Huyện Châu Thành, Tỉnh Long An
Mục lục:
Thông tin tổng quan về Châu Thành, Long An
Huyện Châu Thành là một huyện nằm ở phía nam của tỉnh Long An. Huyện Châu Thành giáp với thành phố Tân An, cách trung tâm thành phố 12 km, cách thành phố Hồ Chí Minh 52 km theo tuyến Quốc lộ 1A và 42 km theo tuyến Quốc lộ 50.
- Diện tích: 155,44 km²
- Dân số: 97.419 người (2009)
Phía đông Châu Thành giáp huyện Cần Đước, ranh hành chánh là sông Vàm Cỏ. Phía tây Châu Thành giáp huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang, phía tây Bắc Châu Thành giáp với Thành phố Tân An.phía bắc giáp huyện Tân Trụ, ranh giới là sông Vàm Cỏ Tây. Phía nam Châu Thành giáp với huyện Chợ Gạo và huyện Gò Công Tây tỉnh Tiền Giang.
Nguyễn Cửu Vân năm 1705, lập đồn điền ở Vũng Gù vào đào kênh thông từ Vàm Cỏ Tây sang Mỹ Tho (gọi là sông Bảo Định ngày nay). Gia Long năm 1802 phủ Gia Định đổi thành trấn Gia Định. Huyện Châu Thành thuộc Vũng Gù, huyện Tân Bình, Phiên An, thuộc phủ Bình Thuận. Minh Mạng năm thứ 13 (1832), huyện Châu Thành thuộc phủ Tân An. Lây chợ Cai Tài làm phủ lỵ, huyện lỵ là Tân Thạnh đóng tại Kỳ Sơn, Kỳ Xuyên.Phủ lỵ năm 1868, dời về Vũng Gù (TP Tân An). Huyện Châu Thành trở thành huyện Tân Thạnh với 2 tổng: Tổng Thạnh Hội Hạ và Tổng Thanh Mục Thượng.
Một số làng ở huyện Châu Thành được thành lập theo Nghị định ngày 29/11/1923 gồm:
+ Làng Hòa Điều, làng Đa Phú (xã Hòa Phú ngày nay).
+ Làng Bình Hạp, làng Gia Thạnh (xã Hiệp Thạnh ngày nay).
+ Làng Bình Công Tây, làng Vĩnh Bình (xã Vĩnh Công ngày nay).
+ Làng Tân Lục, làng An Tập, làng Tân Long (xã An Lục Long ngày nay).
+ Làng Dương Xuân, xóm Gia Hội (thôn Hội Hưng), (xã Dương Xuân Hội ngày nay).
+ Làng Vĩnh Thới, làng Xuân Đông (xã Thanh Vĩnh Đông ngày nay).
+ Làng Thuận Lễ, làng Chí Mỹ (xã Thuận Mỹ ngày nay).
+ Làng Ngãi Phú, làng Bình Trị (xã Phú Ngãi Trị ngày nay).
+ Làng Bình Phước, làng Tân Bình, xóm Đồng Hưng (xã Phước Tân Hưng ngày nay).
+ Làng Long Trì (xã Long Trì ngày nay).
+ Làng Kỳ Xuyên, làng Bình Quới (xã Bình Quới ngày nay).
Huyện chính thức có tên gọi là huyện Châu Thành đến năm 1946. Ngụy quyền Sài Gòn năm 1956, sáp nhập 2 tỉnh Chợ Lớn và Tân An thành tỉnh Long An, sau đó đổi tên huyện Châu Thành thành quận Bình Phước, về phía Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam vẫn giữ nguyên tên gọi huyện Châu Thành. Huyện lúc đó có 16 xã gồm: Thuận Mỹ, Thanh Vĩnh Đông, An Lục Long, Thanh Phú Long, Long Trì, Dương Xuân Hội,Vĩnh Công, Hiệp Thạnh, Bình Quới, Hòa Phú, An Vĩnh Ngãi, Phước Tân Hưng, Bình Tâm, Lợi Bình Nhơn, Khánh Hậu, Phú Ngãi Trị.
Năm 1975 sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, tỉnh quyết định tách 2 xã Khánh Hậu và Lợi Bình Nhơn về huyện Thủ Thừa.
Để tạo điều kiện quản lý hành chính và quản lý kinh tế được thuận lợi nên đảng và Nhà nước ta quyết định hợp nhất 2 tỉnh Kiến Tường và Long An thành tình Long An.
Đến năm 1977, huyện Tân Trụ và huyện Châu Thành được hợp nhất thành huyện Tân Châu. Năm 1978 đổi tên huyện Tân Châu thành huyện Vàm Cỏ (có vị trí hành chính đóng tại huyện Tân Trụ ngày nay). Vào năm 1982 do mở rộng phát triển đô thị, cụ thể là mở rộng thị xã Tân An (nay là thành phố Tân An) nên tỉnh quyết định tách 2 xã của huyện Châu Thành về thành phố Tân An là An Vĩnh Ngãi và Bình Tâm. Đến năm 1989 huyện Vàm Cỏ được tách trở lại thành hai huyện: Tân Trụ và Châu Thành. Năm 1992, UBND tỉnh Long An quyết định thành lập thị trấn Tầm Vụ.
Tiểu vùng I: Phạm vi thuộc các xã Hòa Phú, Bình Quới, Hiệp Thạnh, Vĩnh Công, Phước Tân Hưng, Phú Ngãi Trị. Đất chủ yêu đất phù sa sông Cửu Long, sông Vàm Cỏ và đất phèn tiềm tàng sâu ở địa hình thấp ven sông Vàm Cỏ Tây và rạch Tầm Vu với diện tích 6.414,9 ha.
Hiện trạng phần lớn diện tích đất trồng lúa 3 vụ: Đông-Xuân, Hè-Thu và Thu-Đông, một ít diện tích trồng lúa 1 vụ. Có nhiều vườn cây ăn quả các loại. Đang được ngọt hóa, từng bước ngăn mặn hoàn toàn. Có một số cơ sở chế biến, CNTTCN bước đầu phát triển. Hệ thống tuyến giao thông nền hạ khá tốt. Chăn nuôi phát triển, nhất là gà công nghiệp.
Tiểu vùng II: Phạm vi thuộc các xã Dương Xuân Hội, Long Trì, An Lục Long, một phần Thanh Phú Long và thị trấn Tầm Vu. Toàn bộ là đất phù sa sông Cửu Long, diện tích 4.449,2 ha, địa hình cao, bằng phẳng, đã được ngọt hóa từ hệ thống rạch Bà Lý 1, rạch Ông Đăng, kênh Chiến Lược, kênh Cầu Đôi, kênh 30/4... hầu hết diện tích không nhiễm mặn. Hiện trạng phần lớn diện tích đất trồng lúa 3 vụ: Hè - Thu, Đông - Xuân và Thu - Đông, và một ít diện tích trồng lúa 1 vụ. Có nhiều vườn cây ăn quả các loại và cây Thanh long. Người dân có kinh nghiệm trồng lúa cao sản. Có một số cơ sở chế biến, CNTTCN bước đầu phát triển. Hệ thống tuyến giao thông nền hạ khá tốt. Chăn nuôi phát triển, nhất là chăn nuôi bò thịt.
Tiểu vùng III: Phạm vi thuộc các xã Thuận Mỹ, Thanh Vĩnh Đông và một phần xã Thanh Phú Long. Diện tích 4.191,9 ha, chiếm tỷ lệ 27,83% tổng diện tích, địa hình thấp, đất kém màu, thường bị ngập úng và xâm nhập mặn. Hiện trạng phần lớn diện tích đất trồng lúa 2 vụ:Thu-Đông, Hè Thu một ít diện tích trồng 1 vụ. Có một ít vườn Dứa, Mãng cầu. Thích hợp nuôi tôm, cá nên vuông nuôi tôm, ao nuôi cá bước đầu phát triển. Hệ thống tuyến giao thông thấp kém.
- Các loại tài nguyên nhân văn khác như di tích lịch sử, văn hóa lễ hội, ngành nghề thủ công truyền thống, văn hóa dân gian như hò cấy, hò xay lúa, hò chèo ghe, làn điệu dân gia như câu vè, câu lý….
Văn hóa dân gian huyện Châu Thành là sản phẩm tinh thần của hai dòng văn hóa người bản địa (Malai, Khơ-me,) và văn hóa của người đi khai hoang mở đất từ các tỉnh miền Bắc, miền Trung vào Nam. Bước phát triển của truyền thống văn hóa huyện Châu Thành gắn liền với cuộc định cư, khai phá của những lớp lưu dân trong các thế kỷ qua trên lưu vực giữa hai con sông Vàm Cỏ Tây và sông Tiền. Điểm xuất phát ban đầu của văn hóa huyện Châu Thành từ cội nguồn rất phong phú và đa dạng của nền văn hóa dân tộc giàu sức sống. Những phong tục tập quán, đạo đức truyền thống, tình yêu đất nước, nếp sống văn hóa, yêu đồng bào, những kinh nghiệm đấu tranh với thiên nhiên, nét văn hóa trong sinh hoạt cộng đồng và giặc ngoại xâm.
Di tích lịch sử Miễu Bà Cố
Di tích lịch sử văn hóa Đình Vĩnh Bình
Di tích lịch sử Đình Hòa Điều
Cụm nhà cổ Thanh Phú Long
Di tích lịch sử văn hóa Đình Tân Xuân
Khu lưu niệm Giáo sư Trần Văn Giàu
Khu lưu niệm Nguyễn Thông
- Diện tích: 155,44 km²
- Dân số: 97.419 người (2009)
Các số điện thoại quan trọng
UBND huyện Châu Thành: (0272) 3877060Vị trí địa lý
Châu Thành là nơi hai sông Vàm Cỏ Tây và Vàm Cỏ Đông gặp nhau. Hợp lưu của hai sông này chảy qua địa phận của xã Thuận Mỹ và Thanh Vĩnh Đông trước khi chảy xuống Gò Công để ra biển.Phía đông Châu Thành giáp huyện Cần Đước, ranh hành chánh là sông Vàm Cỏ. Phía tây Châu Thành giáp huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang, phía tây Bắc Châu Thành giáp với Thành phố Tân An.phía bắc giáp huyện Tân Trụ, ranh giới là sông Vàm Cỏ Tây. Phía nam Châu Thành giáp với huyện Chợ Gạo và huyện Gò Công Tây tỉnh Tiền Giang.
Lịch sử
Dưới thời Nhà Nguyễn Huyện Châu Thành ngày nay thuộc phủ Gia Định còn rất hoang vu. Khi Nguyễn Hữu Cảnh lập Gia Định phủ và đưa dân từ các phủ Ngũ Quảng (Quảng Trị, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Tín, Quảng Ngãi) vào Nam khai hoang, người Việt đi khai hoang lập ấp ở đan xen với các tộc người địa phương thuộc ngữ hệ Mã-lai và Khơ-me.Huyện Châu Thành Từ năm 1699 trở đi chính thức thuộc Vũng Gù (TPTân An ngày nay) thuộc huyện Tân Bình, dinh là Phiên Trấn, thuộc phủ Gia Định.Nguyễn Cửu Vân năm 1705, lập đồn điền ở Vũng Gù vào đào kênh thông từ Vàm Cỏ Tây sang Mỹ Tho (gọi là sông Bảo Định ngày nay). Gia Long năm 1802 phủ Gia Định đổi thành trấn Gia Định. Huyện Châu Thành thuộc Vũng Gù, huyện Tân Bình, Phiên An, thuộc phủ Bình Thuận. Minh Mạng năm thứ 13 (1832), huyện Châu Thành thuộc phủ Tân An. Lây chợ Cai Tài làm phủ lỵ, huyện lỵ là Tân Thạnh đóng tại Kỳ Sơn, Kỳ Xuyên.Phủ lỵ năm 1868, dời về Vũng Gù (TP Tân An). Huyện Châu Thành trở thành huyện Tân Thạnh với 2 tổng: Tổng Thạnh Hội Hạ và Tổng Thanh Mục Thượng.
Một số làng ở huyện Châu Thành được thành lập theo Nghị định ngày 29/11/1923 gồm:
+ Làng Hòa Điều, làng Đa Phú (xã Hòa Phú ngày nay).
+ Làng Bình Hạp, làng Gia Thạnh (xã Hiệp Thạnh ngày nay).
+ Làng Bình Công Tây, làng Vĩnh Bình (xã Vĩnh Công ngày nay).
+ Làng Tân Lục, làng An Tập, làng Tân Long (xã An Lục Long ngày nay).
+ Làng Dương Xuân, xóm Gia Hội (thôn Hội Hưng), (xã Dương Xuân Hội ngày nay).
+ Làng Vĩnh Thới, làng Xuân Đông (xã Thanh Vĩnh Đông ngày nay).
+ Làng Thuận Lễ, làng Chí Mỹ (xã Thuận Mỹ ngày nay).
+ Làng Ngãi Phú, làng Bình Trị (xã Phú Ngãi Trị ngày nay).
+ Làng Bình Phước, làng Tân Bình, xóm Đồng Hưng (xã Phước Tân Hưng ngày nay).
+ Làng Long Trì (xã Long Trì ngày nay).
+ Làng Kỳ Xuyên, làng Bình Quới (xã Bình Quới ngày nay).
Huyện chính thức có tên gọi là huyện Châu Thành đến năm 1946. Ngụy quyền Sài Gòn năm 1956, sáp nhập 2 tỉnh Chợ Lớn và Tân An thành tỉnh Long An, sau đó đổi tên huyện Châu Thành thành quận Bình Phước, về phía Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam vẫn giữ nguyên tên gọi huyện Châu Thành. Huyện lúc đó có 16 xã gồm: Thuận Mỹ, Thanh Vĩnh Đông, An Lục Long, Thanh Phú Long, Long Trì, Dương Xuân Hội,Vĩnh Công, Hiệp Thạnh, Bình Quới, Hòa Phú, An Vĩnh Ngãi, Phước Tân Hưng, Bình Tâm, Lợi Bình Nhơn, Khánh Hậu, Phú Ngãi Trị.
Năm 1975 sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, tỉnh quyết định tách 2 xã Khánh Hậu và Lợi Bình Nhơn về huyện Thủ Thừa.
Để tạo điều kiện quản lý hành chính và quản lý kinh tế được thuận lợi nên đảng và Nhà nước ta quyết định hợp nhất 2 tỉnh Kiến Tường và Long An thành tình Long An.
Đến năm 1977, huyện Tân Trụ và huyện Châu Thành được hợp nhất thành huyện Tân Châu. Năm 1978 đổi tên huyện Tân Châu thành huyện Vàm Cỏ (có vị trí hành chính đóng tại huyện Tân Trụ ngày nay). Vào năm 1982 do mở rộng phát triển đô thị, cụ thể là mở rộng thị xã Tân An (nay là thành phố Tân An) nên tỉnh quyết định tách 2 xã của huyện Châu Thành về thành phố Tân An là An Vĩnh Ngãi và Bình Tâm. Đến năm 1989 huyện Vàm Cỏ được tách trở lại thành hai huyện: Tân Trụ và Châu Thành. Năm 1992, UBND tỉnh Long An quyết định thành lập thị trấn Tầm Vụ.
Kinh tế
Với đặc điểm về địa hình, Châu Thành chia ra làm 3 Tiểu vùng với những nét đặc trưng khác nhau:Tiểu vùng I: Phạm vi thuộc các xã Hòa Phú, Bình Quới, Hiệp Thạnh, Vĩnh Công, Phước Tân Hưng, Phú Ngãi Trị. Đất chủ yêu đất phù sa sông Cửu Long, sông Vàm Cỏ và đất phèn tiềm tàng sâu ở địa hình thấp ven sông Vàm Cỏ Tây và rạch Tầm Vu với diện tích 6.414,9 ha.
Hiện trạng phần lớn diện tích đất trồng lúa 3 vụ: Đông-Xuân, Hè-Thu và Thu-Đông, một ít diện tích trồng lúa 1 vụ. Có nhiều vườn cây ăn quả các loại. Đang được ngọt hóa, từng bước ngăn mặn hoàn toàn. Có một số cơ sở chế biến, CNTTCN bước đầu phát triển. Hệ thống tuyến giao thông nền hạ khá tốt. Chăn nuôi phát triển, nhất là gà công nghiệp.
Tiểu vùng II: Phạm vi thuộc các xã Dương Xuân Hội, Long Trì, An Lục Long, một phần Thanh Phú Long và thị trấn Tầm Vu. Toàn bộ là đất phù sa sông Cửu Long, diện tích 4.449,2 ha, địa hình cao, bằng phẳng, đã được ngọt hóa từ hệ thống rạch Bà Lý 1, rạch Ông Đăng, kênh Chiến Lược, kênh Cầu Đôi, kênh 30/4... hầu hết diện tích không nhiễm mặn. Hiện trạng phần lớn diện tích đất trồng lúa 3 vụ: Hè - Thu, Đông - Xuân và Thu - Đông, và một ít diện tích trồng lúa 1 vụ. Có nhiều vườn cây ăn quả các loại và cây Thanh long. Người dân có kinh nghiệm trồng lúa cao sản. Có một số cơ sở chế biến, CNTTCN bước đầu phát triển. Hệ thống tuyến giao thông nền hạ khá tốt. Chăn nuôi phát triển, nhất là chăn nuôi bò thịt.
Tiểu vùng III: Phạm vi thuộc các xã Thuận Mỹ, Thanh Vĩnh Đông và một phần xã Thanh Phú Long. Diện tích 4.191,9 ha, chiếm tỷ lệ 27,83% tổng diện tích, địa hình thấp, đất kém màu, thường bị ngập úng và xâm nhập mặn. Hiện trạng phần lớn diện tích đất trồng lúa 2 vụ:Thu-Đông, Hè Thu một ít diện tích trồng 1 vụ. Có một ít vườn Dứa, Mãng cầu. Thích hợp nuôi tôm, cá nên vuông nuôi tôm, ao nuôi cá bước đầu phát triển. Hệ thống tuyến giao thông thấp kém.
Truyền thống văn hóa
Dân tộc sống trên địa bàn của Huyện đa số là người Kinh (chiếm 99,88%), người Hoa chiếm 0,108% còn lại là người Khơ Me và dân tộc khác.- Các loại tài nguyên nhân văn khác như di tích lịch sử, văn hóa lễ hội, ngành nghề thủ công truyền thống, văn hóa dân gian như hò cấy, hò xay lúa, hò chèo ghe, làn điệu dân gia như câu vè, câu lý….
Văn hóa dân gian huyện Châu Thành là sản phẩm tinh thần của hai dòng văn hóa người bản địa (Malai, Khơ-me,) và văn hóa của người đi khai hoang mở đất từ các tỉnh miền Bắc, miền Trung vào Nam. Bước phát triển của truyền thống văn hóa huyện Châu Thành gắn liền với cuộc định cư, khai phá của những lớp lưu dân trong các thế kỷ qua trên lưu vực giữa hai con sông Vàm Cỏ Tây và sông Tiền. Điểm xuất phát ban đầu của văn hóa huyện Châu Thành từ cội nguồn rất phong phú và đa dạng của nền văn hóa dân tộc giàu sức sống. Những phong tục tập quán, đạo đức truyền thống, tình yêu đất nước, nếp sống văn hóa, yêu đồng bào, những kinh nghiệm đấu tranh với thiên nhiên, nét văn hóa trong sinh hoạt cộng đồng và giặc ngoại xâm.
Lễ hội
Lễ hội làm chay-trấn Tầm VuĐặc sản
Châu Thành là nơi sản xuất nhiều giống lúa đặc sản như: Nàng Thơm, Tài Nguyên, nếp ngắn ngày, ...với năng suất cao, khoảng 7-8 tấn/ha. Một số đặc sản khác của huyện Châu Thành là dưa hấu ở xã Long Trì và thanh long. Thanh long Châu Thành trái không to như thanh long Phan Thiết, nhưng có vị ngọt hơn và đậm đà hơn.Danh nhân
Nghệ sĩ Cao Văn Lầu (Sáu Lầu) quê ở Châu Thành, người đã sáng tác bài Dạ Cổ Hoài Lang, tiền thân của bản vọng cổ. Nghệ sĩ Cao Văn Lầu (sinh năm 1892 xã Thuận Mỹ, Châu Thành vàmất ngày 13/08/1976 tại thị xã Bạc Liêu). Châu Thành cũng là quê hương của cụ Nguyễn Thông, giáo sư Trần Văn Giàu.Di tích - Danh thắng
Di tích lịch sử "Cù Tròn"Di tích lịch sử Miễu Bà Cố
Di tích lịch sử văn hóa Đình Vĩnh Bình
Di tích lịch sử Đình Hòa Điều
Cụm nhà cổ Thanh Phú Long
Di tích lịch sử văn hóa Đình Tân Xuân
Khu lưu niệm Giáo sư Trần Văn Giàu
Khu lưu niệm Nguyễn Thông
Xem thêm:
Hình ảnh về Châu Thành, Long An
Lễ hội làm chay - trấn Tầm Vu
Thanh long là cây trồng chính ở Châu Thành
Lễ Khánh thành Thánh Thất của Họ đạo Long Trì
Dự án bất động sản tại Huyện Châu Thành, Long An
Hiện chưa có dự án nào tại Huyện Châu Thành, Long An
Huyện Châu Thành có bao nhiêu xã, phường và thị trấn?
Châu Thành có 13 xã, 1 thị trấn và 0 phường trực thuộc:
Phường xã trực thuộc Huyện Châu Thành, Tỉnh Long An
- Thị trấn Tầm Vu
- Xã An Lục Long
- Xã Bình Quới
- Xã Bình Quới.
- Xã Dương Xuân Hội.
- Xã Hiệp Thạnh
- Xã Hòa Phú
- Xã Long Trì.
- Xã Phú Ngãi Trị.
- Xã Phước Tân Hưng.
- Xã Thanh Phú Long
- Xã Thanh Vĩnh Đông.
- Xã Thuận Mỹ.
- Xã Vĩnh Công
Đường phố trực thuộc Huyện Châu Thành, Tỉnh Long An
Bản đồ vị trí Châu Thành
Các trường THPT, CĐ, ĐH tại Huyện Châu ThànhLong An
STT | Loại | Tên trường | Địa chỉ |
---|---|---|---|
1 | THPT | Thcs & Thpt Thuận Mỹ | Xã Thuận Mỹ, Châu Thành |
2 | THPT | Thpt Bán công Châu Thành | TT Tầm Vu, Châu Thành |
3 | THPT | Thpt Nguyễn Thông | TT Tầm Vu, Châu Thành |
4 | THPT | Tt.Gdtx Châu Thành | TT Tầm Vu, Châu Thành |
Chi nhánh / cây ATM tại Châu Thành, Long An
Chi nhánh/ PGD ngân hàng ở Huyện Châu Thành - Long An
STT | Ngân hàng | Tên CN/ PGD | Địa chỉ |
---|---|---|---|
1 | Agribank | Chi nhánh Châu Thành | Phan Văn Đạt, Khóm 3, Thị Trấn Tầm Vu, Châu Thành, Long An |
2 | BIDV | Phòng giao dịch Châu Thành | Ố 190 Đỗ Tường Phong, Khu Phố 1, Thị Trấn Tầm Vu, Châu Thành, Long An |
3 | CBBank | Phòng giao dịch Châu Thành | 275 Khóm 2, Thị trấn Tầm Vu, Châu Thành, Long An |
4 | VietinBank | Phòng giao dịch Châu Thành | Số 219 Đường 827, Tt Tầm Vu, Châu Thành, Tỉnh Long An |
5 | LienVietPostBank | Phòng giao dịch Châu Thành | Số 47 tỉnh lộ 827A, khu phố 3, thị trấn Tẩm Vu, Châu Thành, Long An |
6 | VietinBank | Phòng giao dịch Kỳ Son | Ấp 5, Xã Bình Quới, Châu Thành, Long An |
Cây ATM ngân hàng ở Huyện Châu Thành - Long An
STT | Ngân hàng | Tên cây ATM | Địa chỉ |
---|---|---|---|
1 | BIDV | Bệnh viện đa khoa tỉnh Long An | 190 Đỗ Tường Phong, Khu phố 1, thị trấn Tầm Vu - Tầm Vu- Huyện Châu Thành, Tỉnh Long An |
2 | CBBank | PGD Châu Thành | 275 Khóm 2, Thị trấn Tầm Vu, Châu Thành, Long An |
3 | VietinBank | PGD Châu Thành | Số 219 Đường 827, Tt Tầm Vu, Châu Thành, Tỉnh Long An |
4 | Agribank | Phan Văn Đạt - Khóm 3 | Phan Văn Đạt, Khóm 3, Thị trấn Tầm Vu, Châu Thành, Long An |
5 | DongABank | Uỷ Ban Nhân Dân Huyện Châu Thành | Đường 827, Khóm 2, Thị Trấn Tầm Vu, Châu Thành, Long An |
Ghi chú về Châu Thành
Thông tin về Huyện Châu Thành, Tỉnh Long An liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn.
Từ khóa tìm kiếm:
Huyện Châu Thành, Tỉnh Long An: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Châu Thành, Long An
Từ khóa tìm kiếm:
Huyện Châu Thành, Tỉnh Long An: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Châu Thành, Long An