Xuyên, Hà Nội
Đường làng ngõ xóm ở xã Tri Trung
Lễ hội truyền thống thôn Trung Lập - xã Tri Trung
Dự án bất động sản tại Xã Tri Trung, Phú Xuyên - Hà Nội
Hiện chưa có dự án nào tại Xã Tri Trung, Phú Xuyên - Hà Nội
Xã Tri Trung gần với xã, phường nào?
- Thị trấn Phú Minh
- Thị trấn Phú Xuyên
- Xã Bạch Hạ
- Xã Châu Can
- Xã Chuyên Mỹ
- Xã Đại Thắng
- Xã Đại Xuyên
- Xã Hoàng Long
- Xã Hồng Minh
- Xã Hồng Thái
- Xã Khai Thái
- Xã Minh Tân
- Xã Nam Phong
- Xã Nam Tiến
- Xã Nam Triều
- Xã Phú Túc
- Xã Phú Yên
- Xã Phúc Tiến
- Xã Phượng Dực
- Xã Quang Lãng
- Xã Quang Trung
- Xã Sơn Hà
- Xã Tân Dân
- Xã Thụy Phú
- Xã Tri Thủy
- Xã Tri Trung
- Xã Văn Hoàng
- Xã Văn Nhân
- Xã Vân Từ
Bản đồ vị trí Tri Trung
Ghi chú về Tri Trung
Thông tin về Xã Tri Trung, Huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Xã Tri Trung, Huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Tri Trung, Phú Xuyên, Hà Nội
Từ khóa tìm kiếm:
Xã Tri Trung, Huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Tri Trung, Phú Xuyên, Hà Nội