Xã Văn Hoàng, Huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội
Mục lục:
Thông tin tổng quan về Văn Hoàng, Phú Xuyên, Hà Nội
Văn Hoàng là 1 xã của huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội, nước Việt Nam.
Văn Hoàng là xã chiêm trũng nằm ở phía Trung Tây của huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội, chạy dài bên bờ sông Nhuệ Giang. Xã có 6 thôn là: Thôn Hội, thôn Nội, thôn Liễu, thôn Văn Trai Hạ, thôn Văn Trai Trung, thôn Văn Trai Thượng. Diện tích tự nhiên là 607,73ha, trong đó diện tích canh tác là 384ha, dân số 6.500 người, xã có bề dày truyền thống đoàn kết, Đảng bộ xã liên tục là Đảng bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu xuất sắc của huyện.
Thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, Văn Hoàng tiếp tục đưa cơ giới hóa nông nghiệp vào sản xuất, đi đầu trong dồn điền đổi thửa để có cánh đồng mẫu lớn, tạo sự đồng bộ liên hoàn trong sản xuất. Tập trung thực hiện cải cách hành chính, đưa công nghệ thông tin vào ứng dụng trong công việc, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn, nâng cao chất lượng, hiệu quả của bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông.
Văn Hoàng có Trống Đồng Hoàng Hạ, hiện nay đang được trưng bày tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam. Ngày 13-7-1937, nhân dân xóm Nội, thôn Hoàng Hạ (nay là xã Văn Hoàng) huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội, trong lúc đào mương lấy nước, tình cờ đào được một chiếc trống đồng ở độ sâu 1,5m dưới lòng đất. Đây là chiếc trống đồng rất đẹp, các nhà khoa học chuyên ngành mỹ thuật, lịch sử và khảo cổ xếp hạng chiếc trống này này vào hàng “Á Hậu Đông Sơn”. Nghĩa là nó chỉ đứng sau trống đồng Ngọc Lũ và cũng vì thế mà trống có tên gọi là trống đồng Hoàng Hạ. Trống đồng ngày xưa không chỉ để làm nhạc khí mà còn có chức năng biểu tượng cho quyền lực, tôn giáo của những người đứng đầu và một tập thể cộng đồng dân cư ở một lãnh địa nào đó. Quyền lực càng lớn thì trống càng đẹp. Vậy thì tổ tiên của những chủ nhân chiếc trống đồng á hậu này là ai, thế nào mới đáng quyền sở hữu một vật thể linh quyền như thế. Trống đồng Hoàng Hạ, chứng tích lịch sử lập làng dựng nước của tổ tiên người dân Văn Hoàng nói riêng, người dân Thăng Long, Hà Nội và cả nước nói chung từ mấy chục ngàn năm trước bị chôn vùi cùng với chủ nhân của linh vật ấy theo truyền tục của trống đồng đã được đào lên để con cháu ngưỡng vọng, tự hào về tổ tiên mình. Âm vang của trống đồng Hoàng Hạ hoà với âm vang của hào khí Thăng Long tự ngàn năm vọng mãi đến hôm nay.
Về phát triển kinh tế, thu từ sản xuất nông nghiệp chiếm 63,05%, thu từ tiểu thủ công nghiệp 23,30%, thu từ dịch vụ 13,65%, thu nhập bình quân đầu người đạt 26.650.000đ, bình quân lương thực 950kg thóc/người/năm, tốc độ tăng trưởng hàng năm là 10%, trồng cây vụ đông đạt 99% diện tích canh tác. Văn Hoàng xác định phát triển nông nghiệp là chính, gắn với đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, trước mắt tập trung cơ giới hóa khâu gieo cấy; trong công tác lãnh đạo chỉ đạo; Đảng ủy, UBND xã xác định rõ các nhiệm vụ trọng tâm, những khâu đột phá. Định hướng của xã là phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa hiệu quả, bền vững. Phát huy tiềm năng về đất đai kinh nghiệm sản xuất và thế mạnh xã nông nghiệp ven đô, tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu của nội thành về rau sạch, hoa quả tươi, gạo thơm, thủy đặc sản, các loại thịt gia súc, gia cầm sạch. Khuyến khích đầu tư để có vùng chuyển đổi sang sản xuất hoa tươi, làm cây cảnh, cây ăn quả, nuôi trồng thuỷ sản, lúa chất lượng cao phục vụ nhu cầu nhân dân trong và ngoài thành phố.
Về công nghiệp, TTCN, ngành nghề truyền thống trên địa bàn xã được duy trì và phát triển; các nghề truyền thống như: nghề sản xuất Hương, Rượu Văn Trai, Mộc, Cơ khí, ấp trứng vịt, nuôi trồng thủy sản đã tạo ra thu nhập cao cho nhân dân.
Sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế, an sinh xã hội đã có nhiều khởi sắc và luôn được sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền. Quốc phòng, an ninh được giữ vững
Về Cải cách hành chính, xã xác định là khâu đột phá, trong đó chú trọng đến cải cách thủ tục hành chính theo hướng có lợi cho người dân và doanh nghiệp, gắn với việc thực hiện “Năm trật tự và văn minh đô thị - 2014”; việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại bộ phận một cửa được thực hiện đúng theo trình tự, công khai, minh bạch; trách nhiệm và chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ công chức xã từng bước đã được nâng lên. Là xã đầu tiên của huyện Phú Xuyên có Cổng thông tin điện tử với tên miền http://vanhoang.hanoi.gov.vn
Văn Hoàng là xã chiêm trũng nằm ở phía Trung Tây của huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội, chạy dài bên bờ sông Nhuệ Giang. Xã có 6 thôn là: Thôn Hội, thôn Nội, thôn Liễu, thôn Văn Trai Hạ, thôn Văn Trai Trung, thôn Văn Trai Thượng. Diện tích tự nhiên là 607,73ha, trong đó diện tích canh tác là 384ha, dân số 6.500 người, xã có bề dày truyền thống đoàn kết, Đảng bộ xã liên tục là Đảng bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu xuất sắc của huyện.
Thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, Văn Hoàng tiếp tục đưa cơ giới hóa nông nghiệp vào sản xuất, đi đầu trong dồn điền đổi thửa để có cánh đồng mẫu lớn, tạo sự đồng bộ liên hoàn trong sản xuất. Tập trung thực hiện cải cách hành chính, đưa công nghệ thông tin vào ứng dụng trong công việc, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn, nâng cao chất lượng, hiệu quả của bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông.
Văn Hoàng có Trống Đồng Hoàng Hạ, hiện nay đang được trưng bày tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam. Ngày 13-7-1937, nhân dân xóm Nội, thôn Hoàng Hạ (nay là xã Văn Hoàng) huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội, trong lúc đào mương lấy nước, tình cờ đào được một chiếc trống đồng ở độ sâu 1,5m dưới lòng đất. Đây là chiếc trống đồng rất đẹp, các nhà khoa học chuyên ngành mỹ thuật, lịch sử và khảo cổ xếp hạng chiếc trống này này vào hàng “Á Hậu Đông Sơn”. Nghĩa là nó chỉ đứng sau trống đồng Ngọc Lũ và cũng vì thế mà trống có tên gọi là trống đồng Hoàng Hạ. Trống đồng ngày xưa không chỉ để làm nhạc khí mà còn có chức năng biểu tượng cho quyền lực, tôn giáo của những người đứng đầu và một tập thể cộng đồng dân cư ở một lãnh địa nào đó. Quyền lực càng lớn thì trống càng đẹp. Vậy thì tổ tiên của những chủ nhân chiếc trống đồng á hậu này là ai, thế nào mới đáng quyền sở hữu một vật thể linh quyền như thế. Trống đồng Hoàng Hạ, chứng tích lịch sử lập làng dựng nước của tổ tiên người dân Văn Hoàng nói riêng, người dân Thăng Long, Hà Nội và cả nước nói chung từ mấy chục ngàn năm trước bị chôn vùi cùng với chủ nhân của linh vật ấy theo truyền tục của trống đồng đã được đào lên để con cháu ngưỡng vọng, tự hào về tổ tiên mình. Âm vang của trống đồng Hoàng Hạ hoà với âm vang của hào khí Thăng Long tự ngàn năm vọng mãi đến hôm nay.
Về phát triển kinh tế, thu từ sản xuất nông nghiệp chiếm 63,05%, thu từ tiểu thủ công nghiệp 23,30%, thu từ dịch vụ 13,65%, thu nhập bình quân đầu người đạt 26.650.000đ, bình quân lương thực 950kg thóc/người/năm, tốc độ tăng trưởng hàng năm là 10%, trồng cây vụ đông đạt 99% diện tích canh tác. Văn Hoàng xác định phát triển nông nghiệp là chính, gắn với đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, trước mắt tập trung cơ giới hóa khâu gieo cấy; trong công tác lãnh đạo chỉ đạo; Đảng ủy, UBND xã xác định rõ các nhiệm vụ trọng tâm, những khâu đột phá. Định hướng của xã là phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa hiệu quả, bền vững. Phát huy tiềm năng về đất đai kinh nghiệm sản xuất và thế mạnh xã nông nghiệp ven đô, tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu của nội thành về rau sạch, hoa quả tươi, gạo thơm, thủy đặc sản, các loại thịt gia súc, gia cầm sạch. Khuyến khích đầu tư để có vùng chuyển đổi sang sản xuất hoa tươi, làm cây cảnh, cây ăn quả, nuôi trồng thuỷ sản, lúa chất lượng cao phục vụ nhu cầu nhân dân trong và ngoài thành phố.
Về công nghiệp, TTCN, ngành nghề truyền thống trên địa bàn xã được duy trì và phát triển; các nghề truyền thống như: nghề sản xuất Hương, Rượu Văn Trai, Mộc, Cơ khí, ấp trứng vịt, nuôi trồng thủy sản đã tạo ra thu nhập cao cho nhân dân.
Sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế, an sinh xã hội đã có nhiều khởi sắc và luôn được sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền. Quốc phòng, an ninh được giữ vững
Về Cải cách hành chính, xã xác định là khâu đột phá, trong đó chú trọng đến cải cách thủ tục hành chính theo hướng có lợi cho người dân và doanh nghiệp, gắn với việc thực hiện “Năm trật tự và văn minh đô thị - 2014”; việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại bộ phận một cửa được thực hiện đúng theo trình tự, công khai, minh bạch; trách nhiệm và chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ công chức xã từng bước đã được nâng lên. Là xã đầu tiên của huyện Phú Xuyên có Cổng thông tin điện tử với tên miền http://vanhoang.hanoi.gov.vn
Xem thêm:
Hình ảnh về Văn Hoàng, Phú Xuyên, Hà Nội
Đại hội TDTT xã Văn Hoàng
Dự án bất động sản tại Xã Văn Hoàng, Phú Xuyên - Hà Nội
Hiện chưa có dự án nào tại Xã Văn Hoàng, Phú Xuyên - Hà Nội
Xã Văn Hoàng gần với xã, phường nào?
- Thị trấn Phú Minh
- Thị trấn Phú Xuyên
- Xã Bạch Hạ
- Xã Châu Can
- Xã Chuyên Mỹ
- Xã Đại Thắng
- Xã Đại Xuyên
- Xã Hoàng Long
- Xã Hồng Minh
- Xã Hồng Thái
- Xã Khai Thái
- Xã Minh Tân
- Xã Nam Phong
- Xã Nam Tiến
- Xã Nam Triều
- Xã Phú Túc
- Xã Phú Yên
- Xã Phúc Tiến
- Xã Phượng Dực
- Xã Quang Lãng
- Xã Quang Trung
- Xã Sơn Hà
- Xã Tân Dân
- Xã Thụy Phú
- Xã Tri Thủy
- Xã Tri Trung
- Xã Văn Hoàng
- Xã Văn Nhân
- Xã Vân Từ
Bản đồ vị trí Văn Hoàng
Ghi chú về Văn Hoàng
Thông tin về Xã Văn Hoàng, Huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Xã Văn Hoàng, Huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Văn Hoàng, Phú Xuyên, Hà Nội
Từ khóa tìm kiếm:
Xã Văn Hoàng, Huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Văn Hoàng, Phú Xuyên, Hà Nội